Ảnh: Ngày tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên tại TP.HCM
Sáng 8/3, 100 y bác sĩ đầu tiên của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM được tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là một trong 18 bệnh viện tham gia trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 được ưu tiên tiên tiêm vaccine trong đợt tiêm chủng đầu tiên. Bệnh viện được phân bổ 900 liều vaccine trong tổng số 8.000 liều vaccine COVID-19 của TP.HCM.
Ngày 8/3, có 100 y bác sĩ của khoa Nhiễm D, khoa Hồi sức cấp cứu người lớn, khoa Cấp cứu được tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên.
Trước khi tiêm chủng, người được tiêm sẽ được đo nhịp tim, nhịp thở, không tiêm chủng trong thời gian 14 ngày trước đó, không bị dị ứng…. Sau khi đủ điều kiện tiêm chủng, nhân viên y tế Bệnh viện phải ký cam kết đồng ý tiêm vaccine trước khi tiêm vì đây là vaccine COVID-19 mới được lưu hành tại Việt Nam.
Sau khi tiêm mũi đầu tiên, các y bác sĩ sẽ được tiêm mũi thứ 2 sau 12-14 tuần.
Sau tiêm vaccine, các y bác sĩ sẽ ngồi nghỉ 30 phút. Nếu có một trong các biểu hiện như: ngứa, nổi mề đay, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở,… báo ngay cho nhân viên tiêm chủng hoặc bác sĩ. Tiếp tục theo dõi sức khỏe 1-2 ngày tại nhà. Thực hiện các biện pháp phòng dịch theo thông điệp 5K của Bộ y tế sau tiêm chủng.
Anh Hồ Thế Bảo, nhân viên khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, khi biết bản thân là những người đầu tiên của bệnh viện được tiêm vaccine anh rất vui và tự hào nhưng cũng lo lắng vì đây là vaccine COVID-19 đầu tiên được tiêm tại Việt Nam. “Tôi cũng có chút lo lắng nhưng tin tưởng vào Bệnh viện, vào ngành y tế của Việt Nam, vì vaccine là biện pháp phòng dịch thiết yếu, chủ động, hơn nữa không có vaccine nào đạt hiệu quả phòng bệnh 100%, nhưng chắc chắn 100% người được tiêm vaccine sẽ giảm nhẹ tình trạng bệnh nếu mắc phải, phòng bệnh cho bản thân để chăm sóc người bệnh tốt hơn”, anh Bảo nói.
Đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc, với nguồn lực đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.
Nữ hộ sinh được tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội: 'Tôi rất vui và hạnh phúc'
"Là một trong những người được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên, tôi rất vui và hạnh phúc, nhất là được ưu tiên trong ngày Quốc tế phụ nữ 8/3".
Video: Những người đầu tiên tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội
Nữ hộ sinh Hoàng Thị Thu Hằng, khoa Ngoại - Sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) chia sẻ khi là một trong những người tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên sáng nay. Trước đó, 8h sáng, lô vaccine COVID-19 được vận chuyển đến đây.
Theo bác sĩ Vũ Minh Điền - Phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch và tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết cả đợt đầu tiên bệnh viện có 420 nhân viên y tế được tiêm vaccine. Tuy nhiên, trong ngày 8/3, bệnh viện sẽ tiêm cho khoảng 100 người, trong đó ưu tiên cho các cán bộ, nhân viên y tế là nữ.
Nếu có điều kiện thì bệnh viện mong sẽ được tiêm vaccine cho tất cả nhân viên. Tuy nhiên, do lượng vaccine còn phải phân bố ra nhiều tỉnh/thành phố khác nên ngày đầu bệnh viện sẽ chỉ tiêm cho những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh) và một số người làm công tác khám sàng lọc cho bệnh nhân tại cơ sở Giải Phóng.
Những nhân viên y tế nằm trong danh sách được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, trước khi tiêm các nhân viên sẽ được khám sàng lọc, sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng cá nhân, đồng bộ với hệ thống của Bộ. Tiêm xong, những người này sẽ ở lại viện để theo dõi 30 phút, sau đó một số nhân viên tiếp tục quay lại làm việc theo lịch.
Mỗi người tiêm sẽ được tiêm 2 mũi vaccine, mỗi mũi cách nhau 21 ngày. Theo nghiên cứu, sau khi tiêm mũi đầu tiên, khả năng miễn dịch của người tiêm sẽ đạt khoảng 61-67%, sau mũi thứ 2 đạt khoảng hơn 80%. Sau tiêm các nhân viên y tế sẽ được theo dõi sức khoẻ cũng như lấy mẫu máu để xem xét lượng kháng thể.
Do lượng vaccine đợt đầu về hạn chế nên Bộ Y tế chỉ phân bổ vaccine cho các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19 và 13 tỉnh, thành có dịch. Trước khi tiêm, các cán bộ, nhân viên y tế sẽ được khám sàng lọc và kê khai y tế theo đúng quy định.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là một trong 18 bệnh viện trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 được ưu tiên tiêm chủng vaccine AstraZeneca đầu tiên. 21 nhân viên khoa nhiễm D của bệnh viện sẽ được tiêm trước tiên.
"Đây là niềm hạnh phúc, tự hào của chúng tôi. Thời gian tới mong rằng có nhiều vaccine để tiêm ngừa cho toàn thể người Việt Nam mình, mục đích cuối cùng là làm sao dịch bệnh COVID-19 sớm kết thúc" , ông Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM nói.
Đo huyết áp, chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM sáng 8/3
Trong đợt này, có 900 y bác sĩ của bệnh viện được tiêm chủng. Ngày đầu tiên sẽ có 100 bác sĩ, điều dưỡng của các khoa trực tiếp điều trị bệnh nhân dương tính COVID-19 được tiêm gồm: khoa nhiễm D, Hồi sức cấp cứu người lớn và Cấp cứu.
Phát biểu tại buổi tiêm chủng, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á đầu tiên nhận được vaccine AstraZeneca. Để tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch trong đó tiêm vaccine phòng COVID-19 là vô cùng cần thiết, là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
"Tiêm chủng vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống COVID-19. Vaccine COVID-19 là ước mơ của thế giới trong năm 2020. Bộ Y tế từ rất sớm đã chủ động, tích cực đàm phán, làm việc với các đối tác quốc tế để được cung cấp vaccine COVID-19 cho người dân Việt Nam" , ông Sơn nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng yêu cầu UBND TP.HCM phối hợp cùng Bộ Y tế chỉ đạo ngành y tế địa phương và đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, cập nhật các thông tin về vaccine COVID-19, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho chiến dịch tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm chủng, cần lưu ý việc tiếp nhận, bảo quản, quản lý và sử dụng vaccine theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và của Chương trình Tiêm chủng Quốc gia. Do đây là vaccine mới nên Thứ trưởng đề nghị các đơn vị chủ động theo dõi, xử trí, báo cáo kịp thời các trường hợp phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng.
Ông Sơn cũng đề nghị Viện Pasteur TP.HCM và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn thành phố tổ chức giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 đảm bảo theo đúng kế hoạch của Bộ Y tế.
Người đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 'háo hức đến mất ngủ' Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, 28 tuổi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hồi hộp không thể chợp mắt khi đợi mũi tiêm vaccine Covid-19. Là người tiêm đầu tiên tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM , bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, 28 tuổi, khoa Hồi sức tích cực người lớn, cho biết chị vẫn chưa hết xúc...