Ảnh: Đêm trong viện dã chiến ở tâm thảm họa động đất, sóng thần Indonesia
Cập nhật của nhà báo Quang Trung từ Palu, Indonesia cho thấy 10 ngày sau thảm hoạ động đất, sóng thần các bệnh viện dã chiến ở đây vẫn trong tình trạng quá tải.
Động đất, sóng thần tại Palu khiến hơn 1.500 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương dẫn tới tình trạng quá tải nghiêm trọng tại bệnh viện.
Bệnh viện dã chiến được lập ra khắp thành phố Palu, đảo Sulawesi, nơi vừa chịu ảnh hưởng nặng nề bởi động đất và sóng thần hôm 28/9 vừa qua.
Các bệnh viện được lập ra bởi quân đội Indonesia, tổ chức chữ thập đỏ và các tổ chức quốc tế nhằm trợ giúp những người bị thương. Tuy nhiên, chung với hoàn cảnh hiện tại, điều kiện cơ sở vật chất ở đây cực kỳ khó khăn.
Các bệnh viện dã chiến có khoảng 30-40 bệnh nhân, tất cả đều là nạn nhân của động đất và sóng thần. Trong những khu lều, điều kiện chăm sóc y tế chỉ dừng ở mức cơ bản. Chỉ có điện thắp sáng chạy bằng máy phát, nước sử dụng hạn chế nên mùi hôi nồng nặc.
Arya, 10 tuổi tới từ Duson Dolo bị một vết rách trên đầu dài 10cm do bê tông rơi trong khi thoát thân. Arya nhập viện từ ngày 29/9 và hiện tại vẫn trong tình trạng thiếu ổn định.
Chị của Arya cho hay, cậu may mắn hơn rất nhiều người trong vùng khi chỉ bị thương như vậy, gia đình bên cạnh còn không giữ được mạng sống của mình.
Các nạn nhân nặng sẽ được máy bay chuyển tới khu vực an toàn, bệnh viện tại Palu hầu hết cũng bị phá huỷ bởi động đất và sóng thần. Các trang thiết bị y tế cực kỳ thiếu thốn và phải mang từ khu vực khác tới.
Surewan chăm sóc chồng trong viện, chồng của cô bị thương ở tay và vùng bụng nên không thể tự ăn uống.
Những người nằm trong viện dã chiến đều phải chịu cảnh nóng bức thậm chí là nhiễm trùng.
Những người nằm trong viện dã chiến đều phải chịu cảnh nóng bức thậm chí là nhiễm trùng
Hơn một tuần kể từ khi thảm hoạ diễn ra, không khí trong đêm tại khu vực điều trị cho các nạn nhân vẫn rất nặng nề, đâu đó tiếng khóc vẫn văng vẳng giữa trời tối đen như mực.
(Từ Palu, Indonesia)
QUANG TRUNG/VOV-BANGKOK
Theo VTC
Thảm hoạ ở Indonesia: 'Không còn người sống ở đây, khắp nơi chỉ toàn thi thể'
Ngày 6/10 các nhân viên cứu hộ trên đảo Sulawesi, Indonesia đưa ra cảnh báo sức khỏe tới cộng đồng khi ngày càng nhiều thi thể đang phân hủy được đưa lên từ những đống đổ nát ở thành phố Palu
8 ngày sau khi thảm hoạ động đất, sóng thần xảy ra ở Palu, hơn 1.000 người vẫn mất tích tại thành phố ven biển này, trong khi đó con số thiệt mạng chính thức đã lên đến 1.649.
Các nhân viên cứu hộ tại thảm họa động đất - sóng thần trên đảo Sulawesi, Indonesia. (Ảnh: Reuters)
Hy vọng tìm thấy người sống sót càng mong manh hơn khi 8 ngày sau thảm họa đã trôi qua, dù vậy, cơ quan chức năng Indonesia vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm.
