Ảnh hiếm về cuộc sống Triều Tiên bên sông
Những khoảnh khắc hiếm hoi về cuộc sống và hoạt động ở đất nước Triều Tiên bí ẩn hiện lên qua những bức ảnh do các nhiếp ảnh gia chộp được khi đi trên con sông Yalu chảy giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Dưới đây là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Jacky Chen khi đi trên thuyền du lịch trên sông Yalu:
Nhóm binh lính nữ Triều Tiên đi tuần dọc sông Yalu hôm 11/4/2013
Một lính Triều Tiên đang giặt tất còn người kia rửa tay trên sông Yalu
Nhóm lính Triều Tiên đang tập ném lựu đạn trên bờ sông hôm 8/4/2013
Hai lính nữ đang đùa nghịch trong lúc làm nhiệm vụ tại thị trấn Sinuiju, đối diện với thành phố Đan Đông của Trung Quốc hôm 8/3/2013
4 cậu bé người Triều Tiên chơi trò ném đá xuống sông Yalu hôm 30/3/2013
Một nữ quân nhân Triều Tiên đang canh gác ở khu vực gần bờ sông hôm 10/10/2006
Video đang HOT
Lính Triều Tiên dùng ống nhòm giám sát thuyền du lịch Trung Quốc hôm 30/4/2012
Nhóm lính Triều Tiên chơi guitar ở nơi gần bờ sông Yalu hôm 15/4/2009
Người lính Triều Tiên vẫy chiếc thuyền du lịch Trung Quốc đi ngang qua
Cô gái và hai nữ binh Triều Tiên quan sát thuyền du lịch đi ngang qua
Người dân Triều Tiên câu cá bên bờ sông Taedong trong Ngày quốc tế về người già hôm 1/10//2010
Người dân Triều Tiên giặt quần áo trên sông đóng băng rải rác
Một công nhân đường sắt Triều Tiên đứng trước cổng ngôi nhà của ông
Người phụ nữ Triều Tiên địu con đang được một quân nhân Triều Tiên chở bằng xe gắn máy
Theo 24h
Chiến tranh Triều Tiên: Những xác chết ám ảnh
Đang học lớp 3, Ha Young Yoon và các bạn hò reo sung sướng khi nghe tin chiến tranh nổ ra. Nhưng chỉ ít lâu sau đó, họ nhận ra rằng "chiến tranh là điều tồi tệ nhất".
6 thập kỷ sau khi chiến tranh nổ ra, bà Ha Young Yoon, nay đã 68 tuổi, vẫn nhớ như in sự khốc liệt của cuộc chiến và nỗi đau mất đi người thân yêu.
Dưới đây là câu chuyện bà Ha Young Yoon kể gần đây với báo New York Times:
Khi Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu, tôi mới học lớp 3. Đó là vào ngày 25/7/1950. Buổi sáng hôm đó, khi chúng tôi đang nghe giảng thì đột nhiên các thầy cô giáo bảo chúng tôi tập hợp ngoài sân. Chúng tôi thậm chí còn không biết tại sao phải tập trung. Các thầy cô thông báo họ đã triển khai B-29 (tôi nghĩ đó là một loại máy bay). Mọi người có hiểu tôi nói gì không? Họ nói rằng Bắc Triều Tiên tuyên bố chiến tranh và đã vượt qua biên giới đánh xuống phía nam. Các thầy cô bảo chúng tôi về nhà và đợi thông báo của nhà trường. Nghe thế, tất cả chúng tôi đều reo lên. Chúng tôi không hiểu chiến tranh là như thế nào, nên chỉ thấy sung sướng khi những ngày tới không phải đi học, dù gương mặt các thầy cô giáo rất lo lắng.
Ảnh do quân đội Mỹ chụp ghi lại cảnh hàng loạt tù chính trị bị quân đội Hàn Quốc hành hình vào tháng 7/1950.
