Ảnh hưởng của chứng khoán, Bảo hiểm Bảo Long báo lãi quý 1 lao dốc 72%
Do chi phí tài chính tăng đột biến khiến lợi nhuận sau thuế của Bảo hiểm Bảo Long lao dốc 72% xuống còn gần 14 tỷ đồng.
Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (BLI) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu thuần sụt giảm 7% xuống mức 214 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí tài chính tăng đột biến từ 2,4 tỷ của cùng kỳ lên tới hơn 31 tỷ đồng, tức tăng 1.197%.
Sau khi trừ thêm các chi phí khác, Bảo hiểm Bảo Long ghi nhận gần 14 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lao dốc tới 72% so cùng kỳ.
Theo Bảo hiểm Bảo Long, mặc dù doanh thu phí bảo hiểm quý 1/2020 tăng 5% khi đạt 309 tỷ đồng, song chi phí nhượng tái bảo hiểm lại tăng dẫn đến doanh thu thuần bị giảm 7%.
Còn chi phí tài chính tăng đột biến do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán nên công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Do đó, hoạt động tài chính của công ty bị lỗ hơn 11 tỷ đồng. Hiện Công ty đầu tư gần 65 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết và gần 5 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết.
Tại thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản của công ty sụt giảm nhẹ xuống 1.991 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là đầu tư tài chính ngắn hạn 931 tỷ đồng; tài sản tái bảo hiểm chiếm 311 tỷ đồng. Công ty chi 909 tỷ đồng dự phòng nghiệp vụ.
Video đang HOT
Hiện cổ đông lớn của BLI là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam ( Eximbank, EIB) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 81.8% và 6.5% tại BLI.
Về kế hoạch năm 2020, Bảo hiểm Bảo Long cho rằng là năm mà bối cảnh trong nước và quốc tế đều phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19. Nền kinh tế Việt Nam vì thế khả năng có nhiều diễn biến không tích cực, đặc biệt về tỷ giá, chỉ số chứng khoán, lãi suất ngân hàng. Những tác động này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm.
Do đó, trong năm 2020, BLI lên chỉ tiêu doanh thu bảo hiểm và doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 1,520 tỷ đồng và 96 tỷ đồng tăng 24% và gần 2% so với kết quả thực hiện năm trước.
Công ty lập chi phí trích lập dự phòng bảo hiểm và chi phí bồi thường là 117 tỷ đồng và 537 tỷ đồng, tương đương với 7.7% và 35.3% tổng doanh thu bảo hiểm. Vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 12% so với năm trước đạt hơn 74 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, BLI cũng lên chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dự kiến là 87.8 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước. Theo Công ty, kế hoạch này được xây dựng dựa trên cơ sở thực tế biến động của thị trường như lãi suất ngân hàng và các công cụ tài chính đều giảm và thị trường chứng khoán nhiều khả năng tiếp tục khó khăn với những biến động khó lường.
Hiện cổ phiếu BLI chỉ đang giao dịch quanh mốc 6.300 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 3% trong vòng 1 tháng qua.
Minh An
SSI Research đánh giá P/E thị trường đang ở mức thấp, VN-Index có cơ hội hồi phục trong thời gian tới
Sau nhịp giảm mạnh kể từ tháng 11 sang đầu tháng 12, trailing P/E của VN-Index hiện đang vận động ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Nền giá thấp sẽ thúc đẩy dòng tiền giải ngân, đặc biệt hướng tới nhóm cổ phiếu được dự báo có kết quả kinh doanh Q4 và 2020 tích cực.
SSI Research vừa có báo cáo đánh giá TTCK Việt Nam tháng 11 và triển vọng thị trường trong tháng cuối năm.
Trong tháng 11, vận động của VN-Index được chia thành hai giai đoạn rõ rệt. Nếu như khoảng thời gian đầu tháng chứng kiến sự bứt phá của chỉ số lên trên ngưỡng tâm lý 1.000 điểm thì giai đoạn còn lại, chỉ số quay đầu giảm mạnh. VN-Index đóng cửa phiên cuối tháng 11 tại mức 970,75 điểm, giảm 2,81% so với cuối tháng 10. VN30-Index vận động tương tự, mất 3,81% giá trị về 887,47 điểm.
GTGD cải thiện đáng kể nhờ mức tăng đồng đều ở cả kênh thỏa thuận và khớp lệnh. Thanh khoản bình quân phiên trên HOSE đạt 4,67 nghìn tỷ đồng ( 16,6% MoM), tương ứng với quy mô giao dịch cao nhất kể từ tháng 3/2019. Phiên 13/11 ghi nhận GTGD cao nhất tháng với 6,7 nghìn tỷ đồng, nhờ GDTT hơn 1,2 nghìn tỷ đồng đến từ CTG.
Lần đầu tiên kể từ Q1/2019, VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 1.000 điểm và thiết lập mức đỉnh tạm thời trong năm nay tại 1.024,91 điểm vào ngày 06/11. Động lực hỗ trợ cho VN-Index đến chủ yếu diễn biến tích cực của TTCK trên toàn cầu cùng với sự nâng đỡ của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM và VRE.
