Ảnh mới công bố về vụ thảm sát Mỹ Lai gây chấn động không kém “Em bé Napalm”
Một bức hình do BagNews – một trang mạng chuyên về “đọc tin bằng ảnh” mới công bố gần đây đã gây nhiều cảm xúc chấn động với độc giả, khi lần đầu tiên họ được tiếp cận một sự thật về thời khắc kinh hoàng nhất của cuộc thảm sát tại Mỹ Lai (Quảng Ngãi) vào tháng 3/1968. Bức hình do nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle chụp đã đặc tả nỗi sợ hãi của những thường dân vô tội trước tội ác man rợ của lính Mỹ.
Nhưng câu chuyện không dừng ở đó.
Bức hình “Cô gái áo cánh đen” gián tiếp lột tả tội ác của lính Mỹ trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai.
Hãy nhìn vào bức ảnh “Black Blouse Girl” (tạm dịch: Cô gái áo cánh đen) – tại sao cô gái đứng ở góc bên phải này lại khá bình thản nhìn xuống và cài cúc áo trong khi những người bên cạnh đang hoảng sợ trước cái chết? Lý do giờ mới được tiết lộ: Đó là vì trước khi những người dân vô tội này bị giết, trước khi nhà nhiếp ảnh kịp bấm máy, thì cô gái kia đã bị một lính Mỹ cưỡng hiếp!
Dù vụ xâm phạm tình dục này đã được lưu lại trong các tài liệu điều tra về vụ thảm sát Mỹ Lai, thì các phương tiền truyền thông Mỹ đã “bỏ sót” nó trong nhiều năm và công chúng thì chẳng biết được sự thật. Khi được công bố, ngay lập tức nó trở thành một kiến thức lịch sử mới với nhiều người. Nhà báo Greg Mitchell của tờ “The Nation” (Mỹ) chia sẻ trên blog cá nhân: Tôi đã đi qua cả vụ thảm sát này, viết về nó, phản đối nó, nhưng tôi đã không biết được câu chuyện đầy đủ cho mãi đến tuần này”.
Video đang HOT
“Em bé Napalm” – bức ảnh gọi tên thời đại.
Tại sao một câu chuyện như vậy lại bị ém nhẹm đi một thời gian dài? Tại sao đa phần người Mỹ đã sẵn sàng thừa nhận bức “Em bé Napalm”, mà lại không thể làm điều tương tự với bức “Cô gái áo cánh đen”… Đó là một trong rất nhiều câu hỏi mở được đăng trên BagNews. Bình luận của các độc giả có thể giải thích phần nào đó cho sự chậm trễ này. Đó có thể là do các bài báo thường có ý tránh và dẹp sang một bên các cuộc cưỡng hiếp, xâm hại tình dục khi viết về các cuộc chiến. Những người mới lần đầu nhìn thấy ai cũng bùng lên sự phản kháng về một tội ác ghê sợ – và đó cũng là lý do mà người ta sợ phải công bố nó sớm? Một độc giả chia sẻ: Nhìn và đọc những dòng chia sẻ gây ra cho tôi cảm giác bị hủy hoại ghê rợn. Nó đưa lại nỗi sợ hãi tột cùng về vụ thảm sát Mỹ Lai cũng như cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam.
Theo Báo tin tức
Nghi phạm móc mắt bé trai Trung Quốc có thể là bác dâu
Cảnh sát Trung Quốc cho hay thủ phạm trong vụ một bé trai 6 tuổi bị móc mắt có thể là chính bác dâu của cậu bé, người đã tự sát vài ngày sau khi xảy ra vụ việc, báo chí Trung Quốc đưa tin.
Cậu bé Guo hiện đang bình phục trong bệnh viện.
Theo hãng tin Xinhua, người bác dâu Zhang Huiying của bé trai Guo Bin đã tự sát bằng cách nhảy xuống giếng hôm 30/8, sáu ngày sau khi xảy ra vụ việc gây chấn động Trung Quốc.
Sau khi tiến hành xét nghiệm ADN, cảnh sát cho hay họ đã phát hiện máu của Guo trên quần áo của bà Zhang. Giờ đây, bà Zhang, vợ của anh trai bố bé Guo, bị xem là nghi phạm chính của vụ việc.
Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công. Bố của bé Guo cho hay hai gia đình có mối quan hệ tốt.
Vụ tấn công, vốn xảy ra tại thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây hôm 24/8, đã khiến người dân Trung Quốc bị sốc.
Bố mẹ Guo đã tìm thấy cậu bé trong bộ dạng đôi mắt bị mất và người dính đầy máu trên một cánh đồng gần nhà. Xinhua khi đó cho biết cậu bé đã bị một phụ nữ chưa rõ danh tính dụ ra một cánh đồng, nơi cậu bé bị móc mắt.
Cảnh sát sau đó đã tìm thấy mắt của bé Guo tại hiện trường. Các nguồn tin ban đầu cho biết giác mạc của mắt Guo đã bị mất, làm nảy sinh những nghi ngờ về tình trạng buôn lậu nội tạng. Nhưng cảnh sát sau đó nói rằng các giác mạc vẫn còn.
Mẹ bé Guo cho hay gia đình cô không có bất kỳ mâu thuẫn nào với người bác dâu.
"Tôi đã nghe thấy ai đó nói rằng chúng tôi có tranh cãi về chuyện chăm sóc người ông, nhưng điều đó không đúng", bà mẹ nói với hãng tin AP.
Bé Guo hiện đang hồi phục tại Bệnh viện mắt Sơn Tây. Một chuyên gia về mắt tại Hồng Kông dẫn đầu nhóm chuyên gia tới thăm Guo đã đề nghị điều trị miễn phí cho bé, và có thể lắp mắt điện tử để giúp em nhìn thấy ánh sáng và hình dạng thông qua tín hiệu được truyền tới dây thần kinh thị giác.
Gia đình Guo cũng nhận được nhiều sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, với số tiền tài trợ hiện thời đã lên tới 130.500 USD.
An Bình
Theo Chinadaily
Tiết lộ gây chấn động của phe nổi dậy Syria Trong cuộc trả lời phỏng vấn ông Dale Gavlak - phóng viên về Trung Đông của tờ AP và tờ Mint Press News, một số chiến binh nổi dậy Syria đã ám chỉ rằng họ mới chính là thủ phạm chịu trách nhiệm cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tuần trước. Dù chưa được kiểm chứng về độ xác...