Ảnh: Chóng mặt với tòa tháp cao nhất châu Âu sắp hoàn thành tại Nga
Trung tâm Lakhta sắp sửa hoàn thành ở St. Petersburg, Nga, cao 462m với 87 tầng là một trong những tòa nhà “xoắn” cao nhất thế giới.
Hình vẽ của họa sỹ về Trung tâm Lakhta. Đây là tòa nhà “siêu cao” (những tòa nhà trên 300m trên thế giới) đầu tiên của St. Petersburg, nằm cách trung tâm thành phố chỉ vài km.
Mới đây trên Youtube xuất hiện một video cho người xem cảm giác nhảy tự do từ tòa tháp cao nhất châu Âu này. (Ảnh cắt từ clip)
Ảnh chụp từ trên không mới đây cho thấy Trung tâm Lakhta giờ đã là một tòa tháp hoàn thiện.
Xung quanh tòa tháp là khu phức hợp các không gian công cộng bao gồm 3 quảng trường, 1 sân khấu tròn ngoài trời với 2.000 chỗ ngồi và cảnh quan tản bộ.
Một phần của trung tâm này sẽ được dùng làm trụ sở cho tập đoàn dầu khí Nga Gazprom, “mẹ” của công ty con thi công dự án này Lakhta Center JSC,. Gazprom dự kiến “dọn về nhà mới” vào cuối năm 2019.
Dự án được khởi công năm 2012. Tòa nhà 87 tầng có phần chóp bao gồm đài quan sát và nhà hàng, mang lại cho du khách cảnh tượng cực kỳ ngoạn mục về Vịnh Phần Lan.
Ý tưởng thiết kế ban đầu của tòa tháp được đưa ra từ năm 2011 bởi Tony Kettle, khi đó còn là kiến trúc sư cho công ty RMJM của Scottland.
Video đang HOT
Theo Philip Nikandrov, một trong những kiến trúc sư tham gia dự án này, ngoại thất của tòa nhà được hoàn thành cuối mùa hè này, còn nội thất sẽ được hoàn thiện trong năm 2019.
Công trình được bao phủ bởi 16.500 tấm kính được trang bị cửa chớp tự động và van được thiết kế để giảm thất thoát nhiệt. Đây là 1 trong các biện pháp giúp cho Trung tâm Lakhta là 1 tòa nhà thân thiện với môi trường, bên cạnh việc lọc và tái sử dụng nước.
Phần móng của tòa nhà được đào sâu đến 82m dưới mặt đất, vì thế nó được Sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là tòa nhà “đổ bê tông liên tục lớn nhất” trong lịch sử.
Toàn thân của tòa nhà này “vặn xoắn” 1 góc 90 độ từ móng lên đến đỉnh. Gió trên đỉnh tháp có thể thổi với tốc độ gần 140km/h, vì thế công trình này cần tới 15 cột trợ lực để phân tán lực cho phần lõi.
Phần dưới tòa tháp là một mái vòm cao đến 98m. Phần đế của tòa nhà có một mặt dài 260m.
Gazprom từ lâu đã nhắm St. Petersburg làm nơi đặt trụ sở mới cho tập đoàn này và đã “rục rịch” xây 1 tòa tháp ở đây từ năm 2006.
Lakhta Center giành lấy ngôi vị “tòa nhà cao nhất châu Âu” từ tòa tháp liên bang Mosow, hoàn thành năm 2017, cao 374m.
Theo chủ dự án, giờ đây Trung tâm Lakhta là công trình chọc trời ở cực bắc của thế giới. Trung tâm Lakhta hiện là tòa nhà cao thứ 13 trên thế giới./.
Theo Diệu Hương
VOV
Tòa nhà cao nhất Việt Nam lung linh về đêm giữa Sài Gòn
Ngày 26/07/2018, dự án Landmark 81 - Tòa tháp cao nhất Việt Nam - một trong 10 tòa nhà cao nhất thế giới - chính thức đưa vào hoạt động hạng mục đầu tiên: Trung tâm Thương mại (TTTM) Vincom Center Landmark 81. Đặc biệt, trong tối ngày khai trương, người dân TP.HCM lần đầu tiên được chứng kiến sự kiện thắp sáng tòa tháp.
