Anh ‘lật kèo’, niềm tin còn sót lại trong EU tan biến, Brexit sẽ đi về đâu?
Anh vi phạm thỏa thuận Brexit bằng mọi lý lẽ có lợi cho mình khiến EU mất lòng tin và “ngán ngẩm” trước một London “khó chiều”. Câu chuyện Brexit vẫn ngổn ngang.
Ngày 9/9, triển vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) dường như đã lụi tàn khi EU tuyên bố rằng động thái vi phạm thỏa thuận Brexit của Anh, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ phá hủy nốt sự tin cậy ít ỏi còn sót lại giữa hai bên.
Brexit đang “bên miệng hố” với quyết định của Anh. (Nguồn: BBC)
Lời cảnh bảo này được đưa ra trong bối cảnh Anh đang thúc đẩy một luật mới mà nước này thừa nhận sẽ vi phạm luật pháp quốc tế bởi nó sẽ loại bỏ một số nội dung của thỏa thuận Brexit mà cả Anh và EU đã ký kết.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói: “Vi phạm luật pháp quốc tế là điều không thể chấp nhận được và điều đó không tạo ra được sự tin cậy mà chúng ta cần để xây dựng mối quan hệ trong tương lai”.
Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng, cơ sở ngoại giao lâu đời của các thỏa thuận phải được giữ vững và đây là “nền tảng cho mối quan hệ thịnh vượng trong tương lai”.
Bên cạnh đó, Đức hy vọng Anh sẽ lùi bước để tránh “rơi xuống vực”, tuy nhiên Pháp, một cường quốc kinh tế và chính trị khác trong khối lại kịch liệt lên tiếng phản đối. Người phát ngôn của Chính phủ Pháp Gabriel Attal nói: “Chúng ta đã sẵn sàng đàm phán với thiện chí, nhưng để làm được điều đó, chúng ta cần cả hai phía, do đó chúng ta sẽ chờ đợi thiện chí của người đối thoại”.
Anh thay đổi luật, vì sao?
Video đang HOT
Anh đã rời EU vào ngày 31/1 và sẽ cắt đứt những ràng buộc về kinh tế với khối này khi quá trình chuyển tiếp kéo dài 11 tháng kết thúc vào ngày 31/12. Hai bên đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại mới khi hạn chót kết thúc, nhưng các cuộc đàm phán hiện đang bị đình trệ.
Chính phủ Anh nói rằng Dự luật Thị trường Nội địa là một “chiếc lưới bảo đảm an toàn” nhằm ngăn chặn thương mại nội địa của Anh bị gián đoạn trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với EU vào cuối năm nay.
Thỏa thuận Brexit bao gồm các biện pháp nhằm đảm bảo sẽ không có rào cản nào về thương mại và việc đi lại giữa Bắc Ireland (vốn là một phần của Anh) và Ireland – một thành viên của EU. Để làm được điều đó, Anh đã nhất trí rằng Bắc Ireland sẽ tiếp tục tuân thủ theo một số quy định của EU cho dù phần còn lại của Anh sẽ thực hiện các quy định riêng. Điều đó có nghĩa rằng sẽ phải thực hiện một số thủ tục kiểm tra và đánh thuế đối với một vài hàng hóa được vận chuyển qua lại giữa Bắc Ireland và phần còn lại của nước Anh, và Anh cùng EU sẽ quyết định áp dụng quy định đó đối với những loại hàng hóa nào.
Luật mới của Anh, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ loại bỏ quyền của EU đối với việc kiểm tra và đánh thuế trong trường hợp EU và Anh không đạt được thỏa thuận, và quyền này được trao cho Chính phủ Anh.
London cho rằng các rào cản thương mại giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Anh có thể làm ảnh hưởng tới vị trí của Bắc Ireland ở Anh và gây mất ổn định cho dàn xếp hòa bình từng giúp chấm dứt tình trạng bạo lực tại Bắc Ireland.
Dự luật gây tranh cãi
Những người chỉ trích nói rằng việc Anh vi phạm một cam kết quốc tế có ràng buộc pháp lý sẽ phá hủy danh tiếng là quốc gia tôn trọng luật pháp và trật tự của Anh. Các đảng đối lập và các quan chức EU đã ngạc nhiên khi Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland Brandon Lewis thừa nhận tại Quốc hội hôm 8/9 rằng dự luật mới “có vi phạm luật pháp quốc tế, tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt và có giới hạn”.
Hãng tin AFP cho biết Dự luật Thị trường Nội địa của Anh đã vấp phải sự phản đối ngay trong nội bộ đảng cầm quyền. Các nghị sĩ và nhiều nhân vật quan trọng trong đảng Bảo thủ của Thủ tướng Johnson, bao gồm cựu Thủ tướng John Major và cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Michael Howard, đã sử dụng những lời lẽ rất cứng rắn để nhắc nhở rằng luật pháp là điều bất khả xâm phạm. Nghị sĩ Howard phát biểu trước Thượng viện: “Làm sao chúng ta có thể chỉ trích Nga, Trung Quốc hay Iran khi những nước này vi phạm các chuẩn mực được quốc tế công nhận, trong khi chính chúng ta không tôn trọng các nghĩa vụ theo thỏa thuận của mình?”.
Trong khi đó AP đưa tin, Nghị sĩ Tobias Ellwood, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh, nói rằng “việc phớt lờ bất kỳ một thỏa thuận nào” mà Anh đã ký kết và đã đệ trình lên Liên hợp quốc sẽ thực sự đi ngược lại mọi thứ mà chúng ta từng tin tưởng.
