Ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn cao trong quý 1?
Lợi nhuận của Vietcombank được dự báo khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, của BIDV có thể giảm khá mạnh và thấp hơn của VietinBank. Nhóm các ngân hàng tư nhân được nhận định lợi nhuận lạc quan trong đó riêng VIB thậm chí có thể tăng tới 30%…
Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI ( SSI Research ) vừa công bố báo cáo ước tính lợi nhuận quý I/2020 của 26 doanh nghiệp trong đó có đề cập đến các ngân hàng.
Báo cáo cho thấy, các nhà phân tích vẫn lạc quan về kết quả của các ngân hàng khi tin tưởng lợi nhuận tiếp tục ổn định, khác hẳn so với nhiều ngành nghề khác.
Cụ thể với Ngân hàng Á Châu (HNX: ACB ), SSI Research ứớc tính lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn nột chút so với mức tăng trưởng chung toàn hệ thống là 1,1% so với đầu năm và ước tính chi phí dự phòng tín dụng tăng cao hơn so với quý I/2019.
HDBank ( HoSE: HDB ) được dự báo tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ và HDSaison trong quý I đạt khoảng 6% so với. Tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức 1,1% (so với 0,98% vào cuối năm 2019) ở ngân hàng mẹ, trong khi tỷ lệ nợ xấu đi ngang ở HDSaison. Ngân hàng vẫn bị tác động đáng kể từ dịch Covid-19 trong suốt thời gian này do đó, ước tính lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khiêm tốn trong quý I.
TPBank ( HoSE: TPB ) được dự báo lợi nhuận trước thuế quý I khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tăng lần lượt là 9% và 6% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy chủ yếu nhờ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay từ các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ nợ xấu tăng 1,8%, trong khi NIM giảm nhẹ xuống 4%.
Vietcombank ( HoSE: VCB ) được dự báo lợi nhuận trước thuế quý I đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 3% nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tăng lần lượt 3% và tăng 2% so với đầu năm. Ngân hàng tăng chi phí dự phòng đáng kể trong quý để chuẩn bị tốt cho việc nợ xấu tăng trong các quý sắp tới.
Video đang HOT
VIB ( UPCoM: VIB ) được ước tính ghi nhận khoảng hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương mức tăng 30% so với cùng kỳ.
VPBank ( HoSE: VPB ) thì các nhà phân tích cho rằng vì ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt trong quý I xấp xỉ tăng 6% so với đầu năm và ghi nhận một phần lợi nhuận từ danh mục trái phiếu trong 2 tháng đầu năm 2020 nên ước tính nhà băng này có thể đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong quý đầu năm nay.
Trước đó trong thư gửi tới cổ đông mới đây, Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cũng đã hé lộ phần nào kết quả kinh doanh quý 1 khi cho biết “mạc dù có bi anh huơng ban đâu bơi Covid-19 nhung ngân hàng vân ghi nhạn kêt qua kinh doanh tích cưc trong quý 1/2020 vê tang truơng tín dung, doanh thu và lơi nhuạn hơp nhât”.
Đối với BIDV ( HoSE: BID ), SSI Research ước tính thu nhập hoạt động trước trích lập dự phòng (PPOP) quý I ở mức 7.400 tỷ đồng (giảm 4% so với cùng kỳ), do tăng trưởng tín dụng và huy động giảm lần lượt 1% và 0,8% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính ở mức 1.850 tỷ đồng, giảm 28,6% so với cùng kỳ do chi phí dự phòng tăng mạnh.
VietinBank (HoSE: CTG ) được ước tính lợi nhuận trước thuế khoảng 3.100 tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ, dựa trên tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt giảm 1,2% và 1,5% so với đầu năm. Ngân hàng đã tăng chi phí dự phòng đáng kể trong quý để chuẩn bị tốt cho việc tăng nợ xấu trong quý tới.
Ngân hàng Quân đội ( HoSE: MBB ) sẽ tăng trích lập dự phòng trong quý I để tạo bộ đệm vốn trong các quý tới, ngay cả khi các khoản nợ xấu chưa tăng. Do đó, chi phí dự phòng có thể tăng vọt 30 – 35%, dẫn đến lợi nhuận trước thuế hầu như không đổi hoặc giảm nhẹ (0,5 đến 0,7% so với cùng kỳ).
