Anh muốn chiếm thị phần vũ khí của Nga tại Ấn Độ, nhưng liệu có thành công?
Bất chấp cuộc xung đột Nga – Ukraine, Ấn Độ vẫn duy trì mối quan hệ quốc phòng với Nga, nhưng những tập đoàn vũ khí hàng đầu của Anh hy vọng họ có thể “chia rẽ” mối quan hệ này.
Các công ty vũ khí Nga và Anh cạnh tranh bán thiết bị quốc phòng cho Ấn Độ. Ảnh: AFP
Gần một năm kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, New Delhi vẫn duy trì mối quan hệ quốc phòng với với các nhà sản xuất vũ khí, công ty dầu mỏ và khí đốt của Nga. Điều đó cũng diễn ra trong bối cảnh cường quốc Nam Á này đang đàm phán các thỏa thuận thương mại lớn với các đối thủ toàn cầu của Moskva và khi nước này đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên G20.
Tuy nhiên, có những hy vọng rằng các mối quan hệ quốc phòng sâu sắc hơn và hiệp định thương mại tự do với Anh có thể bắt đầu giúp Ấn Độ phá vỡ thói quen trên. Cụ thể, triển lãm hàng không quy mô lớn của Ấn Độ đã chứng kiến các công ty Nga và Anh tranh nhau bán thiết bị quốc phòng cho “gã khổng lồ” Nam Á.
Đại sứ Ukraine tại Anh Vadym Prystaiko nói với tờ Politico rằng thỏa thuận giữa Anh và Ấn Độ mang đến “một cơ hội để giảm đáng kể ảnh hưởng của Moskva” đối với New Delhi.
“Lòng tin”
Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến Anh, Mỹ, EU và các đồng minh quốc tế của họ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể quân sự Nga và đóng băng tài khoản của họ, nhằm chặn họ khỏi thị trường thương mại quốc tế, cùng với các công ty dầu khí của Moskva.
Mặc dù vậy, Ấn Độ đã không đưa ra các biện pháp trừng phạt và vẫn duy trì thương mại song phương với Nga, vốn đã tăng lên đến 30 tỷ USD vào năm 2022 – một mức tăng lớn so với năm 2021.
Mặc dù Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi “ngoại giao và đối thoại, đồng thời chấm dứt bạo lực ngay lập tức” liên quan đến cuộc xung đột, nhưng Ấn Độ tiếp tục mua vũ khí và dầu từ Nga.
Anh hiện chỉ chiếm 3% nguồn cung cấp quốc phòng của Ấn Độ. Tuy nhiên, các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của họ hiện đang thấy cơ hội để chiếm lấy thị phần của Nga.
Video đang HOT
Rolls-Royce và BAE Systems của Anh là một phần của phái đoàn tham dự Aero India, triển lãm hàng không lớn nhất châu Á mới diễn ra. Cuộc triển lãm được tổ chức tại một căn cứ Không quân ở Bengaluru.
Trong một dấu hiệu của sự cạnh tranh khốc liệt để giành được các hợp đồng quốc phòng ở Ấn Độ, khoảng 200 loại vũ khí và thiết bị quân sự khác nhau của Nga – bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi Su-57 của Nga – cũng được rao bán tại triển lãm.
Các công ty hàng không vũ trụ của Nga đã đặt chỗ trong ít nhất hai gian hàng lớn tại Aero India. Đại sứ quán Ấn Độ tại Moskva đã quảng cáo sự kiện này trên trang Facebook của mình. New Delhi thậm chí còn hợp tác với Nga để sản xuất phiên bản mới nhất của súng trường tấn công AK-203. Trước Aero India, truyền thông nhà nước Nga đưa tin New Delhi có đơn đặt hàng vũ khí và thiết bị quân sự trị giá hơn 10 tỷ USD từ Moskva.
Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ đã mời các công ty dầu khí, hàng không vũ trụ, khai thác mỏ, dịch vụ tài chính, viễn thông và xi măng của Nga đến New Delhi và Mumbai vào tháng 12 năm ngoái để thúc đẩy kinh doanh, một số sự kiện có sự ủng hộ và giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ. Một số mặt hàng có thể được coi là “lưỡng dụng” vì chúng có cả ứng dụng quân sự và dân sự.
Các chuyên gia cho rằng giảm bớt sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Nga không phải là việc đơn giản.
