Anh kêu gọi chấm dứt các hành vi thương mại ‘nguy hại’
Bộ trưởng Thương mại Anh kêu gọi Mỹ và Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) phối hợp cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) trước thềm Hội Nghị Bộ trưởng Thương mại G7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 31/3.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, phát biểu trước thềm hội nghị, với tư cách là nước Chủ tịch G7 năm 2021, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss kêu gọi Mỹ và các nước G7 cần gây sức ép để cải tổ WTO, đồng thời cho biết Anh sẽ thúc đẩy các nước đồng minh hành động hơn nữa để cấm “các hành vi nguy hại” về thương mại như lao động cưỡng bức, đánh cắp tài sản trí tuệ.
Bà Truss nhấn mạnh: “Mọi người không thể tin vào thương mại tự do nếu thương mại không công bằng. Niềm tin công chúng đang bị bào mòn bởi những hành vi nguy hại từ việc sử dụng lao động cưỡng bức đến suy thoái môi trường và đánh cắp tài sản trí tuệ”. Bộ trưởng Truss không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, song những vấn đề trên đều là những điều London đã đề cập trước đây liên quan đến Bắc Kinh. Kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), nước này tăng cường chỉ trích những hành vi thương mại của Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh đều phủ nhận đã có những hành vi trên.
Hiện các nước đồng minh khác của Anh trong G7 và Trung Quốc đều nhất trí rằng cần cải cách WTO cũng như đổi mới các quy định về thương mại toàn cầu.
Video đang HOT
WTO đã “bất động” trước cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cơ quan Phúc thẩm, một tòa án thương mại toàn cầu, đã bị vô hiệu hóa sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới. Đại diện thương mại mới của Mỹ Katherine Tai dự kiến sẽ xem xét lại quyết định này.
Tham dự Hội Nghị Bộ trưởng Thương mại G7 sẽ có Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên nhóm và tân Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala.
Anh nộp đơn gia nhập CPTPP
Anh nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tăng liên kết thương mại với khu vực này sau khi rời EU.
"Việc tham gia CPTPP sẽ tạo cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Anh, vốn không còn là một phần của Liên minh châu Âu (EU), và làm sâu sắc hơn mối quan hệ của chúng tôi với một số thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới", Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss hôm 30/1 cho hay, thêm rằng đơn xin gia nhập sẽ được đệ trình vào ngày 1/2.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cầm trên tay tài liệu gia nhập CPTPP hôm 30/1. Ảnh: Nikkei .
CPTPP được ký kết năm 2018, có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019. Hiệp định gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam. Tổng cộng, các nước này có 495 triệu dân và đóng góp 13,5% GDP toàn cầu. Nếu có thêm sự tham gia của Anh, tỷ lệ này sẽ là 16%.
Anh đã nghiên cứu khả năng gia nhập CPTPP từ đầu năm 2018, nhằm kích thích xuất khẩu hậu Brexit. Nếu thành công, họ sẽ là quốc gia đầu tiên trong CPTPP không giáp Biển Đông hoặc Thái Bình Dương.
"Tham gia CPTPP đồng nghĩa mức thuế thấp hơn đối với các nhà sản xuất ô tô và rượu whisky, đồng thời tiếp cận tốt hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ ưu tú của chúng tôi, mang lại việc làm chất lượng và thịnh vượng hơn cho người dân ở đây", bà Truss nói. "Chúng tôi mong muốn bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức trong những tháng tới".
Nếu được phê duyệt, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tham gia CPTPP, còn gọi là TPP-11, kể từ khi cựu tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định vào năm 2017, khiến nhóm chỉ còn 11 thành viên.
"Việc nộp đơn trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia CPTPP thể hiện tham vọng của chúng tôi trong việc kinh doanh theo những điều kiện tốt nhất với bạn bè, đối tác trên toàn thế giới, và là một quốc gia ủng hộ hăng hái cho thương mại tự do toàn cầu", Thủ tướng Anh Boris Johnson cho hay.
Bộ Thương mại Anh thông báo bà Truss sẽ trao đổi với Bộ trưởng Nhật Bản về TPP-11 kiêm chủ tịch Ủy ban TPP-11 năm 2021 Yasutoshi Nishimura, và Damien O'Connor, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển New Zealand, nơi lưu ký tài liệu chính thức cho thành viên TPP-11, để chính thức yêu cầu tham gia. Sau đó, ủy ban sẽ quyết định có bắt đầu quá trình gia nhập hay không. Nếu ủy ban chấp thuận, một nhóm công tác sẽ được thành lập để đàm phán và Anh cần đưa ra đề nghị tiếp cận thị trường để bắt đầu đàm phán.
11 thành viên hiện nay dự kiến hoan nghênh Anh gia nhập, nhưng các cuộc đàm phán có thể "không kết thúc chỉ sau vài tháng".
Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan cũng bày tỏ mong muốn tham gia quan hệ đối tác. Nếu những quốc gia đó được kết nạp và Mỹ trở lại, hiệp ước thương mại sẽ thực sự mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden dường như đang tập trung trước hết vào các vấn đề trong nước.
Anh và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại thứ 5 Bộ trưởng Thương mại Anh khẳng định hai nước muốn đạt được một thỏa thuận cho tất cả các vùng lãnh thổ của Anh và hướng tới các lĩnh vực hiện đại như công nghệ và dịch vụ. Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss. (Nguồn: usadailyexpress.com) Trong bối cảnh đàm phán giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa...