Nửa năm đàm phán mua vaccine Covid-19
Để có lô vaccine AstraZeneca đầu tiên tiêm chủng sáng 8/3, VNVC bắt đầu đàm phán mua từ quý 2/2020, chấp nhận mất trắng tiền đặt cọc nếu nghiên cứu thất bại.
Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), hiện là đơn vị duy nhất được nhập khẩu và phân phối vaccine AstraZeneca tại Việt Nam. 117.600 liều vaccine AstraZeneca đã về Việt Nam, ngày 8/3 bắt đầu tiêm chủng ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống Covid-19 tại 13 tình thành. Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Hệ thống Cung ứng của VNVC, cho biết để đưa được vaccine về Việt Nam, họ đã trải qua hành trình đàm phán nhiều gian nan.
Thay vì chờ đợi các hãng dược hoàn tất quy trình sản xuất, tung thành phẩm ra thị trường rồi mới mua, VNVC chủ động tiếp cận ngay từ sớm, ở giai đoạn nghiên cứu. VNVC kết nối đàm phán với AstraZeneca từ quý 2/2020. Tới ngày 20/11/2020, với sự tạo điều kiện từ Bộ Y tế và nỗ lực giữa các bên, VNVC đã đạt được thỏa thuận, tiến tới ký hợp đồng mua 30 triệu liều.
Như vậy, lúc ký hợp đồng mua, vaccine vẫn “3 chưa”: chưa kết thúc nghiên cứu lâm sàng để được khẳng định hiệu quả, chưa định giá, chưa được cấp giấy phép thương mại.
Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM kiểm tra lọ vaccine AstraZeneca trước khi bắt đầu tiêm chủng, sáng 8/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Theo bà Hà, VNVC đầu tư đúng thời điểm vaccine của AstraZeneca đang thử nghiệm giai đoạn 2, gối đầu sang giai đoạn 3. Lúc này, nhiều chuyên gia nhận định, với vaccine nói chung, tỷ lệ thất bại ở giai đoạn 3 “vô cùng lớn”. Thực tế đã có nhiều vaccine dù kết quả giai đoạn 2 tốt, nhưng giai đoạn 3 lại không thành công.
Trường hợp AstraZeneca nghiên cứu thất bại, đồng nghĩa với việc VNVC mất trắng khoản tiền đặt cọc. Lúc đó, công ty thêm một phương án là “nếu hãng cần thêm vốn, VNVC sẽ cùng đầu tư” – đây là cách thức hợp tác của nhiều đơn vị với nhà nghiên cứu phát triển vaccine trên thế giới .
Một lãnh đạo của VNVC thừa nhận họ khá “liều mạng” trong cuộc đua mua vaccine. Phía AstraZeneca đưa ra nhiều điều khoản khó khăn về quyền lợi, trách nhiệm, bảo mật… Song, VNVC vẫn chấp nhận rủi ro về kinh tế. Đến khi vaccine về đến sân bay Tân Sơn Nhất, nhiều người mới thực sự tin rằng Việt Nam đã có vaccine phòng Covid-19 .
“Mất tiền còn kiếm lại được. Nhưng mất cơ hội mua vaccine Covid-19 ở thời điểm này thì mất cơ hội cho cả đất nước vì không tiếp cận được sớm với nguồn vaccine để đạt mục tiêu kép phòng dịch và phát triển kinh tế như Thủ tướng đã chỉ đạo. Nếu không đầu tư ngay sẽ không bao giờ có lần thứ hai”, đại diện VNVC chia sẻ.
Theo đại diện VNVC, “không phải doanh nghiệp có tiền là sẽ mua được vaccine”, bởi tôn chỉ của các nhà sản xuất vaccine cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chương trình Covax Facility là tiêm chủng bình đẳng. Do đó, các tổ chức này kiểm soát và ngăn chặn tất cả nguy cơ đầu cơ, tích trữ hoặc lợi dụng cho mục đích khác phòng dịch từ hoạt động tiêm chủng.
