Anh đưa 195 máy thở, máy tạo oxy tới Ấn, máy của EU cũng sắp đến
Lô vật tư y tế quốc tế đầu tiên được đưa tới Ấn Độ là của Anh, với 100 máy thở và 95 máy tạo oxy. Hàng trăm máy thở và máy tạo oxy từ Anh và các nước trong Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ tiếp tục được đưa tới Ấn Độ.
Lô vật tư y tế đầu tiên gồm 100 máy thở và 95 máy tạo oxy được đưa tới sân bay ở New Delhi, Ấn Độ vào đầu ngày 27-4 – Ảnh: Twitter/Arindam Bagchi
Hãng AFP đưa tin lô vật tư y tế khẩn cấp đầu tiên của quốc tế đã được đưa tới Ấn Độ ngày 27-4. Đây là một phần trong số nhiều vật tư được các nước dự kiến đưa tới để hỗ trợ Ấn Độ giữa “sóng thần” COVID-19.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, lô vật tư y tế này, gồm 100 máy thở và 95 máy tạo oxy, đã được đưa tới sân bay thủ đô New Delhi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi đã đăng hình ảnh các thiết bị này được đưa xuống máy bay Hãng Lufthansa (Đức).
Video đang HOT
Anh là một trong vài nước cho biết sẽ hỗ trợ Ấn Độ. Họ dự kiến gửi tổng cộng hơn 600 mẫu thiết bị y tế cần thiết, gồm 495 máy tạo oxy, 120 máy thở không xâm lấn và 20 máy thở cầm tay trong tuần này.
Mỹ, Pháp, Đức, Canada, EU và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết sẽ gửi các vật tư hỗ trợ tới Ấn Độ.
Trong đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington sẽ gửi lên tới 60 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca hỗ trợ nước ngoài. Chưa rõ những nước nào sẽ nhận số vắc xin này, nhưng Ấn Độ dường như có khả năng cao sẽ được nhận sau khi ông Biden có cuộc trao đổi với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Pháp cho biết sẽ gửi 8 đơn vị sản xuất oxy, cũng như bình chứa oxy và máy trợ thở tới Ấn Độ. Trong khi đó, EU cho biết số hàng hỗ trợ đầu tiên từ các nước thành viên của họ sẽ được đưa tới Ấn Độ trong “những ngày tới”.
Số vật tư này sẽ gồm 365 máy thở và 700 máy tạo oxy từ Ireland, 120 máy thở từ Thụy Điển, 58 máy thở từ Luxembourg, 80 máy tạo oxy từ Romania, và hàng ngàn liều thuốc Remdesivir từ Bỉ và Bồ Đào Nha.
Hôm 27-4, Ấn Độ công bố ghi nhận thêm 323.144 ca nhiễm trong 24 giờ qua, trở thành ngày thứ 6 liên tiếp có số ca nhiễm trên 300.000 ca/ngày. Họ cũng ghi nhận 2.771 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã tăng lên lần lượt hơn 17,64 triệu và 197.894.
Châu Âu sẽ đoạn tuyệt với chủ nghĩa dân túy?
Bất chấp những lo sợ ban đầu về đại dịch COVID-19 cùng những hoảng loạn gắn với cuộc chia ly đầy biến động của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đang có được tính gắn kết chặt chẽ hơn so với nhiều năm trước đây.
Lãnh đạo EU thảo luận tại một kỳ Hội nghị thượng đỉnh trong năm 2020. Ảnh: EPA
Khi COVID-19 lan tới châu Âu hồi năm ngoái, các nhà lãnh đạo EU dòng chính đã vượt lên khác biệt và tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề nhạy cảm, từ phục hồi kinh tế trong đại dịch đến biến đối khí hậu và thậm chí là cả thỏa thuận thương mại liên quan đến việc Anh rời khỏi EU (Brexit) đầy khó khăn vào phút chót. Những đảng phải dân túy, hoài nghi EU từng có được sự lớn mạnh sau khủng hoảng tài chính và nhập cư giờ đang bị đẩy ra rìa, với ảnh hưởng ngày càng co hẹp.
