Ảnh ‘kỳ lạ’ về giao thông ở TP. HCM năm 1991
Xích lô chở 10 người, Honda Cub tràn ngập phố, Citroen 2Cv hàng hiếm… là loạt ảnh thú vị về giao thông ở TP HCM năm 1991 do nữ phóng viên người Pháp chụp lại.
Chuyến xích lô chở cụ bà và những vại nước lớn, TP. HCM năm 1991. Ảnh: Jean-Claude Labbe/Getty Images
Người đàn ông và 4 đứa trẻ trên chiếc Honda Cub.
Bốn em học sinh tiểu học đến trường bằng xích lô.
Một gia đình vi vu trên xe Honda 67 vào buổi tối ngày thứ Bảy.
Mẫu xe Citroen 2Cv nổi tiếng của Pháp bon bon trên đường phố Sài Gòn giờ cao điểm.
Video đang HOT
Người lái xích lô hành nghề dưới mưa.
Người mẹ và những đứa con nhỏ cùng chiếc xe đạp qua sông trên một chuyến đò.
Đường phố giờ cao điểm với những chiếc Honda Cub trứ danh.
Xe xích lô chở 9 trẻ em và một phụ nữ.
Xích lô chở vịt trên đường Nguyễn Trãi.
Vịt được chở ra chợ bằng xe ba gác.
Bãi gửi xe đạp trên vỉa hè.
Đà Nẵng hướng tới phát triển xanh, bền vững
Sau 47 năm được giải phóng, 25 năm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, văn minh.
Thời gian không ngắn, không dài, nhưng cũng đủ cho một Thành phố trẻ thể hiện đã lớn lên cường tráng như Đà Nẵng.
Những dấu ấn hạ tầng giao thông
Đến Đà Nẵng là biết đến với dòng Hàn giang như dải lụa mềm và để sau chừng ấy năm sẽ "Thêm những chiếc cầu cho đôi bờ nối nhịp. Thêm những công trình, gần lại với trăng sao" như lời thơ ông của ông Nguyễn Bá Thanh, Nguyên Bí thư Thành Ủy Đà Nẵng đã viết...
Nếu ai từng sống ở Đà Nẵng và gắn với "tuổi thanh xuân" của Thành phố này sẽ cảm nhận được những đổi thay ngoạn mục, vượt bậc, nhanh chóng đến ngỡ ngàng. Nhìn Đà Nẵng bây giờ, ai nấy đều có chung nhận định, dấu ấn đổi thay dễ nhận thấy của Thành phố là việc mở mang không gian đô thị nhanh chóng.
Nếu sau giải phóng, đô thị Đà Nẵng nhỏ hẹp với vài con đường bờ tây sông Hàn thì nay, Đà Nẵng trở thành đô thị lớn thứ 4 Việt Nam. Nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đã trở thành những dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.
Năm 2000 được coi là bước ngoặt chuyển mình của Đà Nẵng, khi các khu "nhà chồ" được giải tỏa, cầu Sông Hàn được đưa vào sử dụng, những tuyến đường ven biển được hình thành.
Cầu quay Sông Hàn đã chính thức mở ra thời kỳ bùng nổ du lịch của Thành phố và trở thành biểu tượng cho sự chung sức phát triển của chính quyền, nhân dân Đà Nẵng. Đặc biệt, thương hiệu du lịch Đà Nẵng: "Thành phố của những cây cầu" ra đời kể từ ngày 29/3/2013, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý được khánh thành với kiến trúc độc đáo, thu hút du khách.
Đà Nẵng lấp lánh về đêm
Đến ngày 29/3/2015, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Đà Nẵng, công trình nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế được khánh thành và đưa vào sử dụng. Công trình đã giúp giải quyết được "điểm đen" về giao thông; góp phần phát triển kinh tế xã hội, mở rộng đô thị Đà Nẵng về hướng Tây Bắc; tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan đẹp trên trục đường vào trung tâm Thành phố.
Mới đây nhất, cũng vào dịp kỷ niệm 47 năm giải phóng Đà Nẵng, ngày 28/3/2022, Đà Nẵng tưng bừng khánh thành và đưa vào sử dụng công trình Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý. Vừa trải qua 2 năm vô cùng khó khăn đối phó với dịch Covid-19 nhưng Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu duy trì các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Công trình giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm tại phía Tây cầu Trần Thị Lý, kết nối sân bay Đà Nẵng với khu vực bãi biển phía Đông Thành phố. Bên cạnh đó, công trình còn góp phần tạo sức bật mới, động lực mới để Thành phố phục hồi tăng trưởng kinh tế, trong đó có việc kích hoạt lại các dự án phát triển hạ tầng đô thị, các dự án về kinh tế, xã hội, sự phục hồi của hoạt động du lịch...
Là một trong những nguyên lãnh đạo tâm huyết của TP Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng cho rằng, việc Đà Nẵng chọn phát triển hạ tầng giao thông đi trước để mở rộng không gian đô thị đã tạo động lực to lớn giúp kinh tế Đà Nẵng có những bước phát triển thần kỳ như trên.
Thương hiệu làm nên du lịch Đà Nẵng
Song song hạ tầng, chính quyền Đà Nẵng đã chọn ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, khai tác tiềm năng vốn có. Ngành du lịch của Đà Nẵng được đầu tư phát triển mạnh với nhiều khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, các điểm tham quan nổi tiếng thế giới.
