Anh đề xuất đánh thuế lên nhiều hãng công nghệ lớn
Mức thuế 2% đang được đề xuất để áp lên các nền tảng mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và nền tảng thương mại điện tử đạt doanh thu toàn cầu ít nhất 500 triệu bảng Anh, tương đương 640 triệu USD.
Logo Google, Facebook, Amazon – Ảnh: Business Review EU
Theo Reuters, mức thuế mới được đề xuất sẽ áp lên phần lợi nhuận mà các hãng công nghệ như Google, Facebook và Amazon kiếm được ở Anh. Quốc gia châu Âu cho rằng đây là động thái cập nhật hệ thống chưa theo kịp với các mô hình kinh doanh kỹ thuật số.
“Rõ ràng là chuyện các doanh nghiệp nền tảng kỹ thuật số có thể tạo ra giá trị đáng kể ở Anh mà không đóng thuế ở đây là không bền vững, không công bằng”, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết khi có bài phát biểu ngân sách thường niên hôm 29.10.
Thuế mới được thiết kế để bảo đảm các hãng công nghệ khổng lồ, chứ không phải là các startup, gánh vác gánh nặng, ông Hammond nói trước Nghị viện Anh. Thuế mới sẽ áp dụng cho “các công cụ tìm kiếm, nền tảng mạng xã hội và thương mại điện tử”, vì chính phủ Anh cho rằng ba loại hình doanh nghiệp kể trên thu lợi nhiều từ sự tham gia của người dùng.
Thuế được áp lên các doanh nghiệp đạt doanh thu toàn cầu ít nhất 500 triệu bảng Anh/năm. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều hãng Mỹ lớn như Facebook, Google và Amazon chắc chắn có tên. Kho bạc Anh cho hay các hãng làm ăn có lời sẽ phải đóng thuế 2% cho số tiền kiếm được ở Anh từ tháng 4.2020. Dự luật này còn được dự kiến áp dụng rộng hơn, cho cả các hãng đạt doanh thu toàn cầu trên 400 triệu USD/năm.
Video đang HOT
Ông Hammond cho hay Anh quốc đang dẫn đầu nỗ lực cải cách hệ thống thuế doanh nghiệp quốc tế, song tiến độ đến nay vẫn chậm chạp và chính phủ các nước thì không thể cứ bàn về chuyện này mãi. Đối tác thuế Dan Neidle của hãng Clifford Chance cho rằng bản chất triệt để của đề xuất đánh thuế mới từ Anh cho thấy nước này thất vọng với tốc độ thay đổi ì ạch trong luật thuế thế giới. “Anh đang đi trước tất cả các nước khác, trừ Tây Ban Nha”, ông Neidle nói.
Dù vậy, với sự thống trị của các hãng công nghệ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể không hài lòng với đề xuất đánh thuế này trong bối cảnh Anh đang cố gắng đạt sự đồng thuận về thỏa thuận thương mại mới.
Theo Báo Mới
'Thế giới ngầm' trong bán lẻ trực tuyến
Sự tăng trưởng vượt bậc trong mảng chi tiêu Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay, với số lượng giao dịch tăng đến 44%, nhưng việc trốn tránh thuế, chuyển ngoại tệ trái phép... như hình thức trong kinh tế ngầm vẫn là nỗi ám ảnh lớn.
Nặng thanh toán tiền mặt
Theo dự báo, doanh số Thương mạiđiện tử (TMĐT) của Việt Nam trong 2 năm tới sẽ đạt 10 tỷ USD, với khoảng 30%dân số mua sắm trực tuyến. Với lượng dân số trẻ là 45,8 triệu người (chiếm 49%dân số), lượng đăng ký thuê bao di động hiện là 124,7 triệu thuê bao, là lợi thếlớn cho thị trường bán lẻ trực tuyến hiện nay.
Với lượng đăng ký thuê bao di động đạt 124,7 triệu thuê bao, là lợi thế lớn cho bán lẻ trực tuyến
Tuy nhiên, trong các giao dịchTMĐT thì thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD) vẫn là phương thức thanh toánphổ biến được người tiêu dùng lựa chọn (năm 2013 là 74%, năm 2017 là 82%).
