Ảnh hưởng của phiên bản 6.79 lên DOTA 2 chuyên nghiệp
Phiên bản 6.79 DOTA 2 đánh dấu sự lên ngôi của Crystal Maiden.
Sau hơn một tuần từ khi 6.79 được cập nhật vào DOTA 2, với những changelog dài dằng dặc làm thay đổi rất nhiều thứ căn bản của DOTA 2. Joindota đã có một thống kê nhỏ để xem ảnh hưởng của phiên bản này qua tỷ lệ ban/pick và mức độ thành công của các hero.
Đầu tiên, đây là năm hero được pick nhiều nhất cho tới hiện nay tại 6.79, những hero được pick tong hơn 1/3 trong 168 trận đấu chuyên nghiệp được thống kê trong thời gian qua.
Không ngạc nhiên khi Visage có mặt trong danh sách này, đây là hero được pick nhiều nhất của phiên bản trước, và ngay cả khi bị nerf giáp và kháng phép thì lượng damage và slow mà hero này mang lại cho trilane vẫn còn quá khủng khiếp. Clockwerk và Timbersaw trở thành những lựa chọn thường gặp cho cho vị trí offlane khi Bounty Hunter thường xuyên bị ban. Trong khi đó Luna, với việc Moon Glaive có thể bật qua lại giữa các unit, trở thành ngôi sang đang lên ngay từ những trận đấu đầu tiên của 6.79 và luôn mang lại kết quả khả quan cho đội đã lựa chọn hero này làm carry.
Sau khi được buff kha khá trong phiên bản 6.78, Crystal Maiden đã là một support được nhiều đội yêu thích. Nhưng với 6.79, khi early game trở nên khó lường hơn, Rylai trở thành một lựa chọn hoàn hảo với khả năng roam, hỗ trợ và cung cấp mana regen cho tất cả đồng đội, farm rừng khi cần thiết. Vì thế, quý cô băng giá này lại trở thành hero hot nhất tuần qua bởi không quá imba để phải ban, và luôn có chỗ trong những lượt pick đầu tiên.
Tiếp theo, hãy xem xét mức độ thành công của những hero có hơn 20 lần xuất hiện trong phiên bản mới cho tới nay.
Bounty Hunter là có lẽ là kẻ có lợi nhất trong meta game hiện nay với lối chơi chủ động và những combat nhỏ lẻ ngay từ đầu trận đấu. Năm hero còn lại đều được buff tương đối, trong đó Lich và Venomancer được Icefrog ưu ái nhất. Lich đã bị ban tới 120 lần trong các trận đấu của 6.79, nhiều hơn gấp bốn lần hero này bị ban từ trước tới nay. Trong khi đó Venom với các skill của mình hiện nay, có thể gây damage gấp năm lần so với các phiên bản trước.
Khá thú vị khi trong danh sách này có sự xuất hiện của Mirana, mặc dù được buff rất ít, đồng thời tầm nhìn ban đêm của hero này đã bị giảm về 800 như mọi hero khác. Tuy nhiên, với Ultimate tàng hình cho toàn đội, Mirana lần này đã trở lại đảm nhiệm vai trò carry, thường được pick để solo lane và farm trong khi các support của đội biến mất và thực hiện một vài pha đánh hội đồng ở đâu đó trên bản đồ.
Ở một khía cạnh khác, sau đây là những kẻ kém may mắn nhất của phiên bản mới:
Video đang HOT
Batride, Queen of Pain, Darkseer và Troll đều bị nerf ở những mức độ khác nhau và kết quả của các hero này cũng phản ánh điều đó. Khá kì lạ khi Enchantress có mặt ở đây, khi hero này trên thực tế được buff chút ít, tuy nhiên, khi khả năng farm rừng bị giới hạn, một hero như Bounty Hunter sẽ dễ dàng quấy phá và khiến Enchantress trở nên hoàn toàn vô dụng trong toàn bộ trận đấu.
Việc thay đổi chu kì ngày/đêm tưởng như là một buf cho Night Stalker nhưng nó lại có những ảnh hưởng tiêu cực khác: hero này sẽ có ít hơn hai phút để farm và lên level cho việc lang thang trong đêm đầu tiên. Ở phút thứ 4, NS thường chỉ đạt đến giữa level 4 và 5, và items thì hiếm khi đầy đủ. 62% vẫn là một con số lớn, nhưng liệu các đội có tiếp tục sử dụng hero này trong tương lai?
Theo VNE
Venomancer sự trở lại của vị vua độc tố DOTA 2
Venomancer là một trong những hero được buff mạnh nhất ở phiên bản DOTA 2 update 6.79.
