Anh dự trữ thừa tới 210 triệu liều vaccine COVID-19
Một nghiên cứu mới đây cho thấy Anh đang nỗ lực dự trữ tới 210 triệu vaccine COVID-19 không cần thiết cho tới cuối năm nay, trong bối c ảnh nhiều nước vẫn đang vật lộn tìm kiếm nguồn cung vaccine để tiêm chủng cho người dân.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine COVID-19 tại trung tâm tiêm chủng hộp đêm đầu tiên của Anh ở Birmingham. Ảnh: PA
Theo trang The Guardian (Anh), dữ liệu từ công ty phân tích Airfinity cho biết khoảng 467 triệu liều vaccine COVID-19 sẽ được chuyển đến Anh vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, nước này chỉ cần 256,6 triệu liều để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho tất cả công dân trên 16 tuổi và tiêm liều nhắc lại cho những người dễ bị tổn thương vào mùa thu.
Tính đến ngày 7/8, đã có khoảng 74,5% người dân Anh trên 18 tuổi được tiêm chủng đầy đủ và 88,9% được tiêm ít nhất một liều. Nếu những công dân đủ điều kiện còn lại được tiêm đầy đủ trong năm nay, nước Anh vẫn dư thừa khoảng 210 triệu liều vaccine. Ngay cả khi tiêm vaccine cho 100% dân số, nước này vẫn sẽ thừa 186 triệu liều vaccine.
Tổ chức phát triển toàn cầu Global Justice Now đã đối chiếu các số liệu và cho biết số vaccine thừa này có thể cung cấp cho khoảng 211 triệu người sống ở 10 quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới.
Ông Nick Dearden, Giám đốc của Global Justice Now, cho rằng đó là một “sự xúc phạm đối với hàng nghìn người tử vong mỗi ngày”. Trong khi các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đang phải chật vật tìm nguồn cung vaccine, Vương quốc Anh lại lên kế hoạch tiêm chủng cho thanh thiếu niên và triển khai liều thứ 3.
Vấn đề này càng gây tranh cãi khi nước Anh đã nỗ lực cản trở việc từ bỏ tạm thời quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19.
Chính phủ Anh dự kiến sẽ thúc đẩy triển khai tiêm liều vaccine thứ ba kể từ tháng tới, bất chấp lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc tạm hoãn các mũi tiêm nhắc lại nhằm mục tiêu tiêm phòng cho 10% dân số toàn thế giới vào cuối tháng 9. Tổ chức này ước tính ít nhất 60 – 70% dân số thế giới cần được tiêm chủng để đạt được “khả năng miễn dịch toàn cầu”.
Ông Max Lawson, người đứng đầu tổ chức Oxfam, cho biết tình hình hiện tại giống như “chế độ phân biệt chủng tộc về vaccine”.
“Chính quyền Anh đang phớt lờ lời khuyên của WHO, triển khai tiêm vaccine tăng cường và bảo vệ bằng sáng chế vaccine một cách độc đoán. Hành động này sẽ chỉ khiến đại dịch kéo dài thêm. Cuối cùng, những đột biến của virus sẽ làm suy yếu chương trình tiêm chủng của chính nước Anh”, ông Lawson nói.
Video đang HOT
Vương quốc Anh tặng vaccine cho cơ chế Covax. Ảnh: Getty Images
Bà Shami Chakrabarti, cựu trưởng nhóm chính sách pháp lý của Công đảng Anh, kêu gọi Anh và các quốc gia giàu có khác cần “có trách nhiệm làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ người dân ở các quốc gia còn lại”.
Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ cho biết Vương quốc Anh đã cam kết hỗ trợ phục hồi toàn cầu trong đại dịch COVID-19 và cải thiện khả năng tiếp cận vaccine.
“Chúng tôi đã cam kết tặng 100 triệu liều vaccine COVID-19 vào tháng 6/2022. Những đợt giao hàng đầu tiên bắt đầu từ tuần trước. Trên hết, nguồn tài trợ của Anh đang giúp cung cấp hơn một tỉ liều vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thông qua cơ chế Covax”, người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết.
