Ảnh nét về chủng loại ngư lôi của tàu Gepard 3.9
Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai của Hải quân Việt Nam được trang bị ngư lôi 533 mm, nhưng gần đây mới có ảnh rõ nét của nó.
Hiện tại Hải quân nhân dân Việt Nam đã đưa vào biên chế đủ 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, trong đó cặp thứ hai mang số hiệu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung được trang bị ngư lôi cỡ 533 mm.
Trong các bức ảnh chụp khi tàu còn nằm tại Nga và khi đã về Việt Nam có thể thấy khá rõ vị trí ống phóng ngư lôi kép ở mỗi bên mạn tàu, tuy nhiên vị trí chụp là khá xa và chỉ có thể quan sát một cách hạn chế.
Lễ thượng cờ cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai của Hải quân Việt Nam
Gần đây mới xuất hiện hình ảnh chụp ở cự ly gần về vũ khí được bổ sung thêm cho cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai này đồng thời cũng giúp nhận định rõ ràng hơn về chủng loại của ngư lôi.
Ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9
Căn cứ vào nhiệm vụ của cặp Gepard 3.9 thứ hai đó là chống tàu ngầm thì có thể dự đoán rằng trong cặp ống phóng cỡ 533 mm trên ảnh là các ngư lôi đa năng TEST 71.
Video đang HOT
TEST 71 là loại ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn có trọng lượng nặng hơn khá nhiều so với loại TEST 68 – ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn đầu tiên của Liên Xô. TEST 71 sở hữu khá nhiều ưu điểm như tầm bắn xa hơn, đầu nổ nặng hơn và có thể tấn công mục tiêu ở độ sâu lớn hơn.
Ngư lôi chống tàu ngầm – tàu mặt nước TEST 71
Ngoài phiên bản ban đầu, ngư lôi TEST 71 còn được phát triển thêm 4 biến thể khác nhau. Trong đó TEST 71ME-NK có khả năng tấn công cả tàu nổi và tàu ngầm. Loại ngư lôi này 533 mm này lắp đầu nổ nặng 205 kg, được trang bị 2 ngòi nổ khác nhau là cận đích (thủy âm và từ trường) và chạm nổ.
Ngư lôi nhận tín hiệu điều khiển từ xa qua dây dẫn, đầu dò bán chủ động và đầu dò sóng âm. TEST 71ME-NK được trang bị hệ thống đẩy với 2 chân vịt kép, tốc độ hành trình 48 km/h và tăng lên 74 km/h ở giai đoạn cuối, tầm xa tấn công 20 km ở độ sâu lên đến 400 m.
Nạp ngư lôi chống tàu mặt nước Type 53-65 cho tàu ngầm Kilo
Ngoài TEST 71, ống phóng ngư lôi của tàu Gepard 3.9 còn có khả năng tiếp nhận loại Type 53-65KE chuyên dùng để chống tàu nổi. Ngư lôi có đường kính 533 mm; chiều dài 7,2 m; trọng lượng 2.070 kg và trang bị đầu nổ nặng tới 300kg.
Ngư lôi Type 53-65 đạt tầm xa tấn công 12 km khi di chuyển ở tốc độ 125 km/h và 18 km khi chạy ở vận tốc 83 km/h (biến thể Type 53-65K đạt tới 19 km và 53-65M lên đến 22 km).
Tuy nhiên loại ngư lôi Type 53-65 này thích hợp trang bị cho tàu ngầm hơn là tàu mặt nước vì chức năng diệt hạm sẽ được tên lửa và pháo đảm nhiệm tốt hơn nhiều.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Việt Nam cử 8 sỹ quan tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii là cuộc diễn tập hải quân đa phương lớn nhất thế giới do Hoa Kỳ tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của nhiều nước. Hải quân Việt Nam cử 8 sỹ quan tham mưu tham gia cuộc diễn tập lần này.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ dẫn đầu nhóm tàu quốc tế tham gia tập trận hải quân RIMPAC năm 2010 (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Thông tin từ Bộ Quốc phòng cho hay, Hải quân Việt Nam cử 8 sỹ quan tham mưu tham gia diễn tập trong khuôn khổ Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), từ ngày 1/7-31/7/2018. Ngoài 8 sĩ quan tham gia diễn tập, phía Việt Nam không cử tàu tham gia.
