Anh muốn tăng cường bảo mật cho các thiết bị kết nối internet
Chính phủ Anh đã đệ trình lên quốc hội một dự luật mới gọi là Dự luật Cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh sản phẩm (PSTI), nhằm thắt chặt an ninh của các thiết bị kết nối internet như smartphone, TV, loa…
Theo Neowin, những điều mà dự luật này đưa ra là lệnh cấm các mật khẩu mặc định phổ biến, các doanh nghiệp buộc phải minh bạch với khách hàng về những gì họ đang làm để giải quyết các lỗi bảo mật và một hệ thống báo cáo công khai tốt hơn về lỗ hổng trong các thiết bị này sẽ được tạo ra.
Số lượng thiết bị kết nối internet trên toàn cầu sẽ đạt khoảng 50 tỉ vào năm 2030
Bình luận về dự luật mới, Bộ trưởng Truyền thông, Dữ liệu và Cơ sở hạ tầng Kỹ thuật số Julia Lopez cho biết: “Hằng ngày tin tặc cố gắng đột nhập vào các thiết bị thông minh của mọi người. Hầu hết chúng ta đều cho rằng nếu một sản phẩm được bán thì nó an toàn và bảo mật. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm không như vậy khiến quá nhiều người trong chúng ta có nguy cơ bị lừa đảo và trộm cắp. Dự luật của chúng tôi sẽ đặt một bức tường lửa xung quanh công nghệ hằng ngày từ điện thoại, máy điều nhiệt đến máy rửa bát, màn hình trẻ em và chuông cửa, đồng thời đưa ra các khoản phạt rất lớn cho những ai vi phạm các tiêu chuẩn bảo mật mới”.
Chính phủ Anh cho biết dự luật cũng cho phép các nhà khai thác mạng di động và băng thông rộng nâng cấp và chia sẻ cơ sở hạ tầng, đồng nghĩa với việc khách hàng có thể nhận được kết nối nhanh và đáng tin cậy hơn. Với luật này, các công ty khác nhau có thể chia sẻ cơ sở hạ tầng và sẽ không phải tham gia vào các cuộc chiến pháp lý kéo dài để có được cơ sở hạ tầng của họ.
Luật mới của Vương quốc Anh sẽ tỏ ra quan trọng trong thập kỷ tới khi sự tiếp nhận của mọi người đối với các thiết bị được kết nối bùng nổ. Theo dự đoán đến năm 2030, số lượng thiết bị kết nối internet trên toàn thế giới có thể đạt 50 tỉ.
Người lao động nghèo ở Mỹ phải gánh thêm 'thuế' Internet
Với mức thu nhập thấp, người lao động Mỹ gặp khó khăn để chi trả phí truy cập mạng trong bối cảnh các cơ quan yêu cầu nhân viên thường xuyên kết nối Internet.
Video đang HOT
Damon là nhân viên toàn thời gian tại một khách sạn cao cấp. Anh đồng thời làm công việc bán thời gian tại một cửa hàng hamburger ở Washington, DC. Hàng tuần, quản lý ở hai cơ quan sẽ gửi lịch trình làm việc và những thông báo sát giờ yêu cầu anh "lấp" vào các ca thiếu nhân sự thông qua tin nhắn cho Damon.
Để đảm bảo có thể nhận được tin nhắn từ cấp quản lý, Damon phải sử dụng hai chiếc smartphone cũ kỹ, trong đó màn hình của một chiếc đã vỡ nát và chiếc còn lại thì gặp lỗi tắt mở màn hình.
"Tôi đang chờ ngày lãnh lương để thay chiếc điện thoại khác", Damon trả lời phỏng vấn với Wired. Hiện điện thoại có chức năng kết nối Internet là một yêu cầu bắt buộc tại các nơi làm việc. Những người lao động như Damon phải mua smartphone bằng mức lương ít ỏi của mình chỉ để duy trì công việc hiện tại.
Chi phí Internet là một loại "thuế" mới
Smartphone và việc truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi đã giúp công việc của con người linh hoạt và hiệu quả hơn nhiều. Tuy nhiên, việc kết nối liên tục với Internet trên thực tế đã không còn là đòi hỏi của của các cơ quan dành riêng cho nhân viên công sở. Nó đã trở thành yêu cầu bắt buộc cho mọi người lao động bất kể họ có thu nhập cao hay thấp.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, người lao động thuộc nhóm 20% có thu nhập thấp nhất đã chi nhiều hơn 150 USD mỗi năm cho điện thoại di động so với năm 2016.
