Ảnh lạ về nghề lấy ráy tai dạo ở Việt Nam xưa
Lấy ráy tai dạo là nghề rất phổ biển ở Việt Nam thời thuộc địa. Người Pháp hiếm khi dám thử dịch vụ trên đường phố này, dù cảm thấy rất tò mò…
Những người thợ hành nghề hớt tóc, lấy ráy tai dạo hành nghề trên đường phố tại một đô thị của Việt Nam khoảng năm 1880. Đây là nghề rất phổ biển ở Việt Nam thời thuộc địa.
Cảnh hớt tóc, lấy ráy tai ở một quán cóc vỉa hè Hà Nội năm 1896. Việc lấy ráy tai được người thợ thực hiện rất khéo léo với một que kim loạt nhỏ uốn cong. Ảnh: Firmin-André Salles.
Ảnh: Firmin-André Salles.
Một thanh niên đang được lấy ráy tai giữa phố đông người, Hà Nội năm 1896. Đây là việc bình thường với người địa phương, nhưng người Pháp hiếm khi dám thử, dù cảm thấy rất tò mò.
Thợ lấy ráy tai dạo trên phố Thợ Khảm (nay là phố Tràng Tiền), gần cổng Pháp Quốc, Hà Nội năm 1884-1885. Ảnh: Charles-Edouard Hocquard.
Một bức ảnh chụp năm 1884 với ghi chú “Một nghề không bao giờ biết đến khủng hoảng: Thợ lấy ráy tai trên đường phố”. Ảnh: Charles-Edouard Hocquard.
Cảnh lấy ráy tại trên đường phố Sài Gòn được in trên một bưu thiếp cổ của Pháp, dấu bưu điện năm 1906.
Một người thợ hớt tóc cho khách hàng, khoảng năm 1917-1919.
Hai người thợ làm tóc sửa soạn đồ nghề trước khi phục vụ hai cậu bé, miền Bắc Việt Nam năm 1934.
Những người bán hàng và thợ hớt tóc dạo ở cổng thành Huế thập niên 1910.
Thợ cắt tóc lấy ráy tai cho khách hàng, hình ảnh nằm trong một tập tranh ra mắt năm 1923, miêu tả cuộc sống ở miền Bắc Việt Nam.
Cạo râu ria cho khách, hình ảnh xuất hiện trong tập tranh kể trên.
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1.
'Săn phù thủy' - hủ tục vẫn nhức nhối trong thế kỷ 21
Cụ bà Akua Denteh, 90 tuổi ở Gonja, Ghana hồi tháng trước bị đánh đến chết vì bị buộc tội là phù thủy. Nhưng đây không phải là một trường hợp cá biệt, bởi những người bị buộc tội hành nghề phù thủy bị đàn áp, thậm chí bị bức hại trong các cuộc săn lùng phù thủy có tổ chức hiện vẫn diễn ra ở ít nhất 36 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.
Nhiều phụ nữ và trẻ em châu Phi trở thành nạn nhân của nạn "săn phù thủy"
Nhà sử học Wolfgang Behringer, giáo sư chuyên về thời kỳ cận đại tại Đại học Saarland cho biết, trong 3 thế kỷ từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, khoảng 50.000 - 60.000 người được cho là đã bị giết vì cái gọi là tội ác phù thủy ở châu Âu. Nhưng chỉ trong thế kỷ 20, số nạn nhân của nạn săn phù thủy lớn hơn nhiều so với con số nói trên. Chỉ riêng tại Tanzania, từ năm 1960 đến năm 2000, khoảng 40.000 người bị cáo buộc hành nghề phù thủy đã bị sát hại. "Tôi cho rằng các cuộc săn phù thủy không phải là một vấn đề lịch sử mà là một thực trạng nhức nhối vẫn tồn tại cho đến nay".
Hiện tượng phổ biến ở châu Phi
Ở Tanzania, nạn nhân của những cuộc săn phù thủy này thường là những người mắc bệnh bạch tạng. Một số người tin rằng các bộ phận cơ thể của những người bạch tạng này có thể được sử dụng để chiết xuất độc dược chống lại mọi loại bệnh tật.