Covid-19 ảnh hưởng đến donah thu và lợi nhuận của các ngân hàng, nhà đầu tư lo lắng
Báo cáo mới đây của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trong số các ngành kinh tế thì ngân hàng là bị ảnh hưởng khá lớn.
Hết quý 1/2020, tín dụng tăng 1,3% thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,2% cùng kỳ năm 2019, làm sụt giảm doanh thu, cũng như tăng rủi ro về nợ xấu do khách hàng gặp khó khăn và thực hiện cho vay ưu đãi hơn nhằm ứng cứu khách hàng. Ngoài ra, việc giãn, hoãn nợ và giãm lãi, phí cũng sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng; khiến giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh (-22,4%) so với đầu năm.
Tác động lên ngân hàng có độ trễ
Tại buổi giao lưu trực tuyến với Trí thức trẻ hôm 13/4, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công nhận định, doanh nghiệp đã bắt đầu “thấm” ảnh hưởng của Covid-19. Các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang sụt giảm doanh thu, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. Riêng với ngân hàng, ông Hồng Anh dự báo, 2 tháng tới sẽ là đến lượt ngành ngân hàng, cũng sẽ rất “thấm” tác động của Covid-19.
Ngọc Toàn
Lợi nhuận Ngân hàng SCB cũng 'lệch pha' sau kiểm toán
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lại "lệch pha" theo chiều hướng xấu so với báo cáo tự lập trước đó.
Cụ thể, khoản mục thu nhập lãi thuần sau kiểm toán vẫn gữ nguyên ở mức 4.029 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại suy giảm 16% về 1.419,8 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng giảm gần 3% về 440 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động khác cũng biến đổi tăng nhẹ hơn 1% lên 1.165 tỷ đồng.
Riêng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán kinh doanh vẫn giữ nguyên lần lượt là 69 tỷ và 1,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí hoạt động cũng giảm bớt 5,6% xuống còn 4.538 tỷ đồng sau kiểm toán. Ngược lại, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng nhích nhẹ lên 2.373
Do đó, sau cùng lợi nhuận cổ đông ngân hàng giảm 2,6% xuống mức 162,6 tỷ đồng so với báo cáo tự lập và giảm 3,7% so với năm 2018.
Hiện SCB có vốn điều lệ 15.232 tỷ đồng, tổng tài sản 567.894 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2019.
Nói về nợ xấu của SCB, nếu giai đoạn 2009 ở mức đỉnh 11,4% thì sau khi sáp nhập năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống mức 7,23% với 6.373 tỷ đồng, nhưng xét về giá trị thì đây là mức cao nhất từ trước tới nay của nhà băng này.
Sau khi bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), hiện tỷ lệ nợ xấu của SCB giảm xuống còn 0,49% tại thời điểm cuối năm 2019, tương ứng 1.644 tỷ đồng.
Điều đáng nói là tổng lượng trái phiếu VAMC do SCB nắm giữ đến cuối năm 2019 là 31.747 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi VAMC bắt đầu mua nợ xấu. Giá trị trái phiếu VAMC chiếm 5,59% tổng tài sản của ngân hàng này.
Năm qua, SCB bán thêm nợ xấu cho VAMC, qua đó nắm thêm 5.000 tỷ đồng trái phiếu do tổ chức này phát hành. SCB tăng bán nợ cho VAMC trong khi ngày càng nhiều ngân hàng trích lập dự phòng xong và hoàn tất đưa nợ xấu về cùng một sổ.
Minh An
VietinBank đặt mục tiêu tăng tín dụng tối đa 8,5%, giữ lại hết lợi nhuận 2019 Ngân hàng lên kế hoạch tổng tài sản tăng 1-3%, trong đó huy động vốn tăng 5-10%. Chỉ tiêu tín dụng 2020 tăng trên 4% và tối đa theo hạn mức NHNN giao, 8,5%. VietinBank trình cổ đông giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2019, cổ tức tiền mặt tỷ lệ 0%. VietinBank (HoSE: CTG) công bố tài liệu họp cổ đông...