Điều đáng chú ý, tại Mỹ, không phải người lao động nào cũng có thể mua smartphone. Ngày nay, chỉ hơn 25% người Mỹ có mức thu nhập thấp sử dụng điện thoại để truy cập Internet. Trong bối cảnh bất bình đẳng thu nhập đã có từ lâu ở xứ cờ hoa, điện thoại và các gói dữ liệu đã trở thành gánh nặng kinh tế đối với người lao động.
Các cuộc phỏng vấn của Wired với những người lao động nghèo trên khắp nước Mỹ cho thấy việc kết nối Internet là đòi hỏi bắt buộc trong thị trường lao động thu nhập thấp. Điều này thậm chí còn cần thiết hơn cả các ứng dụng đại diện cho nền kinh tế gig, một môi trường mà trong đó phổ biến các công việc bán thời gian hoặc tạm thời, như Uber và Postmate.
Yêu cầu duy trì kết nối Internet trở thành một loại thuế mới đối với người lao động nghèo. Bên cạnh đó, những sáng chế tân tiến, với mục đích thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số đã không giúp giải quyết được vấn đề về khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội.
Việc chi trả số tiền không nhỏ để truy cập Internet dần chiếm khoản lớn trong thu nhập của các hộ gia đình lao động nghèo. Dù đây là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, mức lương của họ vẫn khó có thể trang trải cho phí truy cập mạng.
Theo số liệu năm 2020 từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, người lao động thuộc nhóm 20% có thu nhập thấp nhất đã chi tiêu một khoản lớn cho điện thoại di động. Con số này nhiều hơn 150 USD mỗi năm so với năm 2016.
Đối với hộ lao động nghèo, chi phí Internet tốn nhiều hơn một nửa khoản chi trả cho các hóa đơn tiền điện và bằng gần 80% số tiền dành cho khí đốt. Tính theo quy mô hộ gia đình, những người có thu nhập thấp nhất đã chi tiêu cho điện thoại nhiều hơn gấp 4 lần so với những người có thu nhập cao. Với lạm phát đang ở mức thấp, những vấn đề tồn đọng này có khả năng trở nên tồi tệ hơn.
Gánh nặng gia tăng khi nhà mạng bắt tay nhau
Thay vì đưa ra những dịch vụ phải chăng cho phân khúc khách hàng đang gặp khó khăn này, các công ty viễn thông và điện thoại thông minh đã tìm cách thu về một khoản lời lớn qua việc cung cấp dịch vụ thuê bao.
Trước đây, người tiêu dùng không thể thanh toán mức phí trả trước quá cao hay đủ điều kiện chi trả cho hợp đồng trả góp hàng năm khi mua điện thoại thông minh. Hiện nay, họ có thể sử dụng smartphone, truy cập gói dữ liệu bằng cách vay mượn tín dụng nhưng kèm theo những điều kiện thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Năm 2019, New York đã kiện T-Mobile vì vi phạm quyền của người tiêu dùng, liên quan đến các chương trình cho thuê điện thoại và các điều khoản dịch vụ không rõ ràng. Sprint cũng đối mặt với vụ kiện tập thể về các vấn đề tương tự.
Sự kiện Sprint và T-mobile sáp nhập năm 2019.
Những vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh Sprint và T-Mobile, hai công ty từng cạnh tranh với phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, đã hợp nhất và làm dấy lên lo ngại về sự bắt tay nâng giá trong tương lai.
Người lao động nghèo không chỉ tốn kém với các điều khoản tài chính thiếu công bằng mà họ còn phải xoay sở để duy trì truy cập Internet. Việc tìm kiếm mạng kết nối miễn phí hiện vẫn đòi hỏi những nỗ lực không ngừng nghỉ từ người có thu nhập thấp.
Nhiều người kết nối mạng ở các quán cà phê và thức ăn nhanh trong khu phố họ sinh sống. Ngoài ra, trong suốt quá trình làm việc, người lao động còn bị đe dọa bởi sự phân biệt chủng tộc, miệt thị từ cấp quản lý cho đến cảnh sát. Họ liên tục gặp khó khăn khi cố gắng truy cập mạng để đổi ca làm hoặc nhắn tin thông báo cho quản lý rằng họ sẽ đến muộn.
Những tổn hại này không thể quy ra tiền nhưng chúng làm tăng thêm gánh nặng trong tâm trí người lao động nghèo. Họ phải tìm mọi cách để duy trì kết nối Internet và đối mặt với gánh nặng kinh tế từ thị trường điện thoại di động.
Chưa sửa xong cáp quang biển AAG lại thêm tuyến cáp APG gặp sự cố Các nhà mạng tại Việt Nam vừa nhận được thông tin cáp biển APG bị gặp lỗi từ ngày 13/12, gây gián đoạn dịch vụ. Trao đổi với PV sáng 16/12, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cho biết, từ ngày 13/12, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) đã gặp sự cố trên hướng kết...