Ảnh: Dân Thái Lan xếp hàng dài đón linh cữu quốc vương
Hàng dài người dân Thái Lan mặc trang phục màu đen hiện đang đứng bên ngoài Cung điện Hoàng gia, chờ đợi linh cữu của nhà vua từ bệnh viện.
Hàng dài người dân Thái Lan xếp hàng bên ngoài Cung điện Hoàng gia để tham dự nghi lễ “tắm gội” mang tính biểu tượng (Ảnh: Bangkok Post)
Ngày 14.10, một hàng dài người dân Thái Lan đã xếp hàng bên ngoài và trong Cung điện Hoàng gia để tỏ lòng tôn kính với nhà vua Bhumibol mới qua đời. Họ đợi nhiều tiếng đồng hồ để tham dự nghi lễ “tắm gội” mang tính biểu tượng cũng như chờ đợi thi hài ông được mang về hoàng cung.
Theo Bangkok Post, nghi lễ được mở cửa cho công chúng và kéo dài đến 14 giờ chiều. Ban đầu, dự kiến nghi lễ chỉ được mở cửa cho công chúng đến trưa, tuy nhiên, vì số lượng người viếng thăm quá đông, Thái Lan đã quyết định kéo dài nghi lễ đến 14h00.
Nghi lễ được mở cửa cho công chúng và kéo dài đến 14 giờ chiều (Ảnh: Reuters)
Ban đầu, dự kiến nghi lễ chỉ được mở cửa cho công chúng đến trưa, tuy nhiên, vì số lượng người viếng thăm quá đông, Thái Lan đã quyết định kéo dài nghi lễ đến 14h00 (Ảnh: Bangkok Post)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha tỏ lòng tôn kính với cố nhà vua (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Thủ tướng Thái lan và phu nhân Naraporn (Ảnh: Reuters)
Lính hoàng gia Thái Lan hành quân bên ngoài Cung điện Hoàng gia (Ảnh: Reuters)
Theo Bangkok Post, lễ rước linh cữu nhà vua từ bệnh viện Siriraj về hoàng cung bắt đầu từ 15h chiều, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình từ 14h30. Công chúng được phép xem lễ rước từ bất kỳ vị trí nào thuận lợi, nhưng phải mặc trang phục màu đen.
Nghi lễ “tắm gội” hoàng gia cho thi hài nhà vua bắt đầu lúc 17h00. Theo IBTimes, nghi lễ chỉ dành cho người thân và bạn bè. Họ sẽ thay phiên nhau tưới nước thơm lên tay của nhà vua, trong khi thi hài của ông được bọc trong vải.
Họ cũng sẽ cầu xin nhà vua tha thứ và cầu phước lành cho nhà vua trước khi thi hài của ông được đặt trong một quan tài, bao quanh với nến và hương.
Thi hài của nhà vua sẽ được hỏa táng vào cuối thời kì để tang. Chỉ khi nào vị vua được hỏa táng, thái tử mới chính thức trở thành vua của Thái Lan.
Người dân Thái Lan đứng bên ngoài bệnh viện Siriraj chờ linh cữu nhà vua đi qua (Ảnh: Bangkok Post)
Công chúng được phép xem lễ rước từ bất kỳ vị trí nào thuận lợi, nhưng phải mặc trang phục màu đen (Ảnh: Reuters)
Một người Thái tưởng nhớ nhà vua ở bên ngoài bệnh viện Siriraj (Ảnh: Reuters)
Thái Lan đã quyết định để quốc tang 1 năm (Ảnh: Reuters)
Theo Trà My – Tổng hợp (Dân Việt)
Điều bình dị của Nhà vua đương đại được tôn sùng nhất thế giới
"Chưa từng có ai trong lịch sử của Vương quốc Thái Lan đã nỗ lực để cải thiện đời sống người dân như vua Rama IX (vua Bhumibol Adulyade). Ông đã khởi động hàng ngàn dự án mang lại lợi ích lớn lao cho người dân và đất nước. Đó là lý do vì sao mọi gia đình, văn phòng, tòa nhà công sở đều treo ảnh nhà vua", tạp chí The Big Chilli viết.
Vua Bhumibol Adulyadej cũng trở thành Nhà vua đương đại được người dân tôn sùng nhất thế giới.
Sinh ngày 5.12.1927, tại Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ, vua Bhumibol Adulyadej, thuộc dòng dõi triều đại Rama V, đến đóng đô ở Bangkok từ năm 1782. Ông đã được chỉ định làm vua vào năm 1946 sau khi người anh trai của ông là vua Ananda Mahidol qua đời.