Khi chúng tôi đang ở nhà, lính Triều Tiên đã đánh vào quê tôi, tỉnh Choong Chun Nam Do. Đột nhiên, tôi thấy cả khu vực chỉ toàn lính Triều Tiên. Chúng tôi sợ những người nghèo hơn lính Triều Tiên. Người nghèo dẫn lính Triều Tiên tới nhà người giàu. Trong chiến tranh mọi người đều bị thiệt hại ít nhiều, nhưng người giàu bị lấy hết tài sản. Người giàu trở thành mục tiêu đầu tiên. Thực sự lính Triều Tiên cư xử rất tốt. Nhưng chúng tôi sợ những người nghèo đã phản bội chúng tôi. Chúng tôi không biết điều đó nếu lính Triều Tiên không nói ra.
Nhà tôi và nhà chú tôi giàu nhất trong vùng. Nhà chúng tôi rất rộng. Lính Triều Tiên lấy nhà của chúng tôi làm văn phòng. Cả gia đình tôi phải sống chung trong một phòng. Họ không làm hại chúng tôi, mà chúng tôi chỉ thấy bất tiện. Họ không hèn mọn vì họ được huấn luyện rất tốt. Chị gái tôi 22 tuổi nhưng họ không làm hại chị hay gia đình tôi. Họ ngủ ở phòng khách. Chỉ có chỉ huy cấp cao của họ mới có tất, còn binh lính cấp dưới chỉ buộc vải quanh chân để chống chọi với cái lạnh. Hồi đó thực phẩm rất hiếm. Nhưng vì lính Triều Tiên dùng nhà của chúng tôi làm văn phòng nên họ thường xuyên cho chúng tôi thực phẩm, nhất là mực khô.
Gia đình tôi, gia đình chú tôi và 2 nhà khác bị đưa ra tòa án dân sự và bị kết án tử hình. Chúng tôi trốn chạy đến trại tị nạn. Đi bộ suốt quãng đường dài 4km và leo lên núi, chúng tôi thấy rất nhiều hố nhỏ, trong đó là những xác người bị bắn chết. Chúng tôi đã suýt bị hành hình kiểu này, nhưng may mắn là chúng tôi trốn kịp. Sau đó, chúng tôi nghe tin quân đội Hàn Quốc đã đẩy quân Triều Tiên tới Busan.
Lính Mỹ phát sô-cô-la cho trẻ em Hàn Quốc. Đó là lý do nhiều trẻ em Hàn Quốc hồi đó coi người Mỹ như thiên thần xuống thăm Trái đất
Những người làm trong đồn cảnh sát và quan chức đều bị cắt tay hoặc bị bắn. Sau đó, máy bay chiến đấu nã đạn từ trên trời xuống. Nhưng các máy bay ấy không phải của lính quân Triều Tiên, mà của Liên Hợp Quốc, của lính Mỹ. Rất nhiều người chết. Tôi còn thấy người đổ gục ngay cạnh mình, rất nhiều xác người. Tất cả đàn ông đều trốn hết vì nếu bị phát hiện họ đều phải ra chiến trường. Chúng tôi trốn vào núi để tránh máy bay của Liên Hợp Quốc.
Tất cả con gái đều mặc quần áo con trai để tránh bị cưỡng hiếp. Phụ nữ phải làm việc rất nặng nhọc vì gần như chẳng còn người đàn ông nào. Mấy đứa con gái phải ngủ chung để chia sẻ chăn, nhưng có khi chỉ được đưa một chân vào chăn trong khi trời rét cắt da cắt thịt. Đêm tối trên núi mới rét làm sao. Chúng tôi thật thấm thía cái lạnh và cuộc sống cực nhọc. Tôi ít tuổi nhất trong nhà nên tôi phải xuống núi để về nhà lấy gạo. Khi xuống núi, tôi rất sợ khi nhìn thấy cả vùng cháy rực lửa. Tôi phải tìm cách đi qua đám cháy. Xác người đang thối rữa rải khắp nơi. Tôi thấy ngạt thở vì mùi hôi thối. Tôi thấy rất nhiều xác chết trong hố khắp vùng núi nơi chúng tôi trú ẩn. Cứ khi nào người ta thông báo có máy bay, mọi người đều phải chạy trốn.
