[ẢNH] Những thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Dịch sốt xuất huyết thường bắt đầu vào mùa mưa. Đây là dịch bệnh thường xuất hiện trên diện rộng và nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách, sốt xuất huyết sẽ gây ra những biến chứng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Người bị sốt xuất huyết nên ăn cháo, đu đủ, uống nước cam, đồng thời tránh những thực phẩm có dầu và món cay nóng…
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ phổ biến do chủng virus có tên Dengue gây ra. Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh lây nhiễm mạnh là do sự sinh sôi của muỗi mang mầm bệnh
Sốt cao, đau khớp, nhức đầu và phát ban… là triệu chứng chủ yếu của người sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây ra máu, giảm huyết áp đột ngột, thậm chí khiến người bệnh tử vong
Do đó, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp điều trị, chế độ ăn uống là yếu tố cực kỳ quan trọng, góp phần vào sự phục hồi tích cực của người bệnh
Dưới đây là một số thực phẩm có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết
Chứa nhiều vitamin A, đu đủ chín hoàn toàn là một thực phẩm tuyệt vời giúp tăng số lượng tiểu cầu, đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình phục hồi của bệnh nhân sốt xuất huyết
Bạn có thể bổ sung một vài miếng đu đủ chín vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng nước ép đu đủ chín 2-3 lần trong một ngày để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Lựu cũng được coi là một “siêu” thực phẩm dành cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Trong trái lựu chứa một lượng lớn chất sắt, vitamin C và chất chống oxy hóa. Đây là những chất đóng vai trò chính trong việc chống lại tình trạng giảm số lượng tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết
Khi bị sốt, cảm giác chán ăn, miệng đắng là triệu chứng phổ biến, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, cháo loãng được coi là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp bệnh nhân sốt xuất huyết cảm thấy dễ nuốt, dễ hấp thụ
Video đang HOT
Hãy thêm vào cháo các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng như trứng gà, thịt bò… để giúp cơ thể chống lại virus hiệu quả hơn
Bổ sung cam hoặc nước ép cam vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ đem tới nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Cam có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin. Chúng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, hàm lượng chất xơ cao giúp tăng cường sức đề kháng, điều trị chứng khó tiêu, tác động tích cực tới quá trình phục hồi của người bệnh
Nước dừa là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Khi sốt, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu nước một cách nghiêm trọng. Uống nước dừa – một nguồn nước tự nhiên, giàu khoáng chất thiết yếu và chất điện giải có thể bổ sung lượng chất lỏng đã mất trong cơ thể, giúp bệnh nhân sốt xuất huyết cảm thấy khỏe khoắn hơn
Thực phẩm như gà tây, gà và cá được gọi là protein nạc. Chúng được coi là nguồn cung cấp kẽm và vitamin B12 dồi dào. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi hậu quả của giảm tiểu cầu do bệnh sốt xuất huyết gây ra cho người bệnh
Hãy đưa một lượng thịt nạc lành mạnh vào chế độ ăn của bạn, ba ngày một tuần để tăng cường sức đề kháng, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn
Bên cạnh việc bổ sung nhiều thực phẩm hữu ích, bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh một số loại thực phẩm sau
Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh không nên sử dụng những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ
Những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, tôm chiên… có thể khiến người bệnh khó tiêu hóa, tạo cảm giác đầy bụng, chướng hơi, từ đó ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của người bệnh
Người bị sốt xuất huyết đặc biệt cần kiêng ăn đồ ăn cay, nóng
Nguyên nhân là do, khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm, đồng thời nguồn năng lượng cũng bị hao hụt một cách đáng kể. Việc sử dụng những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể, ngoài ra còn khiến dạ dày chịu gánh nặng lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phục hồi của người bệnh mà thậm chí còn khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn
Bên cạnh thực phẩm cay, nóng, những loại đồ ăn và thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt… cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hồi phục của bệnh nhân sốt xuất huyết
Những loại đồ ăn có chứa nhiều đường sẽ khiến cơ thể phải hấp thụ một lượng đường lớn. Khi đó, các vi khuẩn trong cơ thể đang gây bệnh sốt xuất huyết sẽ có điều kiện sinh sôi và phát triển mạnh hơn do được cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Điều này khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi hơn
Thêm 7 loại trái cây giúp ích cho người điều trị ung thư
Các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến khẩu vị và sức khỏe của bạn. Có một số loại trái cây có thể giúp ích cho sức khỏe khi điều trị ung thư.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất chanh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số loại tế bào ung thư - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một số loại thực phẩm, bao gồm trái cây, có chứa các hợp chất tăng cường sức khỏe có thể làm chậm sự phát triển của khối u và giảm tác dụng phụ nhất định của việc điều trị ung thư, giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
Bài viết trước đã giới thiệu 5 loại trái cây tốt có thể bổ sung vào chế độ ăn uống trong và sau khi điều trị ung thư. Sau đây thêm 7 loại trái cây có thể giúp ích trong quá trình điều trị ung thư mà bạn cần biết, theo Healthline.
