Anh chồng thích dùng vũ lực và sự thật về ‘chứng nghiện nỗi đau’ của phụ nữ
Nếu anh ta làm đau bạn một lần, đó có thể là lỗi của anh ta. Nếu anh ta làm đau bạn nhiều lần, đó có thể là lỗi của bạn.
Nhiều người vẫn thường bảo nhau: ” Chúng ta không thể tìm một người hoàn hảo để yêu. Chúng ta chỉ có thể yêu một người theo cách hoàn hảo nhất mà thôi”.
Cách yêu hoàn hảo ấy là biết bao dung, biết tha thứ, biết chấp nhận đối phương như con người họ vốn có. Thoạt nghe, điều này có vẻ là tích cực, là đúng. Nhưng khi lòng bao dung đi quá giới hạn cho phép, hôn nhân sẽ biến thành địa ngục – nơi một người nuôi dưỡng khoái cảm hành hạ, còn một người chỉ biết tiếp nhận nỗi đau 1 cách mặc định.
Ranh giới mong manh giữa “bao dung” và “khờ dại”
3 năm trước, lần thứ 2 trong đời, An ngồi khóc trên taxi khi cầm trong tay tờ giấy chẩn đoán sảy thai, kèm cảnh báo nguy cơ vô sinh cao vì tử cung quá yếu sau 2 lần mất con. 28 tuổi, cũng như nhiều người phụ nữ khác, An rạo rực khát khao mỗi khi nghĩ về thiên chức làm mẹ.
Nhưng đáp lại niềm mong chờ ấy, cả 2 lần đứa trẻ đều rời bỏ An vì một lý do mà cô chưa bao giờ dám thành thật thừa nhận: Chồng cô là một kẻ thích dùng vũ lực. Và chính bởi thế, An mất con vào lúc còn chưa nhận ra sự hiện diện của sinh linh bé bỏng ấy trong mình.
Tranh minh họa
Có rất nhiều cách để một người giải tỏa những áp lực đến từ công việc: Hút thuốc, nhậu nhẹt, dùng app hẹn hò để tìm những “thú vui ngắn ngủi”,… Chồng An hoàn toàn miễn nhiễm với tất những thói hư ấy. Giữa thời đại mà đàn ông thay người yêu như thay áo, lang chạ linh tinh ở ngoài, tìm được một người nhất quyết chỉ yêu thương mình, thèm khát những giây phút hạnh phúc bên mình, chẳng phải là một điều đáng trân trọng hay sao?
Chính vì suy nghĩ ấy mà An bất chấp chịu đựng mọi sự bạo hành chỉ bởi cô tin rằng sự kiên nhẫn, lòng bao dung của mình có thể khiến anh thay đổi. Cho tới khi mất con lần thứ 2, An mới sực tỉnh nhận ra mình đã quá ngu ngốc và hiểu rằng có những điều không thể sửa chữa hay thay đổi, mà chỉ có thể bỏ đi.
Người ta vẫn luôn bảo hãy biết nhìn vào những mặt tốt của nhau để nuôi dưỡng một mối quan hệ nhưng điều này chỉ đúng khi những mặt xấu của đối phương không làm bạn tổn thương mà thôi.
Chứng “ nghiện nỗi đau” – Hậu quả của việc cam chịu mối quan hệ độc hại
Video đang HOT
An mất 2 năm để tạm phục hồi sau cơn sang chấn tâm lý sau ly hôn. Bạn bè bắt đầu thấy cô sống cho chính mình nhiều hơn qua những lớp học yoga và thiền. An thừa nhận cô đã bước vào tình yêu với 100% bản năng, và 0% kiến thức, sau chuỗi ngày gặp chuyên gia tâm lý để băng bó nỗi đau của mình.
Giống như An, không ít người vẫn luôn mặc định tình yêu là chuyện của cảm xúc và cảm xúc thì nên “thuận tự nhiên”. Nhưng kỳ thực, để có một tình yêu lành mạnh, ngoài cảm xúc, chúng ta còn cần có kiến thức về cách trái tim và bộ não vận hành để không rơi vào tình trạng “nghiện nỗi đau” thay vì tận hưởng niềm hạnh phúc.
Tranh minh họa
Trong cuốn sách “ Freedom from Toxic relationship” ( Tạm dịch: Tìm lại tự do từ mối quan hệ độc hại”), Avril Carruthers – Tác giả đồng thời là chuyên gia tâm lý học đã đưa ra một khảo sát được thực hiện với 20 cặp đôi bất kỳ tại 2 tiểu bang Mississippi và Alaska của Mỹ.
Sau 2 tháng tiếp xúc và nghiên cứu hành vi của 20 cặp đôi này, kết quả mà Avril Carruthers nhận được vô cùng bất ngờ: 12/20 người phụ nữ khẳng định họ cảm thấy hài lòng với đời sống hôn nhân/tình cảm của mình, bất chấp việc “thi thoảng” bị chồng/người tình đánh đập hoăc mạt sát bằng những từ ngữ tục tĩu.
