Anh điều tra đánh giá ảo trên Amazon, Google
Cơ quan cạnh tranh Anh mở cuộc điều tra chính thức Amazon và Google vì quan ngại các hãng này chưa đủ nỗ lực chống lại đánh giá ảo trên nền tảng của họ.
Cơ quan Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) cho biết sẽ thu thập thêm thông tin để xác định Google và Amazon có vi phạm luật tiêu dùng không vì không bảo vệ khách hàng trước các đánh giá giả mạo. Trước đó, vào tháng 5/2020, CMA điều tra và đánh giá một số hệ thống, quy trình nội bộ trong xác định và xử lý với đánh giá ảo của Amazon, Google.
Một báo cáo hồi tháng 2 của Which chỉ ra vài người bán hàng còn mua đánh giá ảo “theo lố”. Chẳng hạn, một website đánh giá ảo cung cấp 1.000 bài đánh giá với giá 11.000 USD, còn một trang khác nói có thể giúp người bán hàng Amazon đạt trạng thái Amazon’s Choice (sản phẩm được đánh giá cao, giá tốt, sẵn sàng giao ngay) chỉ trong 2 tuần. Một số trang còn đề nghị đổi đánh giá ảo lấy sản phẩm miễn phí hoặc giảm giá.
Các hội nhóm bán đánh giá Amazon còn xuất hiện trên mạng xã hội như Facebook, Telegram. Tuần trước, Amazon cho rằng các mạng xã hội cần chi nhiều tiền hơn để nhổ tận rễ thế lực xấu, sử dụng nền tảng của họ để thu thập đánh giá ảo.
Andrea Coscelli, phụ trách CMA, lo ngại hàng triệu người mua sắm trực tuyến sẽ bị lừa đảo khi đọc đánh giá ảo, sau đó bỏ tiền dựa trên những đánh giá này. Ông cho rằng sẽ không công bằng nếu một doanh nghiệp có thể giả mạo đánh giá 5 sao để đưa sản phẩm, dịch vụ của họ lên vị trí nổi bật, trong khi các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp lại thua cuộc.
Video đang HOT
Đầu năm nay, Amazon cấm người bán và người mua lợi dụng tính năng đánh giá trên sàn. Công ty đình chỉ, cấm và có hành động pháp lý chống lại những tài khoản vi phạm chính sách. Mỗi tuần, sàn này phân tích hơn 10 triệu đánh giá. Tháng 9/2020, Amazon gỡ bỏ 20.000 đánh giá sản phẩm sau khi cuộc điều tra của tờ Financial Times ám chỉ một số người có thể được hưởng lợi khi để lại đánh giá tích cực.
Giá trị thương hiệu của Amazon lớn hơn Apple, Google
Trong số 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới, 7 cái tên đứng đầu đều liên quan đến lĩnh vực công nghệ.
Báo cáo BrandZ được hãng nghiên cứu Kantar (Anh) công bố ngày 21/6 cho thấy Amazon là thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong năm 2021 với giá trị 684 tỷ USD. 2 vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Apple, Google với giá trị 612 tỷ USD và 458 tỷ USD.
Theo SCMP , báo cáo của Kantar đánh giá 18.500 thương hiệu tại 51 quốc gia trên thế giới. Danh sách 100 thương hiệu đắt giá nhất được tính toán dựa trên giá trị tài chính của công ty mẹ, khả năng thúc đẩy doanh số từ thương hiệu.
Các hãng công nghệ chiếm 7/10 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu
Trên bảng xếp hạng của Kantar, các hãng công nghệ chiếm 7/10 vị trí cao nhất. Trong số 10 thương hiệu này, có 8 cái tên đến từ Mỹ và 2 thương hiệu của Trung Quốc.
Theo Reuters , hãng game Tencent đứng thứ 5 với giá trị thương hiệu 240 tỷ USD, trong khi Alibaba xếp thứ 7 với giá trị 197 tỷ USD bất chấp sự giám sát, cạnh tranh gay gắt trên chính quê nhà.
"Các thương hiệu Trung Quốc đang phát triển đều đặn và chậm rãi, đã có những bước tiến đáng kể từ khi nhiều công ty tận dụng sức mạnh công nghệ, nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển tại Trung Quốc và trên thế giới", Graham Staplehurst, Giám đốc chiến lược toàn cầu của Kantar nhận định.
Trong khi giá trị thương hiệu Amazon tăng 64% hay Apple tăng 74%, Tesla là thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất toàn cầu. Theo Kantar, thương hiệu của hãng xe này tăng 275% trong một năm, đạt 42,6 tỷ USD.
Ngoài Tesla, 5 thương hiệu Trung Quốc đã tăng hơn gấp 2 lần giá trị gồm Pinduoduo và Meituan, các sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Tiếp theo là hãng sản xuất rượu Moutai và nền tảng chia sẻ video TikTok.
10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới theo bảng xếp hạng Kantar BrandZ.
Theo SCMP , các hãng Trung Quốc đã củng cố sự hiện diện trên bảng xếp hạng Kantar năm nay, chiếm 18/100 thương hiệu đắt giá nhất. Tổng giá trị của các thương hiệu Trung Quốc trong top 100 chiếm 14%, tăng từ mức 11% cách đây 10 năm.
Trong khi đó, giá trị của các thương hiệu châu Âu trong top 100 chỉ chiếm 8%. Thương hiệu châu Âu đắt giá nhất trong bảng xếp hạng của Kantar là hãng thời trang Louis Vuitton từ Pháp, xếp thứ 21, tiếp theo là tập đoàn phần mềm SAP của Đức, hạng 26. Trong khi đó, thương hiệu Anh duy nhất lọt top 100 là Vodafone, xếp hạng 60.
Zoom, nền tảng gọi video nhóm do doanh nhân người Mỹ gốc Hoa Eric Yuan sáng lập, lần đầu tiên lọt top 100 thương hiệu đắt giá nhất, xếp hạng 52. Những dịch vụ gọi video được sử dụng phổ biến trong bối cảnh đại dịch khiến nhiều người học tập, làm việc tại nhà.
Mặc dù những cái tên Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều, các thương hiệu Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng của Kantar với 56/100 công ty, tổng giá trị chiếm 74%.
CEO Tim Cook tìm cách ngăn luật chống độc quyền CEO Tim Cook đã đích thân liên lạc với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và nhiều thành viên khác trong Quốc hội để bày tỏ lo ngại về luật chống độc quyền. Luật chống độc quyền sẽ đẩy các "ông lớn" công nghệ vào thế khó Đầu tháng này, các nhà lập pháp Mỹ đề xuất 6 dự luật nhắm vào...