Đặc biệt, vaccine AstraZeneca có hạn sử dụng chỉ 6 tháng, do đó ngoài vấn đề tài chính, nhà sản xuất còn yêu cầu VNVC chứng minh được năng lực bảo quản, triển khai tiêm chủng hết số lượng vaccine nhập về trong đúng hạn. Do đó bài toán đặt ra cho VNVC là phải đào tạo và huấn luyện kỹ năng vận hành cho 5.000 nhân sự, đảm bảo hệ thống kho lạnh bảo quản an toàn vaccine, phương tiện vận chuyển, chương trình tiêm, kế hoạch theo dõi và chăm sóc sau tiêm, quản trị người tiêm ra sao … Tất cả yêu cầu này VNVC đều phải giải trình chi tiết cho phía AstraZeneca.
Việt Nam là một trong hai nước đầu tiên thuộc ASEAN mua được vaccine AstraZeneca. Trong ảnh là hai kiện vaccine Covid-19 đầu tiên về đến sân bay Tân Sơn Nhất sáng 24/2, được khử khuẩn sau khi ra khỏi máy bay. Ảnh: Hữu Khoa.
Trước đó, VNVC đã đầu tư lớn để triển khai xây mới, nâng cấp hệ thống kho bãi và trung tâm tiêm chủng, đón đầu nhu cầu tiêm chủng Covid-19 toàn dân. Cụ thể, từ 17 trung tâm tiêm chủng, sau một năm, VNVC có 51 trung tâm, với 51 kho lạnh đạt chuẩn GSP, bảo quản tối đa 170 triệu liều vaccine.
Kho lạnh số 2 tại TP HCM được xây mới hoàn toàn trong hai tháng, dành riêng cho các loại vaccine Covid-19. Trong đó, kho lạnh thông thường (2 đến 8 độ C) dùng cho vaccine AstraZeneca và kho 30 tủ siêu lạnh (âm 86 đến âm 40 độ C) công suất bảo quản 3 triệu liều cùng một thời điểm, cho vaccine cần bảo quản âm sâu như Pfizer. Khu vực siêu lạnh này đã hoạt động, được kiểm định chất lượng bởi Bộ Y tế và các hãng dược quốc tế, sẵn sàng cho các hoạt động nhập khẩu độc lập của VNVC.
Khi vaccine cần bảo quản âm sâu được đặt mua thành công, VNVC có thể nhập về ngay mà không gặp trở ngại về điều kiện bảo quản. Tổng chi phí cho kho siêu lạnh khoảng hơn 100 tỷ đồng. Đây cũng là một rủi ro mà VNVC đối đầu, nếu tất cả vaccine Covid-19 đều bảo quản ở 2 đến 8 độ C, thì kho lạnh trăm tỷ này có nguy cơ bị bỏ trống.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 24/2, đã đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của hệ thống tiêm chủng VNVC. Ông khẳng định, lô vaccine về rất kịp thời, đáp ứng điều kiện phòng chống dịch khẩn cấp như hiện nay.
Hôm nay, ngày 8/3, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử quốc gia bắt đầu, với những mũi tiêm vaccine AstraZeneca đầu tiên tại Hải Dương, Hà Nội và TP HCM. Lực lượng nhân viên y tế tuyến đầu, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ưu tiên tiêm trước.
Kho lạnh sâu để bảo quản vaccine tại VNVC TP HCM. Ảnh: VNVC
Hà Nội: Bệnh nhân thứ 10, 11 tại Đông Anh và Mê Linh đều là đồng nghiệp của BN 1.694
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca dương tính mới với SARS-CoV-2 tại tại Đông Anh và Mê Linh. Hai trường hợp này đều là công nhân nhà máy Z153, đồng nghiệp BN 1.694.
