Anh dành thêm hàng chục tỷ bảng để ứng phó với những thiệt hại có thể xảy ra khi rời EU
Anh sẽ có một khoản quỹ đặc biệt trị giá 26,6 tỷ bảng (35,2 tỷ USD) để ứng phó với những thiệt hại có thể xảy ra khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Đại diện Quốc hội Anh thông báo kết quả bỏ phiếu về phương án Brexit không có thỏa thuận tại phiên họp Quốc hội ở London, ngày 13/3/2019 (giờ địa phương). Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện Chính phủ Anh đang khẩn trương chuẩn bị các kế hoạch kinh tế khẩn cấp trong bối cảnh quốc gia này sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3 tới nhưng cho tới nay chưa có thỏa thuận nào nhận được sự ủng hộ của nội bộ Anh. Sau khi đánh giá báo cáo kinh tế mà Bộ trưởng Tài chính Anh Phillip Hammond trình bày tại Hạ viện trước đó, Văn phòng giám sát Ngân sách quốc gia Anh (OBR) cho biết London có thể dành thêm một khoản tiền tương đương 26,6 tỷ bảng Anh cho các nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế do Brexit gây ra nếu thâm hụt ngân sách quốc gia trong giai đoạn 2020-2021 duy trì ở mức thấp hơn 2% GDP. Con số này cao hơn mức 15,4 tỷ bảng dự tính hồi tháng 10/2018. Khoản tiền này sẽ giúp Anh bù đắp cho những thiệt hại kinh tế mà tình trạng Brexit bấp bênh gây ra.
Hôm 12/3, thỏa thuận Brexit mà Chính phủ Anh và EU ký kết cuối năm 2018 vừa qua đã bị Hạ viện nước này bác bỏ lần thứ 2, đẩy cao nguy cơ Anh ra đi khỏi EU không thỏa thuận hoặc thời điểm Brexit sẽ bị trì hoãn. Thủ tướng Anh Theresa May đồng ý yêu cầu các lãnh đạo EU cho phép trì hoãn Brexit nhưng vẫn cảnh báo nếu Hạ viện Anh không ủng hộ thỏa thuận của bà thì Brexit sẽ bị trì hoãn trong thời gian dài.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) ra tuyên bố hoan nghênh việc Nghị viện châu Âu (EP) thông qua một số biện pháp dự phòng cho trường hợp Brexit không thỏa thuận cho thấy liên minh hoàn toàn sẵn sàng cho kịch bản này. Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các đề xuất được thông qua bao gồm đảm bảo kết nối về đường hàng không, đường bộ và đường sắt trong một giai đoạn giới hạn của kịch bản Brexit không có thỏa thuận. EU cho phép tiếp tục duy trì quyền đánh bắt cá ở cả hai bên EU và Vương quốc Anh cho đến cuối năm 2019, cũng như việc bồi thường cho ngư dân và các nhà khai thác.
Video đang HOT
Các đề xuất khác được thông qua bao gồm việc tiếp tục chương trình “hòa bình” trên đảo Ireland cho đến cuối năm 2020, cũng như bảo vệ quyền của những người tham gia chương trình đào tạo Erasmus và một số quyền lợi về an sinh xã hội cho những người được quyền tự do đi lại trước thời điểm Brexit. Các biện pháp kỹ thuật giúp kiểm tra tàu thuyền và kết nối tuyến hành lang Biển Bắc – Địa Trung Hải cũng được thông qua.
EC đã chuẩn bị cho một kịch bản “không thỏa thuận” kể từ tháng 12/2017. Đến nay, EC đã công bố 19 đề xuất lập pháp, trong đó 17 nội dung đã được EP và Hội đồng châu Âu thông qua hoặc đồng ý. Hiện vẫn còn hai đề xuất đang chờ xử lý. Những đề xuất chỉ mang tính chất tạm thời, giới hạn về phạm vi và sẽ được EU đơn phương chấp nhận. Bên cạnh đó, EC cũng đã tăng cường chiến dịch kêu gọi người dân và doanh nghiệp chuẩn bị cho kịch bản Brexit không có thỏa thuận và tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật với các 27 quốc gia thành viên về các vấn đề chung như công tác chuẩn bị và dự phòng cũng như các vấn đề pháp lý và hành chính cụ thể.
Kim Chung- Lê Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Nước Anh vẫn bế tắc trong việc tìm đường rời EU
Chỉ trong hai ngày 12 và 13-3, theo giờ London, (tức ngày 13 và 14-3 theo giờ Hà Nội), Quốc hội Anh đã phải tiến hành hai cuộc bỏ phiếu liên tiếp để xác định con đường đi của mình sau khi ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, tương lai nước Anh vẫn mịt mù bởi tiến trình Brexit đến nay vẫn bế tắc.
