[Ảnh] Lên đỉnh Đèo Ngang ngắm ‘Cổng trời’ Hoành Sơn Quan
“ Cổng trời” Hoành Sơn Quan được đặt trên đỉnh Đèo Ngang, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Di tích lịch sử này được xây dựng vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát phương tiện, con người qua đèo.
Di tích lịch sử văn hóa Hoành Sơn Quan ở xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) nơi được mệnh danh là “cổng trời” trên đỉnh Đèo Ngang.
Kiến trúc “Cổng trời” Hoành Sơn Quan có cửa cao 4 m, hai bên thành dài 30 m, nằm phía bên mái núi của tỉnh Hà Tĩnh.
Lối đi được mở về hai phía, có 1.000 bậc thang lên xuống do thợ xẻ núi tạo thành.
Theo thời gian, những kiến trúc nơi đây đã được rong rêu phủ kín.
Tấm biển Hoành Sơn Quan khắc bằng chữ Hán (hình chữ nhật, màu trắng) đặt trên cổng vòm đá hướng ra phía Bắc.
Hoành Sơn Quan được Quảng Bình lẫn Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa thuộc ranh giới của địa phương từ hàng chục năm trước.
Sở dĩ người dân địa phương gọi di tích trên là “cổng trời”, bởi đây là điểm cao nhất của vùng đất này. Họ quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời.
Video đang HOT
Đứng trên đỉnh “cổng trời” phóng tầm mắt ra xa là toàn bộ vùng đất xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) đang trên đà phát triển.
Di tích lịch sử văn hóa Hoành Sơn Quan vừa được tu bổ hạng mục bậc thang lên xuống nối đường lớn, giúp cho việc tham quan của du khách được thuận tiện hơn.
Biển chỉ dẫn Di tích lịch sử văn hoá Hoành Sơn Quan thuộc phận xã Kỳ Nam.
Khám phá 'cổng trời' gần 200 tuổi trên đỉnh Đèo Ngang
Hoành Sơn Quan thu hút du khách bởi nét trầm mặc, cổ kính với những cửa ải bằng đá được xây dựng trên đỉnh Đèo Ngang, ráp gianh hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo lịch sử ghi chép lại, năm 1833, vua Minh Mạng đã cho lập Hoành Sơn Quan, với mục đích kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại.
Hoành Sơn Quan được tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa thuộc ranh giới của địa phương từ hàng chục năm trước.
Cổng Hoành Sơn Quan có cửa cao 4m, hai bên có tường thành chạy dài 30m, trên cổng là biển bằng đá đề 3 chữ Hán "Hoành Sơn Quan".
Từ cổng Hoành Sơn Quan trở ra là xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Phần này có hàng trăm bậc thang lên xuống do thợ xẻ núi tạo thành.
Ngược lại, nhìn trở vào là vùng đất thuộc xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) với núi non trùng điệp.
Hoành Sơn Quan nằm ở đỉnh cao nhất của Đèo Ngang nên khi leo lên đến đây du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh say đắm lòng người. Nhiều người quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời.
Phần mái hình vòm ẩn chứa nét cổ kính, trầm mặc.
Những mảng tường bong tróc theo thời gian, mang nét đẹp hoài cổ, rêu phong.
Anh Đức Khánh (SN 1993) và chị Thanh Trúc (SN 1994), cùng trú tại TP.HCM, trên chuyến đi xuyên Việt đã ghé Hoành Sơn Quan để tham quan và lưu lại những tấm ảnh đẹp bên di tích. "Thật tuyệt vời khi chúng tôi đã đặt chân tới đây, không khí vô cùng trong lành, sảng khoái", anh Khánh nói.
Ông Nguyễn Trí Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (nguyên Trưởng phòng Quản lý di sản - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh; nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh), cho biết công trình này được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, không phải do Hà Tĩnh hay Quảng Bình xây nên không thuộc tỉnh nào. Vì thế, nhiều người nói di tích đang bị 2 tỉnh tranh chấp là hiểu sai vấn đề về văn hóa, lịch sử.
"Hoành Sơn Quan hiện nay nằm trên địa phận, địa giới quản lý hành chính của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh. Song, việc quản lý, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di tích chưa được hiệu quả", ông Sơn thông tin thêm.
Lên đỉnh Đèo Ngang ngắm 'Cổng trời' Hoành Sơn Quan 'Cổng trời' Hoành Sơn Quan được đặt trên đỉnh Đèo Ngang, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Di tích lịch sử này được xây dựng vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát phương tiện, con người qua đèo. Di tích lịch sử văn hóa Hoành Sơn Quan ở xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh,...