Atul Dinkar Rane, Giám đốc của nhà sản xuất tên lửa siêu thanh BrahMos Aerospace Nga-Ấn cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây và nỗ lực phá vỡ quan hệ quốc phòng của hai nước “sẽ chỉ thất bại vì mối quan hệ này được xây dựng dựa trên lòng tin”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar bắt tay trong cuộc họp báo chung. Ảnh: AFP
Các quan chức Ấn Độ cho rằng New Delhi đang hoạt động trong một thế giới phức tạp. Vikram Doraiswami, Cao ủy Ấn Độ tại Anh, cho biết trong một bài phát biểu: “Không có quốc gia nào hoàn toàn tuân theo chính sách đối ngoại dựa trên các giá trị”, đồng thời ví mối quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc, Nga và phương Tây như “một bàn cờ vua với nhiều người chơi và ở nhiều cấp độ”.
“Chúng tôi không thể thay thế phần cứng như vậy”, ông Doraiswami nói về thiết bị quốc phòng của Nga, lập luận rằng làm như vậy có nghĩa là Ấn Độ phải thay đổi học thuyết chiến tranh, đào tạo và tìm kiếm các phụ tùng thay thế mới – đặc biệt trong bối cảnh nước này phải đối mặt với “hai khu biên giới nóng bỏng” với Trung Quốc và Pakistan.
Lo ngại rò rỉ công nghệ quân sự với Nga
Rahul Roy-Chaudhury, nhà nghiên cứu về Nam Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định: “Ấn Độ đã nói rõ rằng chính sách đối ngoại ‘đa liên kết’ của họ đòi hỏi nước này phải cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trong bối cảnh sự trỗi dậy của nước láng giềng lớn nhất và hùng mạnh hơn là Trung Quốc. Nhưng chiến lược này ‘đã gặp thách thức và căng thẳng nghiêm trọng do cuộc xung đột Nga – Ukraine’”.
Ông Roy-Chaudhury nói thêm: “Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và việc Nga mất thiết bị quân sự trong cuộc xung đột ở Ukraine đã làm trì hoãn hoặc làm gián đoạn việc cung cấp cho Ấn Độ. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi với Ấn Độ, trong nỗ lực thúc đẩy tiếp thu công nghệ tiên tiến của phương Tây để sản xuất ở Ấn Độ”.
Phát hiện ra cơ hội, Anh nên “cung cấp các giải pháp thay thế công nghệ để giảm sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Nga, bất chấp những khác biệt rõ ràng về cuộc xung đột ở Ukraine”, chuyên gia Roy-Chaudhury lưu ý.
Đó là một ý tưởng đã xuất hiện ở London. Năm ngoái, Anh đã đưa Ấn Độ vào chương trình mua sắm nhanh thiết bị quốc phòng – động thái đầu tiên như vậy được cung cấp cho một quốc gia ở Ấn Độ-Thái Bình Dương – trong một sự thay đổi nhằm giảm thủ tục và rút ngắn thời gian giao hàng liên quan đến mua sắm quốc phòng. Một thỏa thuận thương mại giữa Anh và Ấn Độ – vẫn đang được thực hiện sau một năm đàm phán – có thể giúp thúc đẩy điều này.
Tuy nhiên, ông Roy-Chaudhury cho biết các quan chức quốc phòng phương Tây lo lắng về “khả năng ‘rò rỉ’ công nghệ phương Tây từ Ấn Độ sang Nga và các vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với thiết bị quân sự được chế tạo ở Ấn Độ bằng công nghệ phương Tây”.
Một báo cáo của tổ chức tư vấn quốc phòng Anh RUSI năm ngoái đã cảnh báo rằng các bộ phận nhâp vào Ấn Độ – đặc biệt là hàng hóa lưỡng dụng có thể được sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quốc phòng – có nhiều khả năng sẽ hỗ trợ cho lĩnh vực vũ khí của Nga.
Đại sứ Ukraine tại Anh nói về bước đi tuần tự của phương Tây trong viện trợ vũ khí cho Kiev
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Newsweek, Đại sứ Ukraine tại Anh Vadim Pristayko lưu ý rằng gần đây phương Tây đã có những bước phát triển tích cực trong nỗ lực viện trợ vũ khí cho Kiev.
