Ảnh: Đám tang nữ sinh Myanmar tử vong do bị bắn vào đầu trong biểu tình phản đối đảo chính
3/3 là ngày tang tóc tại Myanmar khi 38 người thiệt mạng do biểu tình phản đối chính quyền quân sự, nữ sinh Kyal Sin là một trong số các nạn nhân đó.
Nữ sinh viên đại học Myanmar, Kyal Sin, vào hôm 3/3/2021 tham gia biểu tình phản đối việc quân đội lên nắm chính quyền. Các cuộc biểu tình như vậy đã nổ ra rộng khắp trên lãnh thổ Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1/2/2021.
Chân dung Kyal Sin – một nữ sinh Myanmar trẻ trung, năng động. Ảnh: Instagram.
Nữ sinh Kyal Sin bị bắn thẳng vào vùng đầu trong cuộc biểu tình hôm 3/3. Theo nhiều nguồn tin quốc tế, cô là 1 trong 38 người biểu tình tử vong khi bị lực lượng an ninh bắn.
Tổng số người biểu tình thiệt mạng tại Myanmar sau ngày 1/2 lên tới ít nhất 56 người.
Nữ sinh Kyal Sin tuổi mới mười chín, đôi mươi. Cô yêu thích khiêu vũ và bộ môn taekwondo. Cô mặc một chiếc áo phông đen chỉ ít phút trước khi bị bắn chết tại thành phố Mandalay – thành phố lớn thứ 2 của Myanmar.
Hàng ngàn người dân Myanmar tụ tập tại lễ tang của cô.
Video đang HOT
Một số hình ảnh về Kyal Sin và lễ tang của cô:
Nữ sinh Kyal Sin mặc áo phông tham gia biểu tình vào ngày 3/3 định mệnh. (Ảnh: MK News Studio)
Người đến viếng Kyal Sin. (Ảnh: MK News Studio)
Người viếng khóc thương Kyal Sin. (Ảnh: Rex)
Di ảnh Kyal Sin bên quan tài của cô. (Ảnh: MK News Studio)
Quan tài Kyal Sin được đưa đến bên huyệt. (Ảnh: AP)
Người dân tưởng niệm trong đưa tang. (Ảnh: EPA)
Một di ảnh khác của Kyal Sin. (Ảnh: AP)
Một phụ nữ khóc thương Kyal Sin. (Ảnh: AP)
LHQ giữ nguyên tư cách của Đại sứ Myanmar
Trong cuộc họp báo ngày 4/3, người phát ngôn của Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết Đại sứ Myanmar tại LHQ Kyaw Moe Tun, người bị giới lãnh đạo quân đội nước này bãi nhiệm hồi tuần trước, sẽ vẫn là Trưởng phái đoàn đại diện Myanmar tại tổ chức này.
Đại sứ Myanmar tại LHQ Kyaw Moe Tun tại phiên họp không chính thức của Đại hội đồng LHQ về tình hình Myanmar ở New York, Mỹ ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, trước đó, hôm 1/3, ông Kyaw Moe Tun đã thông báo với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres rằng ông vẫn là đại diện của Myanmar tại LHQ. Ngay sau đó, chính quyền quân sự Myanmar gửi thư tới LHQ tuyên bố đại sứ đã bị miễn nhiệm và Phó trưởng phái đoàn U Tin Maung Naing sẽ tạm thời đứng đầu phái đoàn Myanmar tại LHQ.
Người phát ngôn của LHQ Dujarric cho biết ngày 3/3, LHQ đã nhận được tin từ Phái đoàn thường trực Myanmar tại LHQ cho biết Phó trưởng phái đoàn, ông U Tin Maung Naing đã từ chối nhận chức vụ trên và nhắc lại rằng ông Kyaw Moe Tun vẫn là Trưởng phái đoàn của Myanmar tại LHQ.
Quân đội Myanmar đã tiến hành cuộc chính biến ngày 1/2 vừa qua và ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong vòng một năm. Quân đội cũng tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác trong Chính phủ Myanmar, sau khi cáo buộc đảng của bà Suu Kyi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái.
Cùng ngày 4/3, Mỹ đã siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với Myanmar. Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đã đưa ra những biện pháp trên và đang nghiên cứu thêm những động thái khác. Những quy định mới kể trên tác động tới hoạt động xuất khẩu cho các Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ của Myanmar, cũng như 2 doanh nghiệp nhà nước là Myanmar Economic Corporation và Myanmar Economic Holding Limited.
Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc bị sa thải vì 'phản bội đất nước' Đài truyền hình nhà nước Myanmar đưa tin Đại sứ Liên hợp quốc Kyaw Moe Tun bị sa thải vì đã "phản bội đất nước' khi phát biểu chỉ trích chính quyền quân sự. Đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV cho biết, ông Kyaw Moe Tun đã " phản bội đất nước, phát biểu cho một tổ chức không chính thức, không...