Các nghị sĩ Anh tiếp tục bỏ phiếu loại bỏ phương án Brexit không có bất cứ thoả thuận nào. Ảnh: Reuters
Với 312 phiếu chống và 308 phiếu thuận, rạng sáng 14-3 (giờ Hà Nội), Quốc hội Anh đã bỏ phiếu loại phương án Brexit không có thỏa thuận (còn gọi là Brexit "cứng"). Động thái này đồng nghĩa với việc nước Anh sẽ phải đứng trước lựa chọn lùi thời hạn Brexit. Đây là kết quả đã được dự đoán từ trước bởi từ cuối tháng 1-2019, các nghị sĩ Anh cũng đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu tương tự nhằm mục đích loại trừ kịch bản được xem là thảm hoạ đối với nền kinh tế Anh.
Trước đó một ngày, với tỷ lệ 391 phiếu chống và 242 phiếu thuận, Quốc hội Anh đã lần thứ 2 bác bỏ thỏa thuận Brexit mà Chính phủ nước này đã đạt được với EU hồi tháng 11 năm ngoái.
Kết quả của hai cuộc bỏ phiếu liên tiếp không mang lại lợi thế cho Thủ tướng Anh Theresa May, người vẫn luôn muốn giữ "Brexit không thoả thuận" như một phương án nhằm gây sức ép với Hạ viện Anh. Dù vậy, bà Theresa May không chấp nhận bỏ cuộc. Thủ tướng Anh yêu cầu các nghị sĩ Anh từ nay cho đến trước ngày 20-3 phải bỏ phiếu lại một lần nữa về thoả thuận Brexit mới bị bác bỏ hôm 12-3.
Nếu Hạ viện ủng hộ lại thoả thuận này thì bà sẽ yêu cầu EU gia hạn kỹ thuật trong thời gian ngắn đối với Điều 50 Hiệp ước Lisbon. Nếu Hạ viện lại bác bỏ thoả thuận thì bà sẽ phải yêu cầu lùi thời hạn thực thi Brexit xa hơn, đến tận ngày 30-6-2019 và khi đó Vương quốc Anh sẽ phải tham dự cuộc bầu cử châu Âu vào cuối tháng 5-2019.
Hiện nay, kịch bản được giới chuyên gia nhận định là khả thi nhất là Quốc hội phê chuẩn lùi thời hạn Brexit. Đây là kịch bản được giới chuyên gia nhận định là khả thi nhất song cũng khiến Anh phụ thuộc vào các yêu cầu của EU. Nói cách khác, Anh đã vô hình trung đẩy quyền kiểm soát tiến trình Brexit về phía khối liên minh.
Kịch bản này sẽ dẫn tới một Brexit không theo sự kỳ vọng của những người đã bỏ phiếu ủng hộ Luân Đôn rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu lần thứ nhất vào ngày 23-6-2016, hoặc sẽ dẫn tới một cuộc trưng cầu ý dân lần hai với kết quả có nhiều khả năng ngược lại.
Nhưng đó mới chỉ là từ phía nước Anh. Bởi kể cả khi yêu cầu gia hạn của Anh được chấp nhận, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra về việc chính phủ sẽ phải làm gì trong thời gian gia hạn này để phá vỡ thế bế tắc tại Quốc hội. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết, bà Mây hiện không có thêm các cuộc đối thoại với những đối tác châu Âu sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, trong khi EU cũng bác bỏ bất cứ cuộc đàm phán nào với Anh về các điều khoản ly hôn.
Nhiều nước EU cũng cho rằng, với những diễn biến hiện nay thì nguy cơ Brexit không có thỏa thuận đã "tăng đáng kể". Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier khẳng định, khối này đã làm tất cả những gì có thể để giúp thỏa thuận được thông qua. Ông cho biết, sự bế tắc chỉ có thể được giải quyết ở nước Anh. EU hiện vẫn đang trông chờ một lý do đáng tin cậy cho khả năng và thời gian gia hạn Brexit, nhưng cũng tiếp tục khẳng định rằng bất kỳ sự trì hoãn nào cũng không ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu từ ngày 24 đến 26-5 tới.
Thu Uyên
Theo Baobienphong
Châu Âu và những vấn đề liên quan tới Quỹ Quốc phòng chung Các thiết chế của Liên minh châu Âu (EU) trong tuần cuối tháng 2/2019 đã đạt được thỏa thuận một phần về Quỹ Quốc phòng châu Âu, song không có một quyết định nào được đưa ra về ngân sách của quỹ này. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo Romania, nước Chủ tịch luân phiên hiện tại...