Như vậy, tính đến 15h ngày 31/1, Hà Nội có 11 ca COVID-19 kể từ khi xuất hiện ổ dịch tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và sân bay quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
1. Lịch trình bệnh nhân Đ.N.A (là đồng nghiệp của BN 1.694)
Bệnh nhân Đ.N.A (sinh năm 1986 tại xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội). Bệnh nhân là F1 của ca bệnh 1.694 (nam, 40 tuổi, nghề nghiệp bộ đội, có địa chỉ ở số 479 đường Phúc Diễn, tổ 1, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Bệnh nhân A là công nhân của phân xưởng cơ điện dụng cụ nhà máy Z153 - Cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ 8h - 9h ngày 22-1, bệnh nhân có tiếp xúc với ca bệnh 1.694 khi giao hàng.
Ngày 30-1, bệnh nhân được Trung tâm Y tế huyện Đông Anh xác định là trường hợp F1, chỉ định lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Trung đoàn Bộ binh 59, Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Ngày 31-1, kết quả xét nghiệm của CDC Hà Nội khẳng định, bệnh nhân A dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Như vậy, bệnh nhân A là là trường hợp F1 thứ 8 của ca bệnh 1.694 nhiễm COVID-19.
Trước đó, 5 trường hợp F1 trong gia đình của ca bệnh 1.694 là vợ, con trai, mẹ vợ, bố vợ và em vợ của bệnh nhân cũng đã nhiễm COVID-19. Tất cả các trường hợp đều tiếp xúc với bệnh nhân 1.694 từ tối ngày 17-1, tiếp xúc lần cuối cùng ngày 28-1. Ngoài ra, 2 đồng nghiệp của ca bệnh 1.694 là công nhân tại nhà máy Z153 - Cục Kỹ thuật, cũng đều nhiễm COVID-19.
Hàng rào cách ly dựng tại nhà BN 1.694 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
2. Lịch trình di chuyển của bệnh nhân N.V.H (là đồng nghiệp của BN 1.694).
Bệnh nhân N.V.Hsinh năm 1980, là công nhân tại nhà máy Z153 - Cục kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) và cũng là đồng nghiệp của bệnh nhân 1.694 nhiễm COVID-19.
Hằng ngày, bệnh nhân H làm việc tại nhà máy Z153 (phân xưởng cơ điện dụng cụ có khoảng 30 người) và tối về nhà tại thôn Phan Xá, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh.
Tại nhà của bệnh nhân ở thôn Phan Xá, bệnh nhân sống cùng vợ và 2 con. Hằng ngày, bệnh nhân có về nhà bố mẹ đẻ ở tổ 7, thị trấn Đông Anh và đưa con đi học tại trường Archimedes địa chỉ ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
Cần thực hiện đeo khẩu trang nghiêm túc khi đi ra nơi công cộng và tại nơi làm việc (ảnh: minh họa)
Ngày 27-1
Ngày 27-1, bệnh nhân đưa con đi học, sau đó đi làm tại nhà máy Z153, tiếp xúc với đồng nghiệp tại phân xưởng, trong đó có bệnh nhân dương tính là ca bệnh 1.694 và bệnh nhân 1.695.
Vào khoảng 11h30 ngày 27-1 cùng ngày, bệnh nhân đi ăn trưa tại quán cơm bình dân gần cổng nhà máy rồi về làm việc. Đến 14h cùng ngày, bệnh nhân đi mua vật tư tại cơ sở ở thôn Lương Nỗ, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Tại đây, bệnh nhân có tiếp xúc với 3 người.
Sau đó, bệnh nhân đến Công ty Việt Quang (ở số 1 khu tập thể 230, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh), tiếp xúc với 1 người bán hàng. Sau đó, bệnh nhân về nhà máy làm việc.
Khoảng 17h30 ngày 27-1, bệnh nhân về nhà bố mẹ đẻ ở tổ 7, thị trấn Đông Anh đón con, rồi về nhà ở thôn Phan Xá, xã Uy Nỗ và chỉ tiếp xúc với vợ và 2 con.
