Ánh hồi quang của một “ngôi sao cô đơn”
Dù huấn luyện viên (HLV) tài danh Lê Thụy Hải đã xa người hâm mộ bóng đá nước nhà, về nơi an nghỉ cuối cùng, nhưng không hiểu sao, nghĩ về ông, trong đầu tôi cứ văng vẳng những ca từ: Em hãy nhìn vào cuộc đời, trong một đời có những cuộc đời. Em hãy nhìn vào lòng người, trong mỗi người có cả mọi người, có em và có tôi… trong bài hát nổi tiếng Ngôi sao cô đơn của cố nhạc sĩ Thanh Tùng.
Phải rồi, ở sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội ( V.League) gần 20 năm qua, HLV Lê Thụy Hải đích thực là một “ngôi sao”. Có điều “ngôi sao” ấy mang trong mình một cá tính lớn, không chiều lòng số đông nên lắm lúc “cô đơn”. Và ông hơn những “ngôi sao cô đơn” khác là ngay cả khi qua đời, vẫn để lại những ánh hồi quang khá mạnh!
Gọi HLV Lê Thụy Hải là một “ngôi sao” bởi ông là nhà cầm quân nội địa đầu tiên và khá hiếm hoi đến tận bây giờ có 3 lần đoạt chức vô địch giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia trong màu áo câu lạc bộ (CLB) B.Bình Dương (các năm 2007, 2008 và 2014). Bên cạnh đó là 2 cúp quốc gia các năm 2008, 2014. Cùng thành tích này với ông, chỉ có nhà cầm quân quê Thanh Hóa Chu Đình Nghiêm khi ông Nghiêm dẫn dắt đội Hà Nội giành ngôi quán quân trong các năm 2016, 2018, 2020. Cả hai đều 3 lần vô địch, đoạt 2 cúp quốc gia (ông Nghiêm đoạt cúp năm 2019, 2020), thậm chí họ Chu còn nhỉnh hơn với 3 siêu cúp quốc gia (2018, 2019, 2020)… Nhưng những gì ông Hải đạt được quả thực rất đáng nói, bởi ông không có đầy đủ các bằng cấp cần thiết dành cho một HLV; các danh hiệu cũng chỉ đến với ông khi ông đã qua tuổi 60, thậm chí gần 70 (năm 2014) và ở 2 giai đoạn khác nhau có nhiều biến động khác nhau của cùng một đội bóng. B.Bình Dương trước và sau năm 2010 không có được sự ổn định như CLB Bóng đá Hà Nội trong khoảng thời gian 2016 – 2020.
Trước và sau khi giành vinh quang với đội bóng đất Thủ Dầu Một, HLV Lê Thụy Hải đã phiêu du ở rất nhiều đội bóng của các tỉnh, thành trong nước, nào Đà Nẵng (2005), Thể Công (2009), Ninh Bình (2010), Hải Phòng (2012)… Riêng với đội bóng Thanh Hóa, ông có tới ba lần tái hợp: Lần đầu năm 2003 ở giải hạng Nhất; lần thứ hai năm 2011 và lần thứ ba năm 2016 đều ở giải chuyên nghiệp vô địch quốc gia.
Video đang HOT
Trong 2 lần ông Hải dẫn dắt vào các năm 2003, 2011… đội bóng bên bờ sông Mã đều có tới 2/3 mùa giải thi đấu rất “bốc”, đứng trước cơ hội thăng hạng (2003) hoặc đoạt huy chương (2011). Vậy mà khi giải chỉ còn vài ba vòng đấu nữa là kết thúc thì đội lại bất ngờ sa sút, thành tích không được như kỳ vọng. Đã có những tiếng bấc, tiếng chì và rõ ràng đó là nốt trầm trong cuộc đời cầm quân của một HLV danh tiếng.