Theo thống kê của Our World In Data, 10 quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất hiện nay bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo (0,005%), Haiti (0,003%), Burkina Faso (0,01%), Vanuatu (0,03%) , Nam Sudan (0,04%), Yemen (0,04%), Chad (0,04%), Syria (0,05%), Guinea Bissau (0,06%) và Benin (0,1%).
Một tháng thu phí vaccine gây tranh cãi ở Ấn Độ
Ấn Độ từng cho phép các bệnh viện tư thu phí của người tiêm vaccine, nhưng phải đảo ngược chính sách sau một tháng vì vấp nhiều tranh cãi.
Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng bằng cách tiêm miễn phí cho tất cả y bác sĩ và nhân viên tuyến đầu từ tháng 1. Việc tiêm chủng trong giai đoạn đầu chỉ diễn ra tại các cơ sở y tế do chính phủ điều hành.
Trong giai đoạn hai, bắt đầu từ ngày 1/3, chính phủ bắt đầu tiêm cho những người trên 60 tuổi và người trên 45 tuổi có bệnh lý nền. Vaccine tiếp tục được cung cấp miễn phí tại các trung tâm tiêm chủng của chính phủ, nhưng chính quyền Thủ tướng Narendra Modi bắt đầu cho phép các cơ sở y tế tư nhân tiêm với giá 250 rupee/mũi (gần 3,4 USD), trong đó 150 rupee là tiền vaccine, còn lại là phí dịch vụ tiêm.
Chính phủ Ấn Độ sau đó thông báo mở rộng đối tượng tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành từ ngày 1/5, nhưng có một điều đáng chú ý là không phải tất cả mũi tiêm đều miễn phí.
Theo chính sách mới, Ấn Độ phân phối vaccine qua ba kênh gồm liên bang, bang và bệnh viện tư nhân. Nửa số vaccine mà các nhà sản xuất cung cấp được chuyển cho chính quyền liên bang, trong khi chính quyền các bang và bệnh viện tư nhân chia đều 50% còn lại.
Nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu và người trên 45 tuổi thuộc nhóm được tiêm vaccine miễn phí tại các trung tâm tiêm chủng của chính phủ. Những người đủ điều kiện còn lại sẽ được tiêm tại các điểm tiêm chủng của chính quyền bang hoặc bệnh viện tư nhân, nhưng không phải tất cả đều miễn phí.
Một điểm tiêm chủng ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Các công ty sản xuất vaccine được phép tự quyết định giá bán cho chính quyền các bang và bệnh viện tư nhân. Điều này khiến một số bang phải mua vaccine với giá cao gấp đôi mức giá bán cho chính quyền liên bang, trong khi bệnh viện tư cũng phải trả giá cao không kém để cạnh tranh nguồn vaccine. Điều này khiến một số bang khó miễn phí tiêm chủng cho người dân, trong khi các bệnh viện tư nhân cũng phải tăng giá tiêm vaccine.
"Việc chính quyền liên bang và cấp bang phải trả mức giá khác nhau để mua vaccine là không hợp lý", Chandrakant Lahariya, chuyên gia về chính sách y tế, nói.
Giới chuyên gia cho biết trong những ngày đầu của đợt mở rộng tiêm chủng, phần lớn vaccine chỉ được triển khai ở các bệnh viện tư nhân ở nhiều thành phố. Tại Bangalore, từ ngày 1/5 đến 7/5, vaccine chỉ được cung cấp tại các bệnh viện tư lớn như Manipal, Apollo, BGS Gleneagles.
Bệnh viện Apollo đã tính phí 850 rupee (gần 11,5 USD) cho mỗi liều vaccine tại 5 trung tâm tiêm chủng của họ trên toàn thành phố. Giá tiêm vaccine tại bệnh viện Manipal lên tới 1.350 rupee (hơn 18 USD), trong khi ở BGS Gleneagles là 1.500 rupee (hơn 20 USD). Tại bệnh viện BP Poddar ở Kolkata, giá tiêm vaccine thậm chí bị đẩy lên 2.000 rupee/liều (gần 27 USD).