Còn theo hãng tin Reuters, ngày 10/9, EU tuyên bố với Anh rằng nước này cần khẩn trương hủy bỏ kế hoạch vi phạm thỏa thuận Brexit, tuy nhiên Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson từ chối và tiếp tục đẩy mạnh việc cho thông qua Luật Thị trường Nội địa, văn bản có khả năng sẽ phá hủy hoàn toàn kết quả 4 năm đàm phán Brexit giữa Anh và EU.
Ủy ban châu Âu cho biết EU đang tăng cường chuẩn bị cho một kết thúc đầy lộn xộn khi Anh chính thức rời EU, và rằng London sẽ “vi phạm hết sức nghiêm trọng” thỏa thuận rút lui mà nước này đã ký kết với EU nếu dự luật mới được thông qua.
Sau cuộc đàm phán khẩn giữa Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic và quan chức hàng đầu của Anh phụ trách vấn đề Brexit Michael Gove, EU nói rằng đề xuất của Anh đã “hủy hoại nghiêm trọng lòng tin” và London cần hành động ngay lập tức để khôi phục lòng tin giữa hai bên. Tuy nhiên, ông Gove cho biết đã từ chối yêu cầu của EU về việc Anh phải hủy bỏ dự luật. Ông Gove nói: “Tôi đã giải thích với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Sefcovic rằng chúng tôi không thể và sẽ không làm như vậy”.
Các nhà ngoại giao và các quan chức EU nói rằng khối này có thể sẽ có hành động pháp lý chống lại Anh, mặc dù vậy, sẽ không có giải pháp nào được đưa ra trước hạn chót vào cuối năm nay để Anh chính thức rời EU. Chính phủ Anh khẳng định tuân thủ theo thỏa thuận Brexit đã ký kết với EU và luật mới đang được đề xuất chỉ đơn giản là để làm rõ những điều còn mơ hồ. London cho biết ưu tiên hàng đầu của họ là thỏa thuận hòa bình Bắc Ireland năm 1998 nhằm giúp chấm dứt hàng thập kỷ bạo lực tại khu vực này.
Reuters cho rằng Anh đã đưa ra một tối hậu thư cho các nhà lãnh đạo EU: chấp nhận việc Anh vi phạm thỏa thuận hoặc chuẩn bị cho một cuộc “ly hôn” lộn xộn, có khả năng gây bất ổn cho các chuỗi cung ứng trên khắp châu Âu và làm các thị trường tài chính toàn cầu hoảng sợ.
“Không có cơ hội”?
Ông Sefcovic và ông Gove đã gặp nhau buổi cuối cùng tại London trong một loạt các cuộc đàm phán song phương để bàn về mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa Anh và EU. Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier nói Anh vẫn không chấp nhận đàm phán về những vấn đề then chốt và “những mâu thuẫn lớn vẫn còn tồn tại”. Còn David Frost, đối tác đàm phán phía Anh của ông Barnier cho rằng lập trường của Anh luôn rõ ràng và Anh đã “tham gia thảo luận về mọi lĩnh vực”.
Những người chỉ trích Thủ tướng Johnson khẳng định dự luật mới chủ yếu nhằm phá hoại các cuộc đàm phán thương mại để Anh có thể tự làm theo ý mình và tự do ký kết các thỏa thuận khác mà không bị EU can thiệp, ít nhất là với Mỹ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tỏ ra không ủng hộ những hy vọng cho rằng Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn một thỏa thuận thương mại trong tương lai với Anh nếu London vẫn cố tình cho thông qua luật mới vi phạm thỏa thuận Brexit.
Nói London phải tôn trọng các điều khoản liên quan tới Bắc Ireland trong thỏa thuận Brexit đã ký với EU, bà Pelosi cảnh báo: “Nếu Anh vi phạm thỏa thuận quốc tế này và Brexit làm ảnh hưởng tới thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành, chắc chắn sẽ không có cơ hội thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh được Quốc hội Mỹ thông qua”.
Thủ tướng Chính phủ điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Chiều 29-7, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), trao đổi về triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và quan hệ hợp tác Việt Nam - EU trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Nguồn: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng có cuộc trao đổi với bà Ursula von der Leyen vào thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU khi Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn đưa quan hệ Việt Nam - EU lên tầm cao mới, đồng thời là sự kiện có ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU (1990 - 2020).
Cùng ngày, từ Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Quốc hội New Zealand Trevor Mallard. Tại cuộc điện đàm, hai Chủ tịch Quốc hội thống nhất nhận định, quan hệ hợp tác Việt Nam và New Zealand đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 3 lần trong thập kỷ qua.
Nguồn vốn ODA Chính phủ New Zealand hỗ trợ Việt Nam đã được sử dụng hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam...
Trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng tin cậy, hiệu quả, đặc biệt là khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc năm 2020-2021, còn New Zealand chuẩn bị tiếp nhận cương vị Chủ tịch Năm APEC 2021.
Đàm phán cấp cao Anh - EU về Brexit Sau các vòng đàm phán về tương lai mối quan hệ giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) thời kỳ "hậu Brexit" không đạt tiến triển Ngày 15-6, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson "xuất tướng" đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo EU với hy vọng phá vỡ thế bế tắc hiện nay. Đối tác đàm phán của Thủ...