Bộ Quốc phòng cho hay, 8 sỹ quan tham mưu được cử sang Hawaii, Hoa Kỳ tham gia một số nội dung trong khuôn khổ Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) từ ngày 1/7 - 31/7/2018, trọng tâm là diễn tập Sở chỉ huy hợp phần Hỗ trợ nhân đạo - giảm nhẹ thiên tai.
Trước đó, nhận lời mời của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã 2 lần cử quan sát viên tham gia Diễn tập RIMPAC vào các năm 2012 và năm 2016.
Theo thông báo của Hải quân Hoa Kỳ, 26 quốc gia, 47 tàu nổi, 5 tàu ngầm, 18 lực lượng bộ binh quốc gia, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ sẽ tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) được tổ chức từ ngày 27/6-2/8 tới. RIMPAC được đánh giá là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới và được tổ chức 2 năm một lần.
Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel là 4 nước lần đầu tiên tham gia tập trận RIMPAC. Các nước khác được mời tham gia RIMPAC 2018 gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga và Anh.
Chủ đề của tập trận RIMPAC năm nay là "Năng lực, Thích ứng, Đối tác". Các quốc gia tham gia tập trận sẽ phô diễn nhiều khả năng và thể hiện sự linh hoạt của lực lượng hải quân.
Tập trận RIMPAC 2018 sẽ do Phó Đô đốc John D Alexander, Chỉ huy Hạm đội 3 của Mỹ, dẫn đầu. Cuộc tập trận năm nay sẽ có các hoạt động bắn đạn thật đáng chú ý, trong đó máy bay của Không quân Mỹ sẽ phóng tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ phóng tên lửa đối hạm và Lục quân Mỹ sẽ phóng tên lửa tấn công trên biển.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam, việc Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia Diễn tập RIMPAC 2018 theo kế hoạch đã xác định từ trước với mục đích tăng cường giao lưu, học hỏi, nâng cao khả năng hợp tác, phối hợp giải quyết các vấn đề về hỗ trợ nhân đạo - giảm nhẹ thiên tai và cứu hộ cứu nạn trên biển; thể hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng của Việt Nam nói chung, Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng; góp phần khẳng định vai trò, vị thế, trách nhiệm của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác về an ninh hàng hải.
Đồng thời, đây là dịp để Hải quân nhân dân Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm, phát triển năng lực, tiến tới đăng cai tổ chức các sự kiện đối ngoại quốc phòng năm 2020 khi Việt Nam đảm nhận trách nhiệm Chủ tịch ASEAN.
Diễn tập RIMPAC là cuộc diễn tập hải quân đa phương lớn nhất trên thế giới do Hoa Kỳ tổ chức 2 năm một lần tại các khu vực thuộc bang Hawaii và phía Nam bang California.
Những năm gần đây, hải quân nhiều nước trên thế giới đã cử tàu và lực lượng tham gia RIMPAC (năm 2016 có 26 nước tham gia). Các nước ASEAN đã tham gia hoạt động này là Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Brunei. Trung Quốc đã hai lần tham gia RIMPAC vào năm 2014 và năm 2016.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
"Hố đen đại dương" Nga săn lùng tàu ngầm Anh ngoài khơi Syria Tàu ngầm yên tĩnh của Nga săn lùng tàu ngầm hải quân Anh hồi tuần trước, trong bối cảnh căng thẳng Nga và phương Tây lên tới đỉnh điểm. Tàu ngầm lớp Kilo của Nga được mệnh danh là "hố đen đại dương". Theo Daily Star, hai tàu ngầm được mệnh danh là "hố đen đại dương" bởi khả năng tàng hình và...