Giới chuyên gia cảnh báo, việc trốntránh thuế, chuyển đổi ngoại tệ trái phép trong bán lẻ trực tuyến chính là mộthình thức của hoạt động kinh tế ngầm khi mà việc thanh toán bằng tiền mặt chưagiảm.
Bà Manjit Kaur, Giám đốc phụtrách mảng chính sách công của Tập đoàn Visa, lưu ý việc thanh toán bằng tiền mặtcó liên quan kinh tế ngầm làm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất chân chính ở ViệtNam.
"Một nền kinh tế nếu để tồn tạihoạt động kinh tế ngầm là điều không tốt vì có những loại hàng hóa tìm mọi cáchkhông phải trả thuế. Điều này một mặt làm Nhà nước giảm thu, mặt khác làm ảnhhưởng đến hàng hóa của những doanh nghiệp (DN) sản xuất chân chính. Do đó, sẽkhiến cho các DN trong nước đối mặt tình trạng lỗ lã, mất thị phần" - bà Manjitnhấn mạnh.
Nhìn vào sự bùng nổ của bán lẻ trựctuyến hiện nay, bên cạnh yếu tố tích cực là đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thìtình trạng hàng giả, chất lượng nguồn hàng còn bỏ ngỏ, trốn tránh thuế, chuyểnngoại tệ trái phép... được cho là thấp thoáng yếu tố kinh tế ngầm có thể ảnh hưởngđến hàng Việt sản xuất chân chính.
Ông Nguyễn Văn Bách, Quyền Cụctrưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM, cho biết tại TP.HCM có một thựctrạng khá phổ biến hiện nay là nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảngcáo, khuyến mại nhiều hàng giả. Việc này xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệtlà mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... một cách công khai,tràn lan trên các website, mạng xã hội.
Từ hàng giả đến trốn thuế
Việc bị làm giả, làm nhái cácthương hiệu nổi tiếng thực chất là kinh tế ngầm, đã làm xấu hình ảnh thương hiêụhàng Việt. Điều này khiến các DN trong nước bị kìm hãm sản xuất, kinh doanh, sứccạnh tranh yếu và khó bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của chính mình.
Doanh số TMĐT của Việt Nam trong 2 năm tới sẽ đạt 10 tỷ USD
Trong khi đó, những số liệu từ mộtcông ty cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số hàng đầu thế giới cho thấy, sựtăng trưởng vượt bậc trong mảng chi tiêu TMĐT tại Việt Nam với số lượng giao dịchtăng đến 44%.
Mặc dù vậy, việc trốn tránh thuếnhư trong kinh tế ngầm vẫn nỗi ám ảnh với cơ quan quản lý. Chẳng hạn như khoảng27.000 tài khoản bán hàng qua Facebook (con số thực có thể lên đến cả triệu) ởHà Nội và TP.HCM được cơ quan quản lý thuế lọc ra hồi năm ngoái. Theo giơíchuyên gia, để kiểm soát được thì cần chuyển trả tiền mua hàng hóa và dịch vụqua tài khoản ngân hàng, các ví điện tử hơn là sử dụng tiền mặt.
Theo vị giám đốc chính sách côngcủa Visa, đây là vấn đề đầy thách thức. Bởi vì những đối tượng hoạt động trongkinh tế ngầm đa phần sử dụng bằng tiền mặt khi giao dịch hàng hóa và hạn chế sửdụng công cụ thanh toán điện tử nhằm tránh bị phát hiện.
Do đó, một cách để giảm thiêủkinh tế ngầm trong bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, là cần sử dụng kỹ thuật sốtrong thanh toán. Qua đó giúp nhà nước tránh thất thu thuế và hỗ trợ được cácngành sản xuất chân chính trong nước, để việc cạnh tranh trên thị trường ngàycàng công bằng hơn.
Theo báo mới
Để tiến vào Trung Quốc, Google đang mở đường cho nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc vào Mỹ Đồng thời với việc ra mắt một công cụ tìm kiếm bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, Google cũng đang thắt chặt hơn mối quan hệ với JD.com, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Google đang giúp người khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Mỹ, trong khi nhà sáng lập và CEO...