Anh: Lần đầu phát hiện mua bán ma túy bằng thẻ tín dụng
Nhờ công nghệ hiện đại, trùm buôn bán ma túy luôn tìm ra nhiều cách khác nhau để thuận lợi cho các “thượng đế” trong khâu thanh toán.
Slender bị bắt sau khi cho khách hàng thanh toán tiền ma túy bằng thẻ tín dụng.
Mới đây, Mark Slender, trùm ma túy bị tòa án Gloucester, Anh kết tội tàng trữ cocain trái phép. Sau quá trình điều tra, cảnh sát hết sức bất ngờ khi phát hiện khách hàng của y gửi tiền mua ma túy qua thẻ tín dụng.
Khi khám nhà Slender ở thành phố Bishops Cleeve, cảnh sát tìm thấy 56 gram ma túy giá chợ đen khoảng 150 triệu đồng. Y bị bắt hôm 19.8 và thú nhận buôn ma túy với độ tinh khiết từ 83 tới 93% cho khách hàng.
Cảnh sát cũng tìm thấy một lượng lớn tiền mặt, túi nhựa khóa kéo, cân điện tử vẫn dính cần sa và cocain. Ngoài ra, số vàng hơn 13.000 USD cũng được tìm thấy trong nhà Slender.
Cảnh sát cho biết phần “thú vị” nhất của việc khám nhà là phát hiện ra một con chip và đầu đọc pin thẻ tín dụng với gần 16.000 USD giao dịch trả tiền ma túy từ khách hàng. Hóa đơn trải dài từ ngày 21.3 tới 15.8.
Video đang HOT
Slender sẽ phải ngồi tù 7 năm vì sở hữu trái phép ma túy loại A. Phát ngôn viên tòa Gloucester cho biết vụ Slender là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp dùng thẻ tín dụng để thanh toán giao dịch mua bán ma túy.
Theo BBC News, chính quyền khu vực Gloucester, Cheltenham và Crawly đang truy quét gắt gao tội phạm ma túy sau khi bắt giữ 3 đàn ông và 3 thiếu niên trong tháng này vì tình nghi cung cấp ma túy loại A.
Theo Danviet
Sự thật đằng sau "hành tinh giống hệt Trái đất"
Những hành tinh giống Trái đất liên tục xuất hiện trên mặt báo trong thời gian gần đây, nhưng liệu điều này có chính xác về mặt khoa học?
Hành tinh Proxima Centauri b được gọi là "Trái đất thứ hai"
Tuần trước, các nhà thiên văn học công bố họ vừa phát hiện một "Trái Đất thứ hai" cách không xa ngôi nhà xanh của chúng ta, tuy nhiên điều này không hẳn là sự thật, theo báo Mỹ Business Insider.
Giống như nhiều hành tinh ngoài hệ mặt trời trước đó (Kepler-452b và Gliese 667 Cc) hành tinh mới mang tên Proxima Centauri b được mô tả trên báo chí như một hành tinh "giống Trái đất".
Nhưng thực tế, chúng ta có rất ít thông tin về bầu khí quyển và sự sống trên hành tinh này. Hơn nữa, hầu hết những gì chúng ta biết về hành tinh này dường như mâu thuẫn với cụm từ "Trái đất thứ hai" và "Trái đất 2.0", những tên gọi nếu bị lạm dụng, có thể khiến công chúng hiểu sai hoàn toàn.
Proxima b chắc chắn là một địa điểm tốt để tìm kiếm sự sống. Nó cách chúng ta chỉ một hệ ngôi sao (tương tự hệ Mặt Trời). Quỹ đạo của nó nằm trong vùng có thể sinh tồn được quanh ngôi sao Proxima Centauri. Thậm chí, hành tinh mới được phát hiện này còn có kích thước gần giống Trái đất, chỉ lớn hơn 30 %, các nhà nghiên cứu ước tính.