Ngày 28-1
Sáng 28-1, bệnh nhân đưa con đi học, sau đó đi làm tại nhà máy Z153, tiếp xúc với đồng nghiệp tại phân xưởng. Khoảng 11h30 cùng ngày, bệnh nhân đi liên hoan cùng đồng nghiệp phòng Vật tư tại nhà hàng Long Trường Quán xóm Thượng, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh.
Khoảng 14h ngày 28-1 , sau khi liên hoan cùng đồng nghiệp, bệnh nhân đi uống cà phê tại quán Linh Anh gần ngã tư 1/5 cho đến 15h30 quay lại nhà máy làm việc.
17h30 ngày 28-1, bệnh nhân đi mua thịt lợn tại chợ Trung tâm tổ 4, thị trấn Đông Anh. Đến 18h, bệnh nhân đi về nhà bố mẹ đẻ ở tổ 7 thị trấn Đông Anh đón con, sau đó về nhà ở thôn Phan Xá.
Ngày 29-1
Sáng 29-1, bệnh nhân đưa con đi học rồi đi làm tại nhà máy Z153. Sau đó, bệnh nhân cùng đồng nghiệp tên S mang hàng xuống xưởng cơ khí của anh Th tại xóm Bãi, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và tiếp xúc với 3 người khác. Tiếp đó, bệnh nhân đi uống cà phê tại quán cà phê Ngói tại khu Vườn Đào Phúc Lộc, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Sau đó, bệnh nhân về nhà máy làm việc.
Đến khoảng 11h ngày 29-1, bệnh nhân đi ăn liên hoan cùng đồng nghiệp tại phân xưởng và một số lãnh đạo phân xưởng đã về hưu tại nhà hàng Đảo Ngọc Lâm Tiên, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh.
Đến khoảng 14h30, bệnh nhân đi uống nước tại quán Hiệp Hoa gần chợ Z153 cùng 3 người bạn và chủ quán tên H. Khoảng 15h30, bệnh nhân quay lại nhà máy làm việc. Khoảng 18h, bệnh nhân đi về nhà bố mẹ đẻ ở tổ 7 thị trấn Đông Anh đón con, sau đó về nhà ở thôn Phan Xá.
Ngày 30-1
Ngày 30-1, bệnh nhân đến nhà máy lấy mẫu xét nghiệm và được chuyển cách ly tập trung tại Trung đoàn Bộ binh B59, Xuân Mai, huyện Chương Mỹ.
Theo kết quả sơ bộ ban đầu xác minh, liên quan đến bệnh nhân này có khoảng 12 trường hợp F1 tại cộng đồng được tiến hành cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Ngoài ra, còn có đồng nghiệp tại phân xưởng đồng thời là F1 của ca bệnh 1.694 và ca bệnh 1.695.
Những người ở vùng dịch đến Hà Nội từ ngày 14/1 đến nay phải tự cách ly y tế ở nhà 14 ngày (ảnh: minh họa)
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nhận định thủ đô đối mặt nguy cơ lớn xuất hiện ổ dịch COVID-19 trong cộng đồng. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu những người ở vùng dịch đến Hà Nội từ ngày 14/1 đến nay phải tự cách ly y tế ở nhà 14 ngày. Những người từ Hải Dương, Quảng Ninh nhưng không đi qua vùng dịch, cần khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe và cách ly 14 ngày tại nhà.
CDC Hà Nội khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, trong đó chú trọng giảm tiếp xúc xã hội, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Bất ngờ F0 COVID-19 chặn số cuộc gọi từ Bộ Y tế, từ chối cung cấp thông tin Ngay sau khi có thông tin về diễn biến mới của dịch COVID-19 tại Quảng Ninh và Hải Dương, Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống COVID-19 đã được triệu tập khẩn cấp với chỉ thị quyết liệt, đẩy nhanh tốc độ truy vết các F1, F2. Thành viên tổ truy vết làm việc liên tục, truy vết các F0 để tìm...