Tới ngày 7/5, chỉ có một trung tâm y tế công ở thành phố Bangalore bắt đầu cung cấp vaccine Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Nhiều chuyên gia chỉ trích chính sách mới, cho rằng chỉ có một phần nhỏ dân số nước này đủ khả năng chi trả mức phí tiêm chủng quá cao của các bệnh viện tư nhân. Một người sống ở mức nghèo khổ tại Ấn Độ chỉ kiếm được 50 rupee mỗi ngày và chi phí tiêm vaccine có thể chiếm phần lớn thu nhập tháng của họ. Khoảng 1/4-1/3 dân số Ấn Độ sống dưới mức nghèo khổ.
Indranil, nhà kinh tế y tế và phó giáo sư tại Đại học Toàn cầu OP Jindal, nói ngân sách 350 tỷ rupee (hơn 4,7 tỷ USD) mà chính phủ dành riêng cho chiến dịch tiêm chủng là "quá đủ" để trang trải toàn bộ chi phí vaccine cho tất cả người dân.
Nhiều người ban đầu hoan nghênh chính sách tính phí vaccine với hy vọng khuyến khích các nhà sản xuất tăng nguồn cung vaccine giữa lúc Ấn Độ thiếu hụt. Tuy nhiên, Misha Ketchell, bình luận viên của Conversation , cho rằng đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vaccine không đơn thuần là hàng hóa.
"Nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, vì vậy cần giảm thiểu mọi rào cản đối với tiêm chủng", Ketchell viết. "Đây là lý hầu hết các nước trên thế giới như Australia, Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc đều cung cấp vaccine miễn phí cho tất cả người dân".
Hơn một tháng sau khi triển khai chính sách tính phí tiêm chủng, Thủ tướng Modi ngày 7/6 thông báo đảo ngược quyết định này. Ông cho biết chính phủ liên bang sẽ mua vaccine trực tiếp từ các nhà sản xuất và phân phối miễn phí cho các bang kể từ ngày 21/6, nhằm thúc đẩy chương trình tiêm chủng quốc gia.
"Kể từ hôm nay, tất cả người từ 18 tuổi trở lên đều được tiêm vaccine miễn phí theo chiến dịch của chính phủ Ấn Độ và tốc độ tiêm chủng sẽ tăng lên", Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah nói trong chuyến thăm bang Gujarat hôm 21/6.
Ấn Độ, quốc gia gần 1,4 tỷ dân, đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả dân số trưởng thành trước cuối năm nay. 27% người dân Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 7,6% đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo NYTimes.
Chiến dịch tiêm chủng của quốc gia này chủ yếu dựa vào hai loại vaccine nội địa gồm Covishield, một phiên bản của AstraZeneca, và Covaxin được công ty Bharat Biotech phát triển. Vaccine Sputnik V của Nga cũng được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Ấn Độ.
"Vaccine sẽ được cung cấp miễn phí trong chiến dịch tiêm chủng của chính phủ Ấn Độ, dù đó là người nghèo, người thuộc tầng lớp trung lưu hay giới thượng lưu", Thủ tướng Modi nói hồi đầu tháng 6.
Modi thêm rằng những người không muốn tiêm vaccine miễn phí tại các cơ sở của chính phủ có thể lựa chọn tiêm chủng tại bệnh viện tư. Tuy nhiên, chính phủ tái áp đặt quy định mức giá trần 150 rupee (khoảng 2 USD) cho mỗi liều.
"Chính sách mới sẽ giúp việc phân phối vaccine công bằng trên toàn quốc, mang lại lợi ích cho một bộ phận lớn người dân", Rajinder K. Dhamija, trưởng khoa thần kinh tại Đại học Y Lady Hardinge và cựu thành viên WHO tại Viện Dịch tễ Quốc gia, nói.
Lợi nhuận của AstraZeneca tăng mạnh trong nửa đầu năm 2021 Hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh ngày 29/7 cho biết thu về 1,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 từ sản phẩm vaccine ngừa COVID-19. Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN Trong 6 tháng đầu năm 2021, AstraZeneca đã bàn giao khoảng 319 triệu liều vaccine trên toàn thế giới, thu về 572 triệu USD ở châu Âu và 455 triệu...