Anh đối mặt với tình trạng “đói nghèo kỹ thuật số”
Học trực tuyến đang trở nên phổ biến trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, có một mặt trái ít được nói tới.
Khi trường học phải đóng cửa vì đại dịch những trẻ em thuộc các hộ gia đình thu nhập thấp đang có nguy cơ mất đi cơ hội duy nhất để được bình đẳng với các bạn cùng trang lứa, đó là đến trường và được giáo dục. Nước Anh hiện đại và phát triển nhưng cũng đang gặp phải tình trạng “đói nghèo kỹ thuật số”.
Alexsis Wright giờ đang phải cho con học ở nhà, giống như hầu hết các em học sinh khác trên khắp cả nước Anh. Khi các trường chuyển sang học trực tuyến, vấn đề bắt đầu nảy sinh. Chị không có laptop, máy tính bảng, chỉ còn mỗi chiếc điện thoại vỡ màn hình, dung lượng tốc độ cao thì hết.
“Máy tính tôi không có tiền mua. Các cháu học trên điện thoại của tôi mà gói 4G tốc độ cao cả tháng thì tiết kiệm lắm cũng 2 tuần là hết rồi” – chị Alexsis Wright chia sẻ.
Dù chính phủ Anh đã rất nỗ lực để kiểm soát dịch, tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc buộc phải đóng cửa các trường học. Có ngoại lệ cho con cái của những nhân viên y tế tuyến đầu và những đối tượng nghèo khó nhưng vẫn chỉ trong một giới hạn nhất định.
Ông Chris Dyson – giáo viên tại Trường Tiểu học Parklands, Leeds, Anh – cho biết: “Những quy định và biện pháp này thực sự có chút mâu thuẫn. Ví dụ, các em hoàn cảnh khó khăn vẫn được phép đến lớp thì ngay ngày mai, toàn khối tiểu học trường này có luôn 300 em đi học. Như vậy thì cũng chẳng còn gì gọi là giãn cách xã hội nữa” .
Video đang HOT
Chính phủ Anh cũng ngay lập tức có giải pháp đó là hỗ trợ băng thông điện thoại tốc độ cao cho các gia đình khó khăn và cung cấp 1 triệu laptop miễn phí. Tuy nhiên, dự án tới mùa hè này mới được hoàn tất triển khai. Như vậy có nghĩa là vẫn đang tồn tại một sự chênh lệch khá lớn ở toàn bộ các cấp học, trong chương trình dạy học. Phong tỏa càng lâu, các bậc phụ huynh lại càng không biết phải để con mình bắt kịp các bạn ra sao.
“Tôi không thể mua thêm laptop cho các cháu học. Nếu giờ được quay lại lớp thì tốt quá. Các cháu nhà tôi chậm chương trình so với rất nhiều bạn khác” - chị Sandra Wager cho biết.
Nhưng giờ nỗi lo của những phụ huynh như chị Sandra có lẽ sẽ vơi đi một chút khi mà đầu năm 2021 này, đài BBC đã quyết định dành kênh sóng truyền hình để phát chương trình học chính khóa cho học sinh cấp 1 và cấp 2. Sẽ có đủ tất cả các môn, chia làm các tiết học 20 phút. Trong thời đại của Internet, tivi truyền thống lại đang là cứu tinh của nhiều gia đình ở Anh.
Huawei tham vọng thống trị công nghệ xe tự lái
Huawei muốn mang thế giới kỹ thuật số lên mọi chiếc xe hơi sau khi mảng bán dẫn, 5G và smartphone bị Mỹ kìm hãm.
Mục tiêu mới của Huawei được đưa ra trong bối cảnh công ty không còn nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, lĩnh vực này lại được đánh giá là đúng hướng bởi xe thông minh đang được chính phủ Trung Quốc thúc đẩy. Huawei cũng không công bố việc tham gia lĩnh vực xe tự lái mà đang tiến sâu vào mảng này một cách âm thầm.
Huawei đang chuyển hướng sang lĩnh vực xe tự lái. Ảnh: Handout .
Tháng 11 năm ngoái, khi công ty sáp nhập bộ phận kinh doanh ôtô thông minh vào mảng kinh doanh tiêu dùng do Richard Yu - người góp phần xây dựng "đế chế" thiết bị di động của Huawei trong hai thập kỷ qua - đứng đầu, giới quan sát đã suy đoán Huawei muốn nhân rộng thành công ở mảng smartphone sang xe tự lái. Thậm chí, có ý kiến cho rằng các phương tiện thông minh sẽ trở thành yếu tố đóng góp lớn vào tổng doanh thu của tập đoàn này trong tương lai.
"Kinh doanh xe thông minh là lĩnh vực mới của Huawei. Chúng tôi kiên nhẫn và có đủ chiến lược để đầu tư vào lĩnh vực này mà không yêu cầu phải mang về lợi nhuận trong thời gian ngắn", phát ngôn viên của Huawei nói với SCMP .
Người đại diện của Huawei cho rằng ngành công nghiệp xe thông minh đang trải qua những thay đổi to lớn. "Nó giống sự chuyển đổi giữa điện thoại cơ bản sang điện thoại thông minh trong ngành di động vậy", ông nói. "Tương lai của chúng tôi là mang thế giới kỹ thuật số đến mọi chiếc xe hơi".