Đại sứ Ukraine tại Anh Vadim Pristayko. Ảnh: Reuters
Theo ông Pristayko, Kiev "chưa bao giờ kỳ vọng nhận được hệ thống Patriot. Nghiêm túc mà nói, đây là hệ thống chống tên lửa đạn đạo hàng đầu, điều này không cần bàn cãi. Tôi đoán việc viện trợ xe tăng, máy bay trực thăng và thậm chí cả máy bay chiến đấu giờ đây có thể dễ dàng viện trợ hơn nhiều", ông nói thêm.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Pristayko cho biết sự phát triển từng bước trong viện trợ quân sự "là điều tự nhiên", giải thích rằng các hệ thống pháo được gửi tới Ukraine "ban đầu chỉ là những khẩu pháo kéo, sau đó là đến pháo tự hành".
Bên cạnh đó, ông Pristayko cho rằng sự đa dạng của các loại vũ khí mới từ phương Tây đang viện trợ cho Kiev sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho việc mở rộng hỗ trợ của NATO cho Ukraine năm 2023, khi các nhà lãnh đạo nước này đang nỗ lực giành ưu thế trong cuộc xung đột với Nga.
Đại sứ Ukraine cũng hoan nghênh nỗ lực tăng cường viện trợ quân sự từ phương Tây với các loại vũ khí tiên tiến hơn. Ông cho rằng đây là điều rất quan trọng để tránh "xung đột bị đóng băng".
"Hãy cùng nỗ lực phối hợp với nhau và xem điều này có thể làm được gì. Có thể đó sẽ là một cuộc đột phá tại một mặt trận nào đó ở phía Nam, hoặc toàn bộ mặt trận sẽ thay đổi nhờ các loại viện trợ bổ sung", ông nói và cảnh báo thêm rằng việc viện trợ "nhỏ giọt" vũ khí mới sẽ kém hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông Pristayko cũng chua thêm rằng các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine vũ khí đã hết hạn sử dụng.
Ông Pristayko nói: "Một số thiết bị đã hết hạn sử dụng. Chúng tôi thường nói đùa rằng nếu bạn muốn bỏ chúng đi, hãy gửi chúng cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng đi đúng cách. Bình thường, trong thời bình, không ai muốn nó nói về những điều như vậy. Nhưng lúc này thì tại sao không?"
Khoang chứa hàng của chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ, được chuyển đến châu Âu cho các lực lượng Ukraine, tại Căn cứ Dự bị Không quân March, California. Ảnh: Reuters
Tuần trước, Pháp thông báo chuyển giao xe tăng hạng nhẹ cho Ukraine - đánh dấu lần đầu tiên phương Tây gửi cho Kiev xe tăng được sản xuất theo chuẩn NATO. Đức và Mỹ sau đó công bố kế hoạch chuyển giao xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine. Đức cũng tuyên bố có thể gửi hệ thống Patriot cho Kiev, ngoài hệ thống mà Mỹ cam kết gửi trước đó. Patriot sẽ là hệ thống tên lửa đắt tiền nhất được gửi đến Ukraine cho đến nay.
Ông Prystaiko cho biết sự xuất hiện của Patriot có thể mở đường cho việc cung cấp những vũ khí tiến tiến khác như xe tăng chiến đấu chủ lực và máy bay chiến đấu, điều mà phương Tây cho đến nay vẫn do dự cung cấp.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba thúc giục các đối tác của Ukraine tiếp tục hỗ trợ cho Kiev, cho rằng chưa bên nào giúp đỡ đủ cho Ukraine. Ông cho rằng trang bị vũ khí để Ukraine để giành chiến thắng là con đường ngắn nhất để khôi phục hòa bình và an ninh ở châu Âu và hơn thế nữa.
Về phần mình, Nga cảnh báo việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay, dẫn đến nhiều thương vong mới và có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO.
Hồi tháng 12/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo: "Chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng tất cả vũ khí phương Tây chuyển cho Ukraine đều là mục tiêu quân sự chính đáng cho quân đội Nga, hoặc sẽ bị phá hủy hoặc bị tịch thu như chúng tôi tuyên bố nhiều lần".
Hàn Quốc thông báo kế hoạch phóng vệ tinh giám sát quân sự đầu tiên Hàn Quốc dự kiến phóng vệ tinh giám sát quân sự đầu tiên vào tháng 11/2023, trong khuôn khổ một dự án triển khai tổng cộng 5 vệ tinh tương tự vào giữa những năm 2020. Ảnh minh họa. (Nguồn: BNN) Theo hãng tin Yonhap, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) ngày 17/2 thông báo nước...