Ảnh chưa từng công bố về chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên
Ngày 25/6/1950, chiến tranh giữa Nam (Hàn Quốc) – Bắc Triều Tiên (Triều Tiên)bắt đầu bùng nổ ở vĩ tuyến 38 – ranh giới quân sự do Mỹ ủng hộ Hàn Quốc và Liên Xô ủng hộ Triều Tiên đã thống nhất.
Cuộc xâm lược này được cho là hành động quân sự đầu tiên của chiến tranh Lạnh. Tháng 7/1950, quân đội Mỹ đã thay mặt Hàn Quốc bước vào cuộc chiến tranh. Cuộc chiến này có thể là một ngọn lửa làm bùng nổ các cuộc chiến lớn hơn như giữa Nga và Trung Quốc hay thậm chí là xảy ra chiến tranh Thế giới thứ III.
Cuối cùng, vào tháng 7/1953, chiến tranh Triều Tiên – Hàn Quốc cũng kết thúc. Cuộc chiến đã làm 5 triệu binh sĩ và dân thường đã thiệt mạng và Bán đảo Triều Tiên vẫn chia cắt đến ngày hôm nay.
Tháng 6/1950, khi thế giới đang chao đảo với chiến tranh Thế giới II, thì cuộc chiến giữa Nam – Bắc Triều Tiên bùng nổ tại vĩ tuyến 38.
Bắc Triều Tiên di chuyển xuống phía Nam, đi qua ranh giới quân sự đã thỏa thuận năm 1945. Nam Triều Tiên cùng các đồng minh là Mỹ và Anh đã tập hợp quân đội và đáp trả quyết liệt.
Theo báo cáo ghi lại, ít nhất 2 triệu dân thường Hàn Quốc, 1,5 triệu quân Triều Tiên, 30.000 lính Mỹ, 400.000 lính Hàn Quốc, và 1000 lính Anh đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.
Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Xô đã xây dựng ảnh hưởng trên bán đảo Triều Tiên trong nhiều năm. Nhật Bản chính thức xâm chiếm Hàn Quốc và cai trị đến hết Thế chiến II.
Video đang HOT
Trong những giờ đầu của ngày 25/6/1950, Triều Tiên đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ trên vĩ tuyến 38. Quân đội Mỹ ngay lập tức được gửi từ các căn cứ quân sự của Nhật Bản đến cuộc chiến, nhưng họ đã bị thiệt hại rất nhiều trong thời gian đầu.
Nữ diễn viên Marilyn Monroe thăm một nhóm binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc.
Vào tháng 1/1953, Dwight Eisenhowwer đã công khai chỉ trích chiến tranh. Thậm chí, ông đã thông báo cho quân đội Triều Tiên ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạn nhân để chấm dứt xung đột.
Sau 2 năm đám phán, một thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được vào tháng 7/1953. Biên giới Hàn Quốc vẫn ở vị trí gần vĩ tuyến 38 trước chiến tranh với một khu quân sự (DMZ), chính thức tách hai miền Bắc và Nam Triều Tiên.
Một rào cản lớn đối với việc đàm phán chấm dứt xung đột là sự trở lại của các tù nhân chiến tranh.
Theo Người đưa tin
Chiến tranh Triều Tiên dưới góc nhìn Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, cuộc chiến "kháng Mỹ viện Triều" đã giành thắng lợi to lớn, giúp đỡ Triều Tiên cũng chính là bảo vệ khu vực cửa ngõ của Trung Quốc.
Vào cuối tháng 6/1950, khi Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra, Mỹ đã cho Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan, theo các sử gia thì bước đi này của Mỹ đã chọc giận Trung Quốc. Sau đó, gần như ngay sau khi Bình Nhưỡng thất thủ vào ngày 19/10 và liên quân do Mỹ chỉ huy áp sát bờ sông Áp Lục, Chí nguyện quân Trung Quốc đã vượt biên giới tiến vào bán đảo Triều Tiên. Trong ảnh là các em học sinh quyên góp để mua máy bay, xe pháo để "kháng Mỹ viện Triều".
