Ảnh: Hơn 10.000 trẻ 5 – 11 tuổi tại Đà Nẵng tiêm vaccine COVID-19
Đà Nẵng sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 – 11 tuổi, học sinh lớp 6 tiêm trước, giảm dần dần đến độ tuổi nhỏ hơn.
Hôm nay (22/4), ngành y tế Đà Nẵng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đợt 1 diễn ra từ ngày 22 đến 27/4, tiêm khoảng 10.300 trẻ; trẻ lớp 6 sẽ tiêm trước và giảm dần theo độ tuổi. Loại vaccine sử dụng là Moderna.
Công tác tiêm được tổ chức theo hình thức cuốn chiếu theo trường, theo địa bàn, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Các đơn vị phụ trách tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm, trong đó lưu ý khai thác kỹ tiền sử mắc COVID-19 của trẻ và có chỉ định hoãn tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Ngành y tế TP Đà Nẵng và các quận, huyện tổ chức 8 điểm tiêm, gồm: Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Cung thể thao Tiên Sơn, Ký túc xá phía Tây, Trung tâm Văn hóa – Thông tin các quận Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.
Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị theo dõi sau tiêm chủng ít nhất 30 phút. Sở hướng dẫn phụ huynh, người giám hộ theo dõi trẻ chặt chẽ tại nhà trong 24h và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau tiêm.
Phụ huynh, người giám hộ cần theo dõi trẻ trong 7 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm và thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Sở Y tế Đà Nẵng cũng khuyến cáo phụ huynh, người giám hộ trẻ cần liên hệ các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có biểu hiện sức khỏe bất thường như: sốt cao (390C), tím tái, khó thở… hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24h sau tiêm chủng, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình tiêm chủng, tại các điểm tiêm, ngành y tế Đà Nẵng bố trí đầy đủ trang thiết bị, phương tiện để kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm cũng như phân công cụ thể người hỗ trợ cấp cứu, đội cấp cứu lưu động, phương tiện vận chuyển bệnh nhân.
Hà Nội mở cao điểm tiêm vaccine xuyên Tết; Không gây khó khăn cho người dân về quê
Theo Chỉ thị hỏa tốc số 03, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu mở cao điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 xuyên Tết; Yêu cầu không gây khó khăn cho người dân về quê... Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị hỏa tốc số 03 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống dịch; Hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân phải được bảo đảm tính khoa học, hiệu quả; Không đặt ra những quy định về phòng, chống dịch trái với hướng dẫn, quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, gây khó khăn cho người dân nhất là trong dịp về quê ăn Tết.
Hà Nội sẽ tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022.
Ông Chu Ngọc Anh cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; Dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; Tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và thành phố để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các địa phương chủ động thực hiện phương án, kịch bản cấp độ cao; Phân công lực lượng, tổ chức diễn tập, ứng trực, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh theo nguyên tắc "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ; Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; Kiên quyết kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, nhất là dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022; Quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau.
Chỉ thị số 03 cũng khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết; Phát huy hiệu quả phần mềm quản lý người nhiễm COVID-19; Hoạt động tổ COVID cộng đồng; tăng cường các hình thức tiếp nhận, xử lý thông tin (tổng đài, nhóm zalo, facebook...); huy động các lực lượng tham gia tổng đài tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân liên quan đến phòng, chống dịch, an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ, phát thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà... đảm bảo kịp thời, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, giúp người dân yên tâm điều trị.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê, lập phương án các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng, người từ chối tiêm trên địa bàn; Tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động, thực hiện chiến dịch cao điểm tiêm chủng xuyên Tết Nguyên đán từ ngày 1/2/2022 đến ngày 28/2/2022 theo lời phát động của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai "Thần tốc" và "Thần tốc hơn nữa" việc tổ chức tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của ngành y tế.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng dịp Tết Nguyên đán đồng thời tiếp tục rà soát người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà; rà soát tiêm đủ liều vaccine cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để không bỏ sót, chuẩn bị cho học sinh đến trường an toàn; phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi 3, mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong Quý I năm 2022.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, công nhân, người lao động thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, nhất là trong quá trình di chuyển về quê, sinh hoạt trong dịp Tết và trở lại nơi làm việc sau Tết.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc; phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.
Ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Căn cứ tình hình dịch tại địa phương và số lượng học sinh được tiêm vaccine để chủ động xem xét, quyết định cho học sinh đã tiêm đủ 2 mũi được đi học trực tiếp và chủ động thông báo trước cho phụ huynh, học sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất; xây dựng phương án, kịch bản, chỉ đạo các trường tổ chức tập huấn, diễn tập các tình huống khi phát sinh F0 với nhiều kịch bản, cấp độ dịch, các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đính chính phát ngôn 'Hoàn trả 2 lô vaccine gia hạn' Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác nhận việc phát ngôn về 2 lô vaccine tăng hạn sử dụng là "chưa đúng thẩm quyền". Tối 7/12, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội cho biết: Do chưa nắm được đầy đủ thông tin, nên bản thân đã trao đổi về việc...