1. Chanh
Chanh, đặc biệt là chanh vàng cung cấp một loạt các vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu vitamin C, chanh còn chứa một ít kali, sắt và vitamin B6.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất chanh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số loại tế bào ung thư.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác trên động vật cũng cho thấy một số hợp chất trong chanh, bao gồm cả limonene, có thể giúp tăng cường tâm trạng và chống lại căng thẳng để chống trầm cảm và lo lắng, theo Healthline.
2. Lựu
Giống như các loại trái cây khác, lựu không chỉ cung cấp dồi dào vitamin C và chất xơ, mà còn chứa rất nhiều vitamin K, folate và kali.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu tại bang California (Mỹ) đã phát hiện ăn trái lựu có thể cải thiện trí nhớ của các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm khả năng tập trung do điều trị ung thư.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng uống 8 ounces (237 ml) nước ép lựu mỗi ngày trong 4 tuần giúp tăng hoạt động của não và cải thiện trí nhớ, theo Healthline.
Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện rằng lựu có thể giúp giảm đau khớp, một tác dụng phụ phổ biến khác của phương pháp điều trị ung thư.
3. Dâu tằm
Dâu tằm là một trong số ít các loại trái cây giàu cả vitamin C và sắt, giúp bảo vệ chống thiếu máu do phương pháp điều trị ung thư.
Dâu tằm chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao gọi là lignin, được chứng minh là có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch và tiêu diệt tế bào ung thư trong các nghiên cứu về ống nghiệm, theo Healthline.
4. Lê
Lê không chỉ là loại trái cây phổ biến mà còn rất bổ dưỡng, cung nhiều chất xơ, đồng, vitamin C và vitamin K. Đồng đặc biệt đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch và làm giảm khả năng nhiễm trùng cơ thể.
Giống như các loại trái cây khác, lê có thể chứa các hợp chất chống ung thư mạnh mẽ.
Trên thực tế, một nghiên cứu trên 478.000 người của Trung tâm Nghiên cứu chống ung thư Đức ở bang Heidelberg (Đức) cho thấy rằng ăn nhiều táo và lê giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Anthocyanin, một loại sắc tố thực vật được tìm thấy trong quả lê, cũng có liên quan đến việc giảm sự phát triển ung thư và hình thành khối u.
5. Dâu tây
Nhờ hương vị tươi ngon, dâu tây là món khoái khẩu của nhiều người. Dâu tây rất giàu vitamin C, folate, mangan và kali, cùng với các hợp chất chống ô xy hóa như pelargonidin.
Ngoài ra, dâu tây chín mềm cũng rất thích hợp cho các bệnh nhân gặp vất đề khó nuốt khi điều trị ung thư.
Hơn nữa, một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng sử dụng dâu tây đông lạnh cho chuột đồng bị ung thư miệng đã giúp giảm sự hình thành khối u. Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy chiết xuất dâu tây giúp tiêu diệt các tế bào ung thư vú và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
6. Anh đào
Mỗi khẩu phần anh đào cung cấp một lượng lớn vitamin C, kali, đồng và hàng loạt các chất chống ô xy hóa tốt như beta carotene, lutein và zeaxanthin.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chất chống ô xy hóa có trong quả anh đào có thể giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy chiết xuất anh đào đã tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư vú. Một nghiên cứu khác trên động vật của Đại học bang Michigan (Mỹ) đã quan sát những phát hiện tương tự, cho thấy rằng một số hợp chất được tìm thấy trong quả anh đào có tác dụng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết ở chuột.
7. Mâm xôi đen
Tương tự như các loại trái cây khác, mâm xôi đen cung cấp lượng lớn vitamin C, mangan, vitamin K, và một loạt các chất chống ô xy hóa, bao gồm a xít ellagic, a xít gallic và a xít chlorogen.
Theo một số nghiên cứu, ăn quả mọng như mâm xôi đen có thể giúp bảo vệ chống lại sự phá hủy DNA, vô hiệu hóa các hợp chất có hại được gọi là gốc tự do và làm chậm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Các nghiên cứu khác trên động vật cho thấy quả mâm xôi có thể bảo vệ sức khỏe não bộ và tăng cường trí nhớ, có khả năng ngăn ngừa một số tác dụng phụ của hóa trị liệu, theo Healthline.
Sốt xuất huyết sẽ bùng phát vào cuối tháng 6 Chiều nay (28/5), TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6. TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Thúy Trao đổi với PV VietTimes,...