Tuy có kích thước giống với Trái đất, Proxima b vẫn có rất nhiều điểm khác biệt hành tinh xanh
Thế nhưng, xét trên nhiều khía cạnh khác, hành tinh được gọi là "Trái đất thứ hai" này rất khác hành tinh xanh. Trái đất mất khoảng 365,25 ngày để xoay quanh Mặt Trời. Con số này của Proxima b ngắn hơn rất nhiều. Nó chỉ mất 11,2 ngày để xoay quanh Proxima Centauri.
Đó là vì Proxima b ở rất gần ngôi sao trung tâm của nó. Nếu Proxima Centauri nóng như Mặt Trời của chúng ta, Proxima b sẽ bị đốt cháy. May mắn thay, Proxima Centauri, ngôi sao với nhiều nghi vấn, lại là một hành tinh khá mát mẻ.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi về sự sống trên Proxima b. Sử dụng dữ liệu từ Đài thiên văn Nam Âu, các nhà nghiên cứu phát hiện Proxima b có khả năng duy trì sự sống. Điều đó có nghĩa là hành tinh này không quá nóng cũng như không quá lạnh để chứa nước ở dạng lỏng trên bề mặt của nó, và thậm chí còn có một bề mặt đá. Nhưng điều này chưa được xác nhận.
Các nhà thiên văn đưa ra giả thuyết rằng Proxima b có thể bị khóa thủy triều. Khóa thủy triều hay còn được gọi là khóa trọng lực xảy ra khi trọng lực hay lực thủy triều làm cho một bán cầu của một hành tinh đang quay luôn hướng về phía vì sao trung tâm, giống như Mặt Trăng quay quanh Trái đất. Như vậy, một mặt của Proxima b có thể không bao giờ quay về phía ngôi sao trung tâm. "Mặt tối" sẽ đóng băng, trong khi "mặt sáng" sẽ bị bức xạ mặt trời tấn công.
Ảnh so sánh Trái đất và Proxima b của Phòng thí nghiệm sự sống trên các hành tinh (PHL)
Tuy nhiên, khí quyển và đại dương (nếu tồn tại) trên Proxima b có thể sẽ tái phân phối nguồn năng lượng đó, theo lý thuyết. Nhưng ngay cả khi hành tinh này có một bầu khí quyển, nó có lẽ đã bị bức xạ tàn phá, tạo nên một điều kiện khắc nghiệt trên bề mặt hành tinh.
Nói cách khác, kể cả khi Proxima b có thể sinh sống được, thì nó cũng không hề giống Trái đất.
Các tên gọi không chính xác có thể khiến người dân nhầm lẫn. Với những người bình thường, "Trái đất 2.0" có thể gợi ý một hành tinh chứa cỏ xanh hay đại dương sâu thẳm. Và việc lạm dụng những từ ngữ như vậy có thể khiến độc giả chán nản, không còn hứng thú với những gì các nhà thiên văn học hay giới truyền thông công bố.
Tuy nhiên, ngày chúng ta tìm thấy một Trái đất 2.0 "xịn" có thể sẽ không còn xa. Một loạt kính viễn vọng mới đang được xây dựng trên mọi ngóc ngách của thế giới. Những đài thiên văn này sẽ có khả năng quan sát vũ trụ rõ ràng hơn rất nhiều. Nhiều kính viễn vọng trong số đó như Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA, sẽ tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống như khí oxy. Và khi những công nghệ này hoàn thành, Proxima b sẽ là một nơi tuyệt vời để bắt đầu nghiên cứu.
Theo Trà My - BI (Dân Việt)
Siêu kính thiên văn phát hiện hàng trăm dải ngân hà bí ẩn Một kính thiên văn vô tuyến của Nam Phi đã phát hiện hàng trăm thiên hà trong một góc nhỏ của vũ trụ mà trước đây con người tưởng chỉ có 70 thiên hà. Meerkat, chiếc kính thiên văn vô tuyến mạnh nhất ở bán cầu nam Kính thiên văn Meerkat là chiếc kính thiên văn vô tuyến mạnh nhất ở bán cầu...