Ngày 28/9, quân đội Hàn Quốc đẩy lui quân Triều Tiên. Ngày hôm đó, tất cả lính Triều Tiên đều đi hết. Người dân trong khu vực trở về nhà mình sau thời gian trốn chạy. Khi về nhà, chúng tôi nhận ra rằng tất cả mọi người đều mất ít nhất một người thân trong gia đình. Anh trai tôi bị bắt trong thời chiến. Mọi thứ bị phá hết nên các cửa hàng đều bị đóng cửa.
Tôi không thể giải thích tất cả những nỗi đau đó bằng lời nói. Có quá nhiều thứ để kể. Nhiều gia đình không còn ai sống sót, không ít gia đình chỉ còn 1 đứa trẻ sống sót. Đứa trẻ ấy sau đó cũng chết vì không được ai chăm sóc. Vì thế, tôi tin rằng chiến tranh là điều tồi tệ nhất từng xảy ra trên thế giới này. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tôi cảm thấy nỗi đau ngay bên mình, nhưng không thể nói hết bằng lời.
Chị dâu tôi không còn thời gian để khóc chồng chết, vì chị phải chạy vạy để nuôi sống đàn con. Chị ấy là phụ nữ, mà lại không còn ai để dựa khi lúc ấy mới 32 tuổi. Tôi vẫn nhớ những giọt nước trong mắt chị ấy. Chị ấy không khóc nhưng, dù lúc đó còn ít tuổi, tôi vẫn cảm nhận được chị ấy đang cố nói thành lời. Tôi hiểu chị ấy đau đến mức nào.
Một số em bé mồ côi ở Seoul được đưa về trại trẻ tại Taegu
Sau đó, nhà trường thông báo học sinh và tất cả những ai không thể đi học vì chiến tranh được đến trường. Đó là vào năm 1951, tôi trở lại trường. Trường học không còn chiếc bàn chiếc ghế nào cả. Chúng tôi được một số sinh viên đại học dạy vì các giáo viên cũ đều đã chết trong chiến tranh.
Nhiều vị trí ngồi trong lớp tôi bị bỏ trống vì không ít học sinh chết trong chiến tranh. Chúng tôi cảm nhận được nỗi đau ấy khi thầy cô điểm danh.
Tôi nghĩ rằng chiến tranh không nên xảy ra. Nhiều tài liệu ghi chép giải thích chiến tranh một cách tỷ mỉ, nhưng không đi qua nó thì không ai hiểu nỗi đau của việc mất đi người thân ngay bên mình thực sự như thế nào. Mất người thân, hy vọng, ước mơ, mất mọi thứ, thậm chí mất cả cuộc sống. Sau chiến tranh, tôi hiểu rằng hòa bình là điều quý giá nhất. Đó là sự thật. Không ai có thể tưởng tượng chiến tranh qua những chương trình TV mà chúng ta xem ngày nay hay bất kỳ sách báo nào.
Ngay cả khi lúc đó tôi mới học cấp 1, tôi đã thấy nhiều điều kinh khủng, cảm nhận được bằng da thịt mình, chứng kiến tận mắt vô số xác chết. Không ai biết trong đống xác chết đó anh tôi nằm ở đâu.
Sau 60 năm, Triều Tiên và Hàn Quốc một lần nữa lại đứng bên bờ vực chiến tranh, có thể bằng vũ khí hạt nhân. Bắc Triều Tiên liên tục thực hiện nhiều hành động gây hấn mạnh mẽ chưa từng thấy, đến mức khó hiểu. Đằng sau biểu hiện này này là gì? Mời đón đọc bài Giải mã thái độ căng cứng của Triều Tiên vào 9/4/2013.
Theo 24h
Cuộc chiến tương tàn Triều Tiên - HQ Sáng sớm hôm đó, hơn 100.000 quân Bắc Triều Tiên bất ngờ vượt vĩ tuyến 38 tràn sang miền Nam cùng với những đợt pháo kích dữ dội. Đó là màn khởi đầu của cuộc chiến khiến hàng triệu người thiệt mạng, mà miền Bắc gọi là để giải phóng đất nước, còn miền Nam gọi là cuộc chiến xâm lược. Sau 60...