Chiến lược mới của Huawei có thể khiến các đối thủ nhỏ hơn tại Trung Quốc lo lắng. Tuy nhiên, bản thân công ty cũng đang chống lại sự cạnh tranh gay gắt của những "gã khổng lồ" công nghệ trong nước. Hiện Alibaba, Tencent và Baidu đang đổ xô vào lĩnh vực xe thông minh. Họ đã đổ "tiền tấn" vào các công ty ôtô truyền thống và đưa vào các giải pháp vận hành thông qua công nghệ deep learning và AI - những lĩnh vực mà Huawei còn yếu.
Theo giới chuyên gia, nếu cung cấp các công nghệ truyền tin đầu cuối, Huawei sẽ có lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh xe thông minh. "Các công nghệ và thiết bị thông minh cho ôtô do Huawei cung cấp đều bắt nguồn từ mảng kinh doanh điện tử viễn thông của hãng", Chen Jiana, nhà phân tích ở lĩnh vực ôtô tại công ty nghiên cứu và đầu tư EqualOcean, nhận xét. "Công nghệ thông tin và viễn thông đang là những thứ cốt lõi của Huawei và sẽ tạo ưu thế cho hãng trong lĩnh vực xe thông minh".
Công nghệ radar và hệ thống thu thập thông tin từ môi trường xung quanh là ví dụ điển hình về khả năng làm chủ công nghệ của Huawei. Năm 2019, công ty đã sử dụng công nghệ 5G kết hợp hệ thống radar cùng cảm biến sóng milimet và radar cảm biến laser cho các phương tiện giao thông thông minh.
Sau đó, Huawei tiếp tục thành lập một nhóm nghiên cứu khác, chuyên tập trung phát triển cảm biến LiDAR đa kênh với chi phí thấp. Mục tiêu của hãng là phổ biến công nghệ này cho các phương tiện thông minh toàn cầu.
Huawei hiện đã bắt tay sản xuất radar laser - cảm biến có các thành phần về tần số vô tuyến tương tự công nghệ 5G, chỉ khác bước sóng. "Huawei cũng đang có các kênh, chuỗi cung ứng mạnh mẽ để sản xuất hàng loạt linh kiện và công nghệ ôtô với giá phải chăng", Ariel Zhou, Giám đốc chiến lược của công ty Rhino.ai, nhận xét.
Theo ông Chen, việc Huawei tham gia cung ứng thiết bị và giải pháp công nghệ cho xe tự lái có thể giúp chi phí tạo nên một chiếc xe thông minh thấp hơn so với hiện nay. Khi chi phí giảm xuống, các công ty sẽ tập trung nhiều hơn cho nghiên cứu các công nghệ đột phá, cũng như giảm nguy cơ bị Mỹ đưa vào "danh sách đen" do sử dụng công nghệ Mỹ.
Cột mốc quan trọng khác trong quá trình phát triển phương tiện thông minh của Huawei là giới thiệu Huawei HI vào tháng 10/2020. Đây là nền tảng được phát triển dựa trên HarmonyOS nhưng tập trung cho xe tự lái, gồm khả năng tự điều khiển thông minh và xử lý các chướng ngại vật trên đường đi. Giải pháp này cũng liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường để lập bản đồ, phát hiện chướng ngại vật và dẫn đường tốt hơn.
"Huawei HI sẽ mở ra một chương mới cho Huawei ở lĩnh vực kinh doanh xe thông minh", Liang Chao, trưởng nhóm phân tích ngành ôtô tại công ty chứng khoán Guosen, nhận định. "Huawei sẽ quan trọng với ngành công nghiệp ôtô trong tương lai, như Intel với ngành công nghiệp máy tính", ông đánh giá.
Tuy vậy, theo ông Zhou, Huawei sẽ gặp phải một số trở ngại. Đầu tiên là HarmonyOS. "Hệ điều hành Harmony thiết kế để sử dụng trên nhiều nền tảng, bao gồm cả phương tiện giao thông, mà không cần điều chỉnh. Điều này có thể khiến các ứng dụng trên đó bị lỗi. Hệ điều hành này chưa sẵn sàng cho các sản phẩm tiêu dùng", ông Zhou nói.
Dù đã có một số giải pháp cho xe thông minh, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi và một số Giám đốc cấp cao vẫn nhấn mạnh trong một số bài phát biểu trước truyền thông rằng công ty chưa có ý định sản xuất ôtô thông minh mà chỉ muốn cung cấp thiết bị liên lạc và phần mềm cần thiết cho cuộc cách mạng xe thông minh.
Thực tế, Huawei đã bắt đầu thực hiện mục tiêu đó từ tháng 5 năm ngoái khi thành lập liên minh với 18 nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Mục tiêu của nhóm là đẩy nhanh quá trình phát triển và thương mại hóa các phương tiện giao thông kết nối 5G trong nước. Tuy nhiên, công ty chủ yếu cung cấp một số phần cứng cho xe, chạy phần mềm độc quyền, không tham gia vào quá trình sản xuất xe.
Ông Biden tuyển coder bằng một đoạn mã ẩn Tổng thống Biden tuyển chuyên gia công nghệ cho Dịch vụ Kỹ thuật số của chính phủ Mỹ. Theo Reuters, trang web của Nhà Trắng, dưới thời Tổng thống Joe Biden, vừa gửi lời mời tham gia làm việc tại Dịch vụ Kỹ thuật số của chính phủ Mỹ đến các chuyên gia công nghệ bằng một đoạn mã HTML ẩn. Đoạn code...