Tòa nhà cao nhất Việt Nam lung linh về đêm giữa Sài Gòn xa hoa
Được bố trí trong 6 tầng từ B1 tới tầng 5 của tòa tháp Landmark 81 có chiều cao kỷ lục 461,3m, thuộc top những tòa nhà cao nhất thế giới, Vincom Center Landmark 81 có quy mô rộng gần 50.000m2. Đây là TTTM được thiết kế cao cấp bậc nhất với ứng dụng hệ thống đèn trần LED có thể trình diễn hiệu ứng chuyển động ánh sáng độc đáo lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Toàn cảnh dự án Vinhomes Central Park và tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Những hình ảnh về tòa nhà cao nhất Việt Nam được chiếu sáng trong đêm giữa Sài Gòn xa hoa
Giây phút toàn bộ khu dự án Vinhomes Central Park tắt hết đèn và riêng toà nhà Landmark 81 được "lên đèn".
Tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 nằm trong một khu đô thị tại cửa ngõ Đông Sài Gòn, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. HCM) được xem là một trong những công trình hiện đại và cao cấp bậc nhất Việt Nam ở thời điểm hiện nay.
Chóp tháp được lắp ghép hoàn thành vào đầu tháng 6/2018.
Hạ tầng giao thông nội khu được đầu tư khá quy mô và kết nối đồng bộ.
Nằm cạnh toà nhà là khu công viên bờ sông rộng hơn 50.000m2 được thiết kế rất hiện đại.
Đêm xuống, hình ảnh toà nhà toả sáng trên nền trời TP.HCM.
Theo chủ đầu tư, dự kiến trong tháng 1/2019 toàn bộ toà nhà Landmark 81 sẽ được khánh thành và đi vào hoạt động.
Đây là dự án được áp dụng công nghệ BIM cho toàn bộ công tác xây dựng, giúp dự án được chuẩn bị chuyên nghiệp, nhận định và dự báo tất cả các vướng mắc, khó khăn để xử lý trước khi xảy ra, đẩy nhanh tiến độ và chất lượng thi công. Bên cạnh đó, Dự án được thi công đảm bảo an toàn với 9 triệu giờ an toàn, đồng thời vượt tiến độ trước 45 ngày.
Từ đó, trong những quyết định lớn hơn, mang tính lịch sử của The Landmark 81, Coteccons đã được chọn lựa giữa không ít những nhà thầu tên tuổi lớn đến từ các nước trên thế giới. Tuy vậy, việc đảm nhận thi công The Landmark 81 cũng là thách thức không nhỏ cho Coteccons, khi phải hoàn thành dự án này với tiến độ rất ngắn. Nhất là khi Coteccons chưa từng thi công dự án trên 60 tầng.
Conteccons đã thi công thành công kết cấu móng tầng hầm có quy mô lớn nhất Việt Nam và thứ 2 thế giới với 17.000 m3 bê tông, 5.000 tấn thép cho diện tích đài móng 3.000 m2 và độ dày 8,4m.
Đây cũng là dự án được áp dụng công nghệ BIM cho toàn bộ công tác xây dựng, giúp dự án được chuẩn bị chuyên nghiệp, nhận định và dự báo tất cả các vướng mắc, khó khăn để xử lý trước khi xảy ra, đẩy nhanh tiến độ và chất lượng thi công. Bên cạnh đó, Dự án được thi công đảm bảo an toàn với 9 triệu giờ an toàn, đồng thời vượt tiến độ trước 45 ngày.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Chủ đầu tư 'đua' tiến độ, bỏ lại quyền lợi của cư dân Cư dân tại dự án chung cư Golden Field Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) "tố" chủ đầu khi chạy đua tiến độ xây dựng, vội vã bàn giao nhà nên xảy ra tình trạng nhà mới ở đã nứt tường. Hàng loạt bất cập khi chủ đầu tư làm trái quyết định phê duyệt đầu tư của TP. Hà Nội...