Cầu Vàng tại Đà Nẵng trở thành nơi check in lý tưởng của khách du lịch
Ai cũng có thể thấy, ngày xưa du lịch ở Sơn Trà chỉ đơn giản là những cuốc xe của lữ khách ghé thăm chốc lát. Giờ đây, cũng bãi biển ấy, bờ cát ấy, màu xanh ấy nhưng được trang hoàng bằng "viên ngọc trắng" InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, với kỳ tích nhiều năm liên tiếp là "Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới", nơi diễn ra Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Điều này không chỉ khẳng định đẳng cấp và sức hút của khu nghỉ dưỡng mà còn là minh chứng về một Đà Nẵng thay da đổi thịt, hội nhập vào biển lớn.
Hay Sun World Bà Nà Hills với những tòa lâu đài cao vút, những con đường lát đá mát lịm trong mây trắng, giữa rừng già, khu vui chơi giải trí trong nhà và các trò chơi ngoài, bảo tàng tượng sáp, Beer Plaza, hầm rượu cổ, nhà máy xúc xích... trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước khi tới Việt Nam. Và nhiều người chắc không quên, tháng 6/2018, khi Cầu Vàng đi vào hoạt động tại khu du lịch này tạo nên một hiện tượng trên khắp toàn cầu.
Thời gian qua, khu du lịch Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài hay làng du lịch sinh thái Hòa Bắc ra đời cũng đã tạo thêm điểm nhấn, mở rộng hoạt động du lịch trải nghiệm cho du khách khi đến với Đà Nẵng.
Đà Nẵng ví như cô gái đang độ tuổi thanh xuân
Nhắc tới Đà Nẵng, không thể không nhắc tới pháo hoa, vốn là "đặc sản" làm nên thương hiệu của Thành phố. Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng DIFC được tổ chức hai đêm mỗi kỳ, dẫu chưa đáp ứng hết mong mỏi của người dân và du khách, nhưng cũng đặt nền móng để hy vọng và ước mơ về một "Thành phố pháo hoa", vươn tầm châu lục trong tương lai. Và ước mơ đó được nâng tầm từ năm 2017, trở thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF kéo dài suốt 2 tháng, với hàng loạt các chương trình đồng hành và 5 đêm trình diễn nghệ thuật, trình diễn pháo hoa của các đội hàng đầu thế giới, thực sự làm nên diện mạo mới cho Đà Nẵng.
Du lịch diễu hành bằng xích lô ở Đà Nẵng khiến du khách thích thú
Nhìn lại chặng đường phát triển của Đà Nẵng sau 25 năm tách tỉnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chìa khóa thành công của Đà Nẵng nằm ở khả năng đánh thức tiềm năng về con người, đặc biệt là nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ, có tay nghề cao, giỏi công nghệ, đón đầu nhu cầu nhân lực bậc cao của cách mạng công nghiệp 4.0. Chính quyền Thành phố phải dự báo nhu cầu và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường, của nhà đầu tư; phải xem giáo dục - đào tạo, cả đào tạo nghề, là vũ khí mạnh nhất để thay đổi, phát triển Đà Nẵng trong thời đại công nghệ số và đổi mới sáng tạo; Đà Nẵng phải thực hiện phát triển xanh, là nơi đáng sống, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, có bản sắc riêng...".
Từ một cửa ngõ duy nhất là Ngã Ba Huế, ga đường sắt, Đà Nẵng đã "mở cửa" bầu trời. Hiện có trên 30 hãng hàng không của hơn 20 nước có máy bay bay qua vùng trời Đà Nẵng, trong đó có nhiều hãng hàng không quốc tế có máy bay hạ, cất cánh từ Đà Nẵng. Từ sân bay quốc tế Đà Nẵng, có thể đáp máy bay đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Pleiku... Cũng từ Đà Nẵng, hành khách có thể bay đi Bangkok (Thái Lan), Hongkong (Trung Quốc), Vientiane (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Narita (Nhật Bản)...
Tận dụng cơ hội vàng từ du lịch và bất động sản, sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ trong vòng 10 năm được nâng cấp, mở rộng hai lần, thành một trong 3 sân bay quốc tế lớn của cả nước.
Điểm đáng chú ý, Diễn đàn phát triển đường bay châu Á 2022 (Routes Asia 2022) mới đây được giới thiệu là sự kiện quốc tế đầu tiên trong năm 2022 tổ chức tại TP Đà Nẵng, đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự phục hồi trở lại của ngành hàng không và du lịch sau đại dịch Covid-19. Diễn đàn phát triển đường bay Châu Á 2022 sẽ có sự tham gia của hơn 500 đại biểu từ các hãng hàng không khu vực Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ; các sân bay và đơn vị khai thác sân bay; các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng không cùng các lữ hành quốc tế đến từ khu vực Châu Á và các nước trên thế giới.
Đất nước bí ẩn không đèn giao thông và cấm hút thuốc duy nhất trên thế giới Trên thế giới có khoảng gần 20 quốc gia tên bắt đầu bằng chữ cái B, từ Brazil cho tới Brunei. Ngoài điểm chung thú vị trên thì những điểm đến này còn có gì đặc biệt? 01. Đây là quốc kỳ của nước nào? A. Bhutan Đáp án: Quốc kỳ Bhutan dựa trên truyền thống dòng Drukpa của Phật giáo Tây Tạng...