Trung bình khoảng thời gian mà các cặp đôi này chung sống là 2 năm. 5 trong số 8 người phụ nữ còn lại lựa chọn ly hôn/chia tay vì cảm giác không phù hợp với chồng/bạn tình. Và chỉ có 3/20 cặp đôi là có đời sống tình cảm lành mạnh, theo cảm nhận của chính họ và dưới góc nhìn chuyên gia của Avril Carruthers.
Bạn có nhận ra bài học gì từ khảo sát của Avril Carruthers không?
Tình yêu thực sự là một thói quen! Một người quen bị chì chiết, đánh đập hoặc thờ ơ, lâu ngày não bộ của họ sẽ mặc định tất cả những trạng thái đau khổ đó là “hạnh phúc”. Ngược lại, với một người luôn được đối xử bằng sự dịu dàng và giao tiếp bằng ngôn từ của sự yêu thương, não bộ của họ sẽ nhận diện đó mới là “hạnh phúc” và phát tín hiệu từ chối tiếp nhận các phản ứng ngược lại.
Bởi thế, hãy có một ngưỡng kỳ vọng và tiêu chuẩn cao hơn cho cảm xúc của chính mình.
Không chấp nhận sự nhục mạ dưới bất kỳ hình thức nào. Không chấp nhận bạo hành thể xác dù chỉ một lần. Không chấp nhận bị lợi dụng dù là về tinh thần hay vật chất.
Đây chính là những cái “không” giúp phụ nữ tránh được cái bẫy “mối quan hệ độc hại” và dễ dàng chạm tới hạnh phúc đích thực hơn.
Tình yêu luôn cần sự bao dung và cảm thông. Điều đó vẫn luôn đúng dù ở bất cứ thời đại nào. Nhưng đừng quên rằng cảm thông không hay bao dung không đồng nghĩa với việc bạn chịu những lời nhục mạ hay những sự tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần.
Lời đáp ngắn gọn của anh chồng khiến cô vợ thích cãi vã bừng tỉnh
Lảng tránh những bất đồng hay lao vào tranh luận để phân bua đúng - sai đều không phải cách đúng để giữ lửa hạnh phúc.
Một mối quan hệ không tồn tại những bất đồng là một mối quan hệ không có tiềm năng phát triển, dù đó có là tình yêu hay hôn nhân đi chăng nữa. Bất đồng có thể tạo ra những cuộc cãi vã long trời lở đất khiến đôi lứa đường chia đôi ngả, nhưng cũng có thể là sợi dây gắn kết yêu thương, là đòn bẩy hạnh phúc.
Đương nhiên, kết cục ra sao đều phụ thuộc vào cách mỗi người đối mặt với những bất đồng trong mối quan hệ của mình.
Ôm mộng về một tình yêu hoàn hảo, đôi ta là mảnh ghép cuối cùng, vừa khít trong cuộc đời của nhau nhưng kết cục của 3 cuộc tình mà Trang từng có toàn là những nỗi ê chề. Nếu không phải là hai người hét vào mặt nhau bằng những từ tục tĩu, thì cũng là anh mặc cô ngồi khóc tức tưởi và "một đi không trở lại".
Nguyên nhân của lần cơn giận tràn ra không kiểm soát cũng chẳng có gì mới ngoài những bất đồng nhỏ nhặt, ví như việc anh thích chơi game còn cô chẳng kiên nhẫn nổi 30 phút để anh xong ván mà cứ càu nhàu gắt gỏng.
Hai người yêu nhau mà cứ như nước với lửa. Tái hồi cảnh cãi vã - chia tay rồi quay lại được dăm bảy lần, rồi thì cũng đường ai nấy đi thật.
Quá tam ba bận, Trang sợ yêu, nghĩ rằng mình nên ở vậy đến cuối đời cho nhàn thân. Nhưng người đời vốn có câu "theo tình tình chạy, chạy tình tình theo". Vào lúc mọi mộng tưởng về tình yêu chẳng còn nữa, Trang lại gặp được "chân ái" cuộc đời.
Đó là người đàn ông hơn cô đúng tròn 1 giáp. Trang cũng lấn cấn không ít trước khi nhận lời tỏ tình, vì khoảng cách tuổi tác. Nhưng khi nhìn lại những mối tình trước đây với những thanh niên trạc tuổi mình, cô có thêm động lực để yêu thêm lần nữa dù cũng chẳng tự tin rằng cuộc tình này rồi sẽ về đâu.