Đội tìm kiếm phải tiêm phòng vì phần lớn các thi thể tìm thấy đã không còn nguyên vẹn và đang bị phân huỷ mạnh. Tại hai ngôi làng Petobo và Balaroa, nơi gần như bị xoá sổ sau thảm hoạ vẫn còn số lượng lớn thi thể có khả năng đang bị chôn vùi.
"Không còn người sống ở đây. Chúng tôi chỉ tìm thấy thi thể, ngày nào cũng vậy" - Sergeant Syafaruddin, làm nhiệm vụ cứu hộ tại hai thị trấn của Palu cho biết.
Video: Những ngôi làng bị động đất xóa sổ ở Indonesia
Nguồn cứu trợ hạn chế
Những người sống sót phải lục lọi trong các cửa hàng và xe tiếp tế để tìm nhu yếu phẩm, khiến lực lượng an ninh phải cảnh báo nổ súng với nạn trộm cắp.
Một siêu thị dù đã mở cửa nhưng từ chối cho mọi người vào trong, chuyển hàng hóa qua cửa với sự giám sát của lực lượng vũ trang. "Chúng tôi không tăng giá nhưng không cho khách hàng vào trong vì lý do an toàn. Tòa nhà đã vượt qua động đất nhưng chúng tôi không biết nó có an toàn không" - đại diện siêu thị cho biết.
Không chỉ vật lực, nhân lực trợ giúp các nạn nhân trong thảm họa cũng thiếu trầm trọng, một dự án y tế phi chính phủ cho biết.
Liên Hợp Quốc ngày 5/10 tuyên bố quyên góp 50,5 triệu USD để trợ giúp khẩn cấp cho các nạn nhân vùng thảm họa Indonesia. Sau nhiều ngày trì hoãn, cứu trợ quốc tế cũng dần dần đến được với khu vực thảm họa, nơi gần 200.000 người cần cứu trợ nhân đạo. Việc cung cấp trợ giúp vẫn còn hạn chế do những chuyến bay có thể hạ cánh xuống sân bay nhỏ ở Palu không có nhiều.
Cảnh sát Indonesia đã bắt giữ một người phụ nữ sống ở Pekanbaru vì nghi vấn lan truyền tin giả về trận động đất có thể xảy ra trên mạng xã hội.Người tung tin giả bị bắt
Cảnh sát trưởng Gidion Arif Setyawan ngày 4/10 cho biết người phụ nữ được xác định là MA đã tung tin giả rằng có một trận động đất mạnh 8,6 độ richter sẽ tấn công Java trên Facebook cá nhân. Tin được chia sẻ vào các ngày 25/9, 29/9 và 2/10.
"Trái đất đang trở nên yếu hơn khi phải nâng đỡ cho sự phát triển liên tiếp của nhà cao tầng và cơ sở vật chất. Hậu quả, thảm họa tự nhiên liên tiếp xảy ra. Ngày tận thế đang đến" - MA nói trong một bài đăng, nêu thêm rằng các trận động đất xảy ra gần đây trong nhiều khu vực của Indonesia là "lời nhắc nhở từ thần linh".
"Hãy biết hối cải và xin Chúa tha thứ, những kẻ phản bội" - MA nói mà không nhắc đến cái tên cụ thể nào.
Cảnh sát trưởng Gidion cho biết dòng trạng thái trên Facebook của MA đã khiến cộng đồng tức giận và cảnh sát phải vào cuộc thực hiện các hành động pháp lý phù hợp. "Thật vô ý thức khi lan truyền tin lừa đảo về thảm họa tự nhiên trong những lúc đau thương này. Điều đó giống như cố gắng xát muối vào vết thương của các nạn nhân" - ông nói.
(Nguồn: Straits Times, AFP, Jakarta Post)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Rút cảnh báo sóng thần trong thảm họa khiến 384 người chết, cơ quan khí tượng Indonesia bị chỉ trích Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) hứng chịu chỉ trích nặng nề vì quyết định rút cảnh báo sóng thần sau trận động đất mạnh 7,5 độ richter khi thực tế nó đã xảy ra. Lãnh đạo BMKG cho biết cảnh báo sóng thần được thu hồi sau khi cơ quan này biết rằng sóng thần đã...