Đã từng là 1 hot support trong đấu trường DOTA 1 - 2 chuyên nghiệp, Venomancer đã dần biến mất khi những hero khác được buff thêm sức mạnh, cùng với những sự thay đổi trong chiến thuật khiến cho vị vua này dần mất đi chỗ đứng. Có lẽ vì vậy mà ở phiên bản DOTA 2 update 6.79 mới của IceFrog, Venomancer là một trong những hero được buff mạnh nhất
Điểm qua những thay đổi
- Ultimate không còn bỏ qua những unit/hero đang tàng hình hoặc khuất sight.
- Venomous Gale tác dụng lên cả những unit/hero tàng hình.
- Cân bằng lượng damage trên giây của Venomous Gale từ 15/30/45/60 thành 0/30/60/90.
- Poison Sting tăng thời gian tồn tại từ 6/8/10/12 lên thành 6/9/12/15.
- Poison Sting không làm mất hiệu ứng hồi máu (từ bottle,healing salve,...) hoặc Blink Dagger.
- Plague Wards nhận 50% hiệu ứng từng Poison Sting(tăng theo level của skill Poison Sting), không cộng dồn và chỉ tính DPS cao nhất.
- Tiền nhận được từ việc phá hủy Plague Wards tăng từ 12/12/25/25 thành 20/25/30/35.
Đánh giá sự thay đổi
Gank
- Việc tăng lượng damage theo giây của skill 1 đã giúp cho tổng damage (tại level 4) gây ra tăng từ 340 damage lên thành 460 damage, điều này biến Venomancer trở thành một ganker vô cùng hiệu quả, giúp cho việc lên những core item trở nên nhanh chóng.
Liệu sắp tới sẽ có những Venomancer sở hữu Aghanim's Scepter từ rất sớm?
- Tăng thời gian tác dụng của Poison Sting khiến cho lượng damage theo thời gian của Venomancer được cải thiện 1 it.
- Việc Plague Wards có thêm hiệu ứng từ skill 2 giúp cho Venomancer hoàn toàn có thể kết liễu nốt những hero còn 1 ít máu đã may mắn chạy ra ngoài tầm đánh skill.
Solo lane
- Bằng việc Plague Wards có được lượng damage từ Poison Sting khiến cho việc last hit cũng như harass trở nên dễ dàng hơn.
- Việc tăng lượng damage từ skill 1 cũng giúp Venomancer có thể dọn dẹp 1 wave creep cực nhanh gọn. Khi lượng hp của melee creep là 500, với 460 damage từ skill 1 thì chỉ cần 1 Plague Wards là Venomancer có thể nhanh chóng bỏ túi vài trăm gold mà không cần liều lĩnh lao lên. Bằng cách này Venomancer có thể solo lane vô cùng hiệu quả để có thể đạt level cũng những item nhất định cho combat.
- Ở level 2, Plague Wards đã có lượng hp lên tới 200-tương đương với 3-5 lần đánh tay của các support, do đó việc phá hủy những Plague Wards nhanh chóng là điều không thể.
- Một đặc điểm rất thú vị nữa đối với những chiếc Wards này là nó được hưởng cả hiệu ứng từ item orb of Venom và lượng damage độc này hoàn toàn stack với Poison Sting.
Farm từ xa trở nên vô cùng dễ dàng đối với Venomancer.
Combat
- Việc được tăng lượng damage lớn ở cả 4 skill, việc gank từ sớm của Venomancer trở nên rất hiệu quả, điều này đem lại những lợi thế lớn ở mid game cho vị vua này khi hắn sở hữu được những core item.
Với Aghanim's Scepter, lượng damage gây ra ở ulti là 812/1215/1728.
Support
- Với nhữn thay đổi yêu cầu level, vị trí support của Venomancer dường như không bị tác động nào đáng kể. Và với những phân tích bên trên, dường như vị trí support không còn phù hợp với vị vua độc tố.
Chúng ta sẽ ít thấy những cảnh tượng như này nữa.
Kết luận
Việc trở lại của vị vua độc tố này là điều dễ thấy, tuy nhiên những thay đổi trên đã thực sự phù hợp hay chưa? Nhất là khi mà tại đấu trường lớn, thì tỉ lệ thắng của Venomancer vẫn còn rất thấp. Hay vị vua này cần một lối đi mới, một chiến thuật dành riêng cho mình?
Theo VNE
Đánh giá tác dụng mới của gậy xanh cho một số hero ở phiên bản DOTA 2 6.79 Phiên bản DOTA 2 6.79 mang lại khả năng sử dụng Aghanim's Scepter cho một số hero với những upgrade khá thú vị. Tuy nhiên hãy cùng đánh giá xem liệu tác dụng của gậy xanh lên các hero DOTA 2 này có thực sự hợp lí và đáng "đồng tiền bát gạo". Skywrath Mage - "0s cooldown, Pugna thích điều này". Một...