Nhưng vì đang dang dở chuyện học hành, phải đợi đến ngày 5.5.1950, vua Bhumibol mới chính thức đăng quang. Sinh ra ở nước ngoài và phần lớn thời niên thiếu sống và học tập ở phương tây, Bhumibol là một vị vua thông minh, ham học hỏi, đã tích lũy được những tinh hoa của các nền văn minh thế giới.
Dù theo học ngành khoa học chính trị và luật ở Thụy Sĩ, tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Pháp, nhưng vua Thái Lan lại là người nhận được nhiều bằng sáng chế kỹ thuật. Đó cũng là kết quả từ những trăn trở lo âu cho cuộc sống khó khăn của người dân Thái Lan, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Với người dân Thái Lan, vua Bhumibol được tôn thờ như vị thánh sống vì những gì ông đã làm cho chúng dân.
Là người học rộng, năng nổ có lòng nhân ái, ngay từ những ngày đầu trị vì vương quốc, nhà vua Bhumibol đã thường xuyên đến với những vùng hẻo lánh xa xôi để thị sát đời sống thực tế của người dân.
Từ những chuyến đi đó, ông đã lập ra nhiều dự án của hoàng gia giúp người dân nghèo khó vùng nông thôn cải thiện cuộc sống. Vua Bhumibol đã sử dụng khối tài sản lớn của mình để chi phí cho không ít các đề án phát triển đất nước. Bởi thế mà người dân Thái Lan hết sức biết ơn, đến độ tôn thờ ông như thánh sống.
Trong tâm trí của những người dân Thái, nhà vua là một người thân thiện, với cuốn sổ và chiếc bút trên tay, luôn lắng nghe những người nghèo nhất và tràn đầy ý tưởng mới thay đổi cuộc sống cho họ.
Hình ảnh của ông có ở khắp mọi nơi của Thái Lan, từ biển quảng cáo tại các sân bay cho tới các bức tường trong những hộp đêm ở Pattaya. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc ông được các thần dân của mình tôn kính gần như một vị thần ra sao", Andrew MacGregor Marshall, nhà báo người Scotland từng làm việc cho hãng tin Reuters viết.
Tiếng nói uy quyền với chính giới
Nhà vua Bhumibol.
Từ năm 1932, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang thể chế quân chủ đại nghị. Quốc vương trên nguyên tắc chỉ giữ vai trò biểu tượng, không can thiệp vào chính trường cũng như công việc điều hành đất nước.
Trong những tình huống hệ trọng của đất nước, vua Bhumibol đã chứng tỏ là một chính trị gia nhạy cảm, sắc sảo, được các đảng phái, quân đội cũng như cảnh sát lắng nghe và tuân thủ. Với uy quyền của mình, nhà vua đã không ít lần cho những ý kiến quyết định để giải tỏa những đợt khủng hoảng chính trị, đưa đất nước thoát khỏi hỗn loạn bạo lực.
Sự nhạy cảm chính trị và vai trò của nhà vua trên tinh thần đoàn kết dân tộc Thái Lan đã được giới quan sát thừa nhận qua nhiều phen biến động của chính trường nước này.
Suốt gần bảy thập niên trị vì, Nhà vua Bhumibol đã chứng kiến 17 cuộc đảo chính và 27 đời thủ tướng. Từ trước tới giờ, mỗi khi Thái Lan lâm vào khủng hoảng, bế tắc chính trị, từ người dân thường cho đến các đảng phái chính trị đang tranh giành nhau đều lại hướng về hoàng cung trông chờ một tiếng nói của nhà vua như một chỉ dụ để trấn an người dân, làm dịu tình hình đất nước.
Nhà vua đã biến cung điện Chitralada rộng lớn của mình thành tổ hợp trang trại, cánh đồng, nhà máy chế biến - nơi ông có thể tiến hành nhiều thí nghiệm và thực hiện hàng loạt các đề án về nông nghiệp, thuỷ lợi. Từ đây, hơn 2.000 đề án do chính nhà vua khởi xướng đã được triển khai trên toàn quốc, cải thiện điều kiện sống của dân nghèo ở nông thôn. Nhà vua Thái Lan là một trong số ít người nhận được rất nhiều bằng sáng chế trong và ngoài nước, đặc biệt là về kỹ thuật, dù ông tốt nghiệp tú tài văn chương Pháp và sở trường là chơi nhạc jazz.
Theo Danviet
Dân Thái đau đớn khóc thương vị vua "thánh sống" băng hà Vị vua được coi là "thánh sống" với quyền lực tối thượng ở Thái Lan qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người dân Thái Lan. Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej đã qua đời ngày hôm qua (13.10), hưởng thọ 88 tuổi. Ông trị vì đất nước trong 7 thập kỷ và là một trong những biểu tượng của sự...