Với các đảng phái truyền thống và dòng chính, vẫn còn đó những lo ngại về dự báo kinh tế không mấy khả quan trong năm 2021. Nhưng nếu lãnh đạo EU sử dụng ưu thế chính trị vượt trội, theo đuổi đồng nhất và hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn, kết hợp nâng cao phúc lợi xã hộ, khối này sẽ có được cơ hội lớn hơn để trở lại với nền chính trị truyền thống.
Có thể chỉ là nhất thời, nhưng mức độ tín nhiệm của người dân với giới lãnh đạo dòng chính tăng mạnh trong thời gian qua. Tỉ lệ người dân hài lòng với Thủ tướng Đức Angela Merkel là 71% (tăng 18%). Con số này với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte là 57% (tăng 12%) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là 49% (tăng 9%).
Các đảng phái chính trị dòng chính cũng là người được lợi. Đảng trung hữu cầm quyền tại Áo, Hà Lan cùng với chính phủ cầm quyền tại Đan Mạch, Bồ Đào Nha lần lượt do đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xã hội làm nòng cốt đều vượt lên dẫn đầu về tỉ lệ ủng hộ cử tri trong các cuộc thăm dò gần đây.
Trong khi đó, chính phủ do các đảng theo đường lối dân túy nắm quyền đang thoái trào. Đảng Luật pháp và Công lý ở Ba Lan chỉ có được mức tín nhiệm 34% (giảm 8% so với một năm trước), trong bối cảnh chính quyền của Thủ tướng Mateusz Morawiecki thực thi nhiều chính sách đối nội gây tranh cãi, không xử lý tốt khủng hoảng COVID-19. Tại Hungary, đảng cầm quyền của Thủ tướng Viktor Orban không còn là đại diện cho đảng phái được người dân ủng hộ nhiều nhất, với mức tín nhiệm thấp nhất kể từ năm 2017.
Ngoài xu hướng đảo nghịch này, lãnh đạo EU trong năm qua cũng đạt được một loạt thành công chính sách. Tại hội nghị thượng đỉnh EU tháng 12/2020, lãnh đạo khối đã đạt được thỏa thuận về gói ngân sách 1.300 tỉ USD, cùng với đó là quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch trị giá 916 tỉ USD. Lãnh đạo các nước cùng đạt đồng thuận nội khối về xử lý các khoản vay chung, chi cho y tế, nền kinh tế xanh, kinh tế số.
Năm 2021 hứa hẹn sẽ tạo ra nền tảng hợp tác rộng hơn về đổi mới chính sách, giúp tăng cường liên kết nội khối và triệt tiêu sự hồi phục của chủ nghĩa dân túy. Việc ông Joe Biden lên nắm quyền tại Mỹ sẽ tạo ra nền tảng tươi mới cho hợp tác xuyên Đại Tây Dương. Đơn cử, cả Mỹ và EU hiện đều muốn khôi phục lại nỗ lực hợp tác nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm carbon đầy tham vọng.
Thỏa thuận Mỹ-EU về tạo dựng "sân chơi cấp độ xanh" có thể thúc đẩy dịch chuyển toàn cầu về năng lượng sạch.Về thương mại toàn cầu, động lực cải cách có thể sẽ đưa Brussels và Washington đạt được đồng thuận về thiết lập các tiêu chí trong lao động, bảo vệ mối trường, cải cách hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...
Tuy nhiên, bài học từ khủng hoảng kinh tế vẫn là một lời nhắc nhở đối với lãnh đạo EU: Lòng tin vào các thiết chế chính trị có thể tan vỡ và chủ nghĩa dân túy thường có điều kiện trỗi dậy trong các giai đoạn căng thẳng về tài chính. Nếu nền kinh tế xuất hiện các dấu hiệu xấu đi, EU phải sẵn sàng đối diện với những thách thức thông qua huy động những nguồn lực hợp lý.
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1 Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi Nhật Bản và các nước khác chưa ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của các nước ký hiệp ước. TPNW sẽ có hiệu lực từ ngày 22/1. Tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn...