Anh có thể gom thừa hơn 200 triệu liều vắc xin để đối phó “quái vật” Delta
Một nghiên cứu cho thấy, Anh có thể tích trữ thừa 210 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 vào cuối năm nay, trong bối c ảnh nước này cân nhắc tiêm chủng liều bổ sung để đối phó biến chủng Delta.
Anh dự kiến tiêm vắc xin liều tăng cường cho nhóm dân số có nguy cơ cao từ tháng 9 tới (Ảnh minh họa: PA).
Guardian dẫn dữ liệu của công ty phân tích Airfinity ngày 9/8 cho biết, Anh sẽ nhận bàn giao khoảng 467 triệu liều vắc xin Covid-19 vào cuối năm nay. Tuy nhiên, nước Anh chỉ cần khoảng hơn 256 triệu liều để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho toàn bộ người trên 16 tuổi và tiêm liều bổ sung cho nhóm người có nguy cơ cao nhất vào mùa thu tới.
Tính đến ngày 7/8, Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 74,5% người dân trên 18 tuổi, trong khi khoảng 89% người trưởng thành được tiêm ít nhất một liều. Nếu những công dân đủ điều kiện còn lại được tiêm chủng đầy đủ trong năm nay, Anh vẫn còn thừa khoảng 210 triệu liều vắc xin. Theo ước tính của tổ chức Global Justice Now, số vắc xin dư thừa đó có thể đủ tiêm chủng cho khoảng 211 triệu người ở 10 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới.
Video đang HOT
Chênh lệch nguồn cung vắc xin hiện là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi trong bối cảnh thế giới vẫn gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19. Trong khi các nước thu nhập cao đã tiêm chủng cho phần lớn dân số và bắt đầu triển khai hoặc sắp triển khai tiêm chủng cho nhóm dân số nhỏ tuổi hoặc tiêm chủng liều bổ sung cho nhóm dân số có nguy cơ cao, các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn chật vật tìm kiếm nguồn cung vắc xin.
Anh, Pháp, Đức dự kiến sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin liều thứ 3 cho người cao tuổi từ tháng 9 tới nhằm tăng mức độ bảo vệ trước sự lây lan của biến chủng Delta. Tuy nhiên, giới chuyên gia nói rằng chưa có đủ bằng chứng khoa học cho thấy tiêm vắc xin mũi tăng cường giúp tăng cường mức độ bảo vệ người tiêm trước biến chủng Delta. Theo WHO, các vắc xin hiện tại vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh nặng và giảm nguy cơ nhập viện ở người nhiễm các biến chủng đáng lo ngại như Alpha hay Delta.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 4/8 kêu gọi các nước tạm hoãn kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3 trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới vẫn còn chật vật tiếp cận vắc xin. WHO cảnh báo, sự phân phối mất cân bằng hiện nay đang cản trở thế giới thoát đại dịch.
Theo một phân tích nội bộ của WHO, nếu 11 nước giàu có cùng triển khai hoặc cân nhắc tiêm chủng vắc xin mũi 3 trong năm nay cho tất cả người trên 50 tuổi, họ sẽ sử dụng đến 440 triệu liều vắc xin. Nếu tất cả các nước thu nhập cao và trung bình cao cùng triển khai, mức tiêu thụ sẽ gấp đôi.
“Chúng ta cần một sự đảo ngược ngay lập tức về việc phân phối vắc xin. Thay vì tập trung vào các nước thu nhập cao, hiện giờ vắc xin phải được ưu tiên cho các nước thu nhập thấp”, ông Tedros nói. Ông kêu gọi các nước hoãn tiêm vắc xin liều bổ sung ít nhất 2 tháng nữa để thế giới có cơ hội đạt mục tiêu tất cả các nước tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9.
Giữa lúc còn nhiều tranh cãi về việc các nước giàu gom vắc xin, một phát ngôn viên của chính phủ Anh khẳng định: “Nước Anh cam kết hỗ trợ toàn cầu đối phó Covid-19 và cải thiện mức độ tiếp cận vắc xin. Chúng tôi cam kết hỗ trợ 100 triệu liều đến trước tháng 6/2022, các đợt hỗ trợ đầu tiên đã bắt đầu từ tuần trước. Ngoài ra, Anh cũng tài trợ để cung cấp hơn một tỷ liều vắc xin cho các nước thu nhập thấp và trung bình thông qua sáng kiến COVAX”.
Đại sứ Myanmar tại Anh kêu gọi trả tự do cho Suu Kyi
Đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn được Ngoại trưởng Anh ca ngợi khi kêu gọi chính quyền quân sự phóng thích bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử.
"Chúng tôi yêu cầu thả Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint", ông Zwar Minn hôm 8/3 viết trên tài khoản Facebook của đại sứ quán Myanmar tại Anh. Tuyên bố được ông đưa ra sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Bộ trưởng phụ trách châu Á của Anh Nigel Adams.
Trước áp lực ngoại giao ngày càng lớn chống lại chính quyền quân sự ở Myanmar, đại sứ cho hay ông chọn "con đường ngoại giao" và cho rằng "câu trả lời cho cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ giải quyết được trên bàn đàm phán".
Một người cầm áp phích kêu gọi trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Suu Kyi trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon hôm 7/3. Ảnh: AFP
Anh đã yêu cầu chính quyền quân đội Myanmar khôi phục nền dân chủ và trả tự do cho Suu Kyi cùng các nhà lãnh đạo khác bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2.
"Tôi biểu dương lòng dũng cảm và yêu nước của đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn khi kêu gọi tôn trọng kết quả bầu cử năm 2020 và trả tự do cho bà Aung Sung Suu Kyi và Tổng thống U Win Myin", Ngoại trưởng Anh tuyên bố.
Tuần trước, đại sứ quán Myanmar tại Washington cũng ra tuyên bố chỉ trích lực lượng an ninh gây chết người trong các cuộc biểu tình, đồng thời kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar "hết sức kiềm chế".
Myanmar rơi vào khủng hoảng hơn một tháng qua, khi các cuộc biểu tình bùng lên chống đảo chính. Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 50 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình nổ ra.
Anh, Mỹ và một số nước phương Tây khác đã áp đặt những biện pháp hạn chế đối với chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị mở rộng các biện pháp trừng phạt, nhắm vào những doanh nghiệp do quân đội Myanmar điều hành.
Hàn Quốc: Không có liên hệ giữa vắc xin của AstraZeneca và các ca tử vong sau tiêm Hàn Quốc ngày 8-3 thông báo không tìm thấy mối liên hệ giữa vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca (Anh) với một số trường hợp tử vong gần đây sau hơn một tuần triển khai chương trình tiêm chủng ở nước này. Hàn Quốc bắt đầu chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 từ cuối tháng 2-2021 - Ảnh: AFP Giới chức y...