Zambia và một số quốc gia châu Phi khác cũng có chung quan điểm này. Như ở Ghana, một số cộng đồng đổ lỗi cho việc những đứa trẻ sinh ra khuyết tật là do phù thủy. Ở Cộng hòa Dân chủ Congo, những đứa trẻ được gọi là "con của phù thủy" thường bị gia đình ghẻ lạnh và phải tự lo cho bản thân. "Chúng tôi biết rất nhiều trường hợp trẻ em là con ngoài giá thú hoặc bị hiếp dâm, sau đó không còn được gia đình chấp nhận nữa", Thérèse Mema Mapenzi, người làm cho dự án truyền giáo ở thành phố Bukayu, miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết.
Cơ sở của bà Mapenzi ban đầu dự kiến là nơi trú ẩn cho phụ nữ là nạn nhân của những hành vi hãm hiếp, vốn được sử dụng làm vũ khí chiến tranh trong cuộc xung đột ở miền Đông Congo. Nhưng những năm qua, ngày càng nhiều trẻ em tìm đến bà Mapenzi nhờ giúp đỡ sau khi chúng bị từ chối vì là "con của phù thủy". Có vô số lý do để những xã hội cổ hủ ở các nước nghèo nhất trên Trái đất đổ tội cho những đứa trẻ vô tội này: Từ căn bệnh HIV/AIDS, vô sinh đến những cái chết đột tử, mất mùa, tham lam, ghen tị...
Sau một thời gian giúp trẻ tạm trú, bà Mapenzi cũng hỗ trợ các bé tìm trại trẻ mồ côi và trường học. "Những đứa trẻ này khi đến đây thường sau khi bị đánh tơi tả, bị gán cho là phù thủy hoặc bị chịu các tổn thương khác. Chỉ nhìn chúng thôi là chúng tôi đã thấy đau lòng rồi. Chúng tôi luôn bị sốc khi thấy những đứa trẻ này không có bất kỳ sự bảo vệ nào", bà Mapenzi chia sẻ.
Cứu giúp nạn nhân là cần thiết
"Theo luật Congo, không có quy định nào chống lại nạn phù thủy nhưng thật không may, người dân đã phát triển các luật lệ riêng để trừng phạt những người gọi họ là phù thủy", bà Thérèse Mema Mapenzi nói. Ngoài việc giúp các nạn nhân, bà Mapenzi cũng tìm cách đối thoại với cộng đồng để ngăn chặn thành kiến đối với những người bị buộc tội là phù thủy và ma thuật. Đóng vai trò là người hòa giải, đôi khi bà thành công khi giúp phụ nữ và trẻ em đã bị tẩy chay đoàn tụ với người thân, nhưng mỗi quá trình này phải mất từ 2-3 năm.
Đối với Thérèse Mema Mapenzi, Ngày Thế giới chống lại Những kẻ săn phù thủy rơi vào ngày 10-8 hàng năm đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến đầy cam go của bà ở Congo, gửi đi một tín hiệu rằng công việc giúp đỡ nạn nhân của nạn "săn phù thủy" là cần thiết và có ý nghĩa.
Chung quan điểm này, ông Jrg Nowak, thành viên Hiệp hội truyền giáo toàn cầu hy vọng rằng thế giới sẽ ngày càng nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Ông Jrg Nowak là người chuyên nghiên cứu về các cuộc "săn phù thủy" ở Papua New Guinea nói. "Không có gì gọi là phù thủy. Nhưng người ta có thể đưa ra những lời buộc tội và bêu xấu để ma quỷ hóa ai đó; thực sự để làm mất uy tín người khác để đạt được lợi ích ích kỷ cho mình", ông Jrg Nowak nói.
Bí mật về người thợ làm ra cỗ máy ngưng đọng thời gian chấn động thế giới Câu chuyện xuyên không làm chủ thời gian vẫn luôn là một bí ẩn lớn đối với nhân loại. Một trường hợp du hành thời gian hết sức kỳ lạ đã được báo cáo vào năm 1977. Người thợ có tên Sid Hurwich phát minh ra cỗ máy thay đổi thời gian này đã thật sự tìm được một cách để biến đổi...