Mỹ và Trung Quốc tiến gần hơn tới một thỏa thuận thương mại mới. Tháng 11 chứng kiến những bước tiến quan trọng của Mỹ và Trung Quốc trong hoạt động đàm phán thương mại. Quan hệ thương mại Mỹ - Trung tích cực thúc đẩy chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm. S&P 500 tiếp nối xu hướng tăng được hình thành từ tháng 10/2019, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới quanh mức 3.153 điểm vào ngày 27/11. CBOE VIX giảm mạnh 4,5% MoM, phản ánh tâm lý tích cực của nhà đầu tư Hoa Kỳ.
VHM, VRE tăng giá trong những phiên đầu của tháng 11 nhờ thông tin tăng trưởng lợi nhuận và mua cổ phiếu quỹ. Theo đó, LNST Q3 của Vinhomes và Vincom Retail tăng tương ứng 52% YoY và 29% YoY; VHM và VRE cũng đăng ký mua lần lượt 60 triệu và 56,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, giao dịch trực tiếp trên sàn.
VHM tăng trần ngay phiên đầu tiên của tháng, và duy trì tăng trong 4 phiên liên tiếp sau đó. Xét trong tháng 11, VHM là cổ phiếu nâng đỡ nhiều nhất cho chiều đi lên của VN-Index, bên cạnh BID ( 3.15% MoM), VRE ( 3,77% MoM).
Ở chiều ngược lại, sự giảm điểm của VN-Index bắt đầu diễn ra từ phiên 07/11 và kéo dài cho đến hết tháng. Các nhịp hồi phục trong giai đoạn này đều yếu ớt cho thấy tâm lý thị trường chuyển rất nhanh sang trạng thái tiêu cực và thận trọng.
Tính trong tháng 11, NĐTNN bán ròng 104 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HOSE, tương ứng với tháng thứ 4 liên tiếp bán ròng, mặc dù vậy quy mô đã giảm đi đáng kế so với 3 tháng liền trước (hơn 1 nghìn tỷ đồng mỗi tháng). Tính thêm kênh thỏa thuận, khối ngoại đã bán ròng 1,06 nghìn tỷ đồng trên HOSE. Giao dịch của nhóm này tập trung vào VNM (-1,66 nghìn tỷ đồng) và CTG (-1,24 nghìn tỷ đồng). VRE và VHM dẫn đầu top mua ròng với quy mô 945 tỷ đồng và 298 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, tăng giá nhiều trong tháng 9 và 10 như VNM và nhóm ngân hàng VCB, CTG, HDB... đồng loạt bị bán ròng đã quay đầu giảm giá mạnh trong tháng 11, kéo theo sự giảm điểm của VN-Index. Tính toàn thị trường, nhờ lực mua ròng trên HNX, tổng giá trị bán ròng thu hẹp về 948 tỷ đồng, trong đó có 111 tỷ đồng thực hiện qua kênh khớp lệnh.
Cơ hội hồi phục trong tháng 12?
Theo đánh giá của SSI Research, trong tháng 12, những rủi ro từ bên ngoài vẫn còn rất lớn. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ ký kết thỏa thuận thương mại vào năm 2020. Điều này có nghĩa danh sách thuế tự vệ 4B của Mỹ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/12, thuế suất áp dụng là 15% đối với 175 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Sau khi Mỹ thông qua đạo luật Hong Kong, phía Trung Quốc cũng đã bắt đầu có những hành động phản ứng theo hướng ngày một gay gắt, tạo ra các căng thẳng khó lường cho đàm phán thương mại.
Quỹ Van Eck ETF và DB FTSE thực hiện đợt tái cơ cấu vào ngày 20/12, một ngày sau khi đáo hạn hợp đồng tương lai (19/12). Sự cộng hưởng của 2 yếu tố này sẽ khiến nhà đầu tư trong nước trở nên vô cùng thận trọng.
Ở góc độ tích cực, dòng tiền mới, đặc biệt là dòng tiền nước ngoài được kỳ vọng sẽ tích cực hơn. Việc ba chỉ số của sàn HOSE đi vào vận hành, bao gồm VN Diamond Index, VN Fin Lead và VN Fin Select là tiền đề cho các quỹ ETF mới. Xu hướng dòng vốn trên toàn cầu cũng đang tích cực hơn với cổ phiếu và thị trường mới nổi do lãi suất giảm và dự báo tăng trưởng kinh tế 2020 sẽ có chút khởi sắc nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ các nước.
Sau nhịp giảm mạnh kể từ tháng 11 sang đầu tháng 12, trailing P/E của VN-Index hiện đang vận động ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Nền giá thấp sẽ thúc đẩy dòng tiền giải ngân, đặc biệt hướng tới nhóm cổ phiếu được dự báo có kết quả kinh doanh Q4 và 2020 tích cực. Do đó, SSI Research kỳ vọng vào một nhịp hồi phục của VN-Index sau đợt giảm vừa qua, tuy nhiên với những yếu tố tác động trái chiều đã liệt kê ở trên đây, các nhịp giằng co tích lũy có thể xuất hiện trong quá trình hồi phục của chỉ số.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán 2-6/12: Vinamilk, Masan ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch căng thẳng với ảnh hưởng tiêu cực của nhiều "ông lớn". Khối ngoại có tuần bán ròng trên sàn HSX với giá trị hơn 529 tỷ đồng. VN-Index có 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm trước khi kết thúc tuần ở mức 963,56 điểm, giảm 7,19 điểm tương đương 0,74% so...