Ở Việt Nam cũng như thế giới, các “ngôi sao” trên sân bóng hay trên băng ghế huấn luyện thường là người của “chốn lao xao”, chốn của những tấm màn nhung và ánh đèn màu, được các ông bầu săn đón, mời mọc cùng vô số mỹ từ, lời có cánh… Thế nhưng, HLV Lê Thụy Hải lại là một trường hợp khác: Nhiều vị chủ tịch CLB hay ông bầu “ngại”, “bằng mặt mà không bằng lòng” với ông – dẫu họ cần sự hợp tác, giúp đỡ của ông. Tất cả chỉ vì ông thẳng quá, dám nói những điều người khác biết là không phải không đúng nhưng… ngại nói. Ông không ngại mất lòng khi phải tranh luận đến nơi đến chốn với các ông chủ CLB; ông công khai đòi HLV phải được toàn quyền về chuyên môn và yêu cầu chế độ đãi ngộ cũng phải như một ngôi sao sân cỏ… Cũng vì cá tính ấy, bản lĩnh ấy mà trước thời HLV Park Hang Seo, nhiều lần Liên đoàn Bóng đá Việt Nam muốn một nhà cầm quân nội địa dẫn dắt đội tuyển quốc gia nhưng không dám chọn ông vì sợ “vạ miệng”, sợ có lúc ông phát ngôn không “rào trước đón sau” gây nên sự thất thố…
Ánh hồi quang khá mạnh của HLV Lê Thụy Hải sẽ còn được nhiều người nhắc đến với những phát ngôn như: “Chỗ của anh ở trên kia (khán đài), anh đừng làm thay việc của tôi” (ông Hải nói với ông bầu Nguyễn Đức Kiên khi ông Kiên xuống sân, có ý can thiệp vào chuyên môn); “Tôi là hàng Việt Nam chất lượng cao nên hưởng lương như vậy (100 triệu đồng/tháng) mới xứng đáng”; “Tôi đòi mức đãi ngộ cao không phải vì quá cần tiền mà là để các ông bầu tôn trọng, đánh giá đúng công việc của HLV”…
Lúc ông mới chia tay bóng đá Thanh Hóa lần thứ ba (2016), nhiều người còn chưa biết ông bị ung thư tuyến tụy. Có lẽ, nếu không bị bệnh hiểm nghèo thì lúc này ông vẫn đang dẫn dắt một đội bóng nào đó, ở một giải đấu chưa hoàn toàn chuyên nghiệp là V.League và rất có thể ở một đường biên nào đó, ông đang phất tay theo đường lên bóng của học trò… Song kim cổ xưa nay, ai nào chống lại được quy luật sinh – lão – bệnh – tử nghiệt ngã!
Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một “ngôi sao cô đơn” nhưng khi qua đời vẫn còn đó ánh hồi quang!
HLV Lê Thụy Hải và trận cầu lịch sử hai miền Nam Bắc
Ít người biết rằng thời còn thi đấu, cố HLV Lê Thụy Hải từng ghi nhiều bàn thắng, trong đó phải kể tới bàn thắng đầy ý nghĩa mang tính lịch sử của bóng đá Việt Nam sau ngày giải phóng.
Ngày 7/1/1976, HLV Lê Thụy Hải khi đó còn đang là cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp đã khoác áo đội Tổng cục Đường sắt đại diện cho miền Bắc tham dự trận cầu mang tính lịch sử của bóng đá Việt Nam, gặp CLB Cảng Sài Gòn đại diện cho bóng đá miền Nam trên sân Cộng Hòa (này là SVĐ Thống Nhất) tại TP.HCM.
Đây có thể nói là một trận đấu rất được chờ đợi bởi nó chính là trận đấu đầu tiên giữa hai đội bóng của hai miền Nam, Bắc sau ngày giải phóng đất nước 30/04/1975.
HLV Lê Thụy Hải từng tỏa sáng trong trận đấu đầu tiên của bóng đá hai miền Nam, Bắc
Và ở trận đấu này, chơi ở vị trí tiền vệ, ông Lê Thụy Hải đã có màn trình diễn chói sáng để giúp đội Tổng cục Đường sắt giành chiến thắng.
Giữa hiệp một, từ một pha tổ chức tấn công, ông Hải lơ đã tạt bóng cho HLV Mai Đức Chung khi đó đang chơi tiền đạo để mở tỷ số trận đấu. Chưa dừng lại ở đó, HLV Lê Thụy Hải cũng là người nâng tỷ số lên 2-0 từ ngoài vòng cấm trong hiệp 2. Đây cũng là bàn thắng cuối cùng của trận đấu giúp bóng đá miền Bắc thắng chung cuộc 2-0.
Do sự bất ổn của biên giới phía Bắc và Tây Nam nên phải tới năm 1980, các đội bóng hai miền Nam, Bắc mới có cơ hội gặp nhau lần nữa, khi giải Vô địch Quốc gia ra đời dưới tên gọi giải A1 toàn quốc, đội Tổng cục Đường Sắt của ông Hải cũng là CLB đầu tiên vô địch toàn quốc.
Đó cũng là năm cuối cùng HLV Lê Thụy Hải thi đấu cho đội bóng của ngành Đường sắc trước khi giã từ sự nghiệp quần đùi áo số. Sau khi treo giày, ông đã tự tìm tòi và theo học làm HLV.
Ông Hải lơ bắt đầu sự nghiệp cầm quân khi nhận lời làm làm trợ lý cho đội Tổng cục Đường Sắt vào năm 1995, trước khi trực tiếp dẫn dắt đội Quảng Ngãi ở mùa bóng 1996.
Những năm tiếp theo đó, cố HLV Lê Thụy Hải đã dẫn dắt Bình Dương, An Giang, nữ Than Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội ACB, SHB Đà Nẵng, Thể Công Viettel trước khi kết thúc sự nghiệp dẫn dắt tại đội bóng FLC Thanh Hóa vào năm 2016.
Điều chưa kể về "người đặc biệt" Lê Thụy Hải Khi nhận được tin anh Lê Thụy Hải qua đời, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người hâm mộ bóng đá vô cùng xúc động. Xin nhắc tới những kỷ niệm về anh để biết đến một cầu thủ đam mê, máu lửa, cháy hết mình trên sân cỏ, một người thầy hết mực thương yêu học trò và tận tâm với...