Ấy vậy mà hai người lại về chung một nhà sau gần 2 năm hẹn hò. Điều "kỳ diệu" chính là kể từ lúc yêu đương cho tới khi hôn nhân đã bước sang năm thứ 5, hai người chẳng có trận cãi vã nào long trời lở đất như trải nghiệm của Trang với những người tình trước đây.
Thời gian đầu yêu đương, Trang vẫn không bỏ được cái thói "nổi điên lên" vì những chuyện vặt vãnh. Nhưng Dũng - "chân ái" của đời cô thì khác. Thay vì thêm dầu vào lửa bằng những lời giải thích vô nghĩa hay những câu đáp trả đầy tính hơn thua khi cô đang tức giận, anh luôn chỉ nói: " Giờ anh không muốn tranh luận gì cả. Em bình tĩnh đi đã rồi mình nói chuyện tiếp".
Đương nhiên, cách phản ứng của anh càng làm lửa giận trong Trang bùng lên giữ dội. Nhưng trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, đơn phương giận hờn được đôi ba ngày mà anh chẳng ỏ ê, Trang đành xuống nước. Lần đầu tiên trong đời cô chịu nhận mình sai và vô lý trong mối quan hệ.
Mãi cho đến khi Trang chủ động xin lỗi, Dũng mới qua gặp cô và nói rằng anh không ngại việc tranh luận nhưng mình lớn rồi, đừng làm trò hờn dỗi trẻ con.
"Cãi nhau khi tức giận cũng chẳng giúp hai người hiểu nhau hơn, vậy thì cãi nhau để làm gì?".
Câu hỏi này của Dũng thực chẳng khác nào một cú tát vào não, khiến Trang bừng tỉnh.
Trong những cuộc tình trước đây, cả Trang và những người yêu cũ đều là những kẻ hiếu thắng. Không ai chịu xuống nước, không ai chịu nhận cái sai về mình ngay cả khi mình sai thật đi chăng nữa. Kết cục, phần thắng thuộc về ai thì chẳng biết, chỉ biết mối tình không thể bền.
Kể từ cuộc nói chuyện đó với Dũng, dù cơn giận vẫn thi thoảng trồi lên trong lòng nhưng Trang đã biết gồng mình lên một chút để giữ mình lại trước khi buông lời mạt sát, làm tổn thương đối phương. Sau vài lần gắng gượng để bình tĩnh, Trang nhận ra chuyện cũng không có gì to tát, chỉ là cô luôn quá dễ nổi nóng.
Dập được cơn giận trong lòng để ngồi xuống nói chuyện với nhau một cách nhẹ nhàng, rằng hành động này của anh khiến em không vui, hoặc lời anh nói làm em chạnh lòng. Cứ thế, họ hiểu nhau hơn mà chẳng cần cãi vã. Đến giờ, hai người cũng sắp chào đón đứa con thứ hai rồi. Hôn nhân êm ấm như hiện tại từng là điều Trang nghĩ mình chẳng có khả năng đạt được.
Trang đã quá may mắn khi gặp được một người đàn ông trưởng thành hơn cô, có đủ nhẫn nại để đợi cô rũ bỏ hình hài một đứa trẻ con thích hờn dỗi, thích làm mình làm mẩy trong tình yêu.
Nhưng không phải ai cũng may mắn được như thế. Đôi khi, bạn sẽ phải tự ngộ ra rằng đã đến lúc mình cần lớn, cần học cách kiểm soát cơn giận nếu muốn có một tình yêu dài lâu và xa hơn là một cuộc hôn nhân bền vững.
Còn chưa học được bài học đó, có lẽ tình cảm vẫn chỉ là câu chuyện một sớm một chiều - điều không ai mong muốn, nhất là trong hôn nhân.
Cãi vã không phải là xấu, cũng chẳng phải điều mà hai cá thể hoàn toàn khác biệt có thể né tránh khi quyết định đồng hành cùng nhau. Cục tức ghim mãi trong lòng, không được tỏ bày lắng nghe cũng có thể sẽ trở thành giọt nước tràn ly khiến mọi nỗ lực trong mối quan hệ trở nên vô nghĩa.
Khi đã biết tự hỏi "Mình cãi nhau để làm gì? Hơn thua có giúp tình cảm bền vững hơn không?", chắc chắn mỗi người sẽ tìm được một hoặc nhiều cách khác nhau để hóa giải những bất đồng, để cãi vã mà không làm cuộc tình chia đôi ngả, giống như Trang và "chân ái" của đời cô vậy.
Người thông minh làm ngơ trước 3 điều này, "cạy miệng" cũng không hé nửa lời Người xưa có câu: "Tai hoạ từ miệng mà ra". Nói là một nghệ thuật, nếu không biết diễn đạt thì nên im lặng. Đó là sự tôn trọng dành cho người khác, cũng là có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình. Sống càng lâu trên đời bạn càng thấy, những người thực sự thông minh cư xử chừng...