Tư lệnh Chí nguyện quân Trung Quốc là tướng Bành Đức Hoài. Lúc bấy giờ, các tướng lĩnh Mỹ có phần coi thường quân Trung Quốc, cho rằng đối phương "trang bị vũ khí thô sơ và thậm chí không có không quân". Chỉ huy lực lượng Mỹ, tướng MacArthur, từng tuyên bố nếu quân Trung Quốc mà tiến đến Bình Nhưỡng thì "chắc chắn sẽ hứng chịu một cuộc tàn sát".
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như tướng Mỹ nghĩ. Quân Trung Quốc đã hành quân từ Mãn Châu tới CHDCND Triều Tiên một cách nhanh chóng và sử dụng các biện pháp ngụy trang khéo ngoài sức tưởng tượng. Họ đột kích vào nhiều phòng tuyến của Mỹ và Hàn Quốc như từ dưới đất chui lên, khiến đối phương không kịp trở tay. Trong ảnh là Chí nguyện quân bắt sống lính Mỹ tại Unsan sau chiến dịch thứ nhất.
Ở một số nơi, với lợi thế về quân số, người Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật biển người để chống lại sự vượt trội về vũ khí của đối phương. Lính Mỹ và liên quân sau khi bị bắt.
Đến cuối tháng 11/1950, liên quân Trung - Triều bắt đầu tổng công kích để đẩy lùi quân Mỹ và Hàn Quốc xuống phía nam. Trong ảnh là Chí nguyện quân đuổi theo binh lính Mỹ.
Trên đà thắng thế, liên quân Trung - Triều tiến xuống giành lại Bình Nhưỡng vào ngày 6/12/1950, tới đầu năm 1951 đã đẩy đối phương qua khỏi vĩ tuyến 38 rồi sau đó chiếm luôn Seoul. Đến lúc này, cuộc chiến bắt đầu chuyển sang thế giằng co, có khi liên quân do Mỹ đứng đầu đẩy đối phương lên phía bắc vĩ tuyến 38, lúc khác liên quân miền Bắc lại tiến xuống phía nam giới tuyến. Các cuộc giao tranh đẫm máu trong hầm hào xung quanh vùng giới tuyến diễn ra y hệt hình thức "chiến tranh hầm hào" hồi Thế chiến 1. Và đôi lúc, trong tình thế bất phân thắng bại, người ta đã tính đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tháng 8/1951, Triều Tiên gặp phải trận lụt lịch sử 40 năm, Mỹ nhân cơ hội ném bom ác liệt ở bắc Triều Tiên, làm gián đoạn đường giao thông, tàu hỏa. Trung Quốc điều động 5 sư đoàn, giao chiến ác liệt trên không để bảo vệ đường giao thông của Triều Tiên.
Chí nguyện quân vận chuyển lương thực ra tiền tuyến.
Người dân Triều Tiên tiếp tế cho các binh sĩ.
Từ năm 1951, Chí nguyện quân và quân đội Triều Tiên đào nhiều hầm công sự. Trong ảnh là thư viện dưới hầm ngầm Triều Tiên.
Tháng 10/1952, liên quân do Mỹ đứng đầu mở cuộc tấn công vào khu vực đồi Triangle, cửa ngõ trọng yếu ở miền trung bán đảo Triều Tiên.
Quân Trung-Triều chiến đấu.
Theo VNE
Chiến tranh Triều Tiên 60 năm nhìn lại Cách đây đúng 60 năm, cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, hay còn gọi là Chiến tranh Triều Tiên, chứng kiến một sự kiện quan trọng: Ngày 27/7/1953, các bên liên quan chính thức ký kết Hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hai miền Nam - Bắc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh về mặt kĩ thuật,...