Anh chồng của năm đây rồi: Ở nhà cách ly mở luôn nhà hàng phục vụ riêng vợ, dân mạng cảm thán, “Anh làm chồng em được không?”
Đúng là chồng người ta chưa bao giờ khiến chị em thất vọng.
Trong thời buổi mà khắp nơi đều phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19 này, việc đến nhà hàng dùng bữa tối trở thành một điều cực kỳ xa xỉ với tất cả mọi người. Vợ chồng anh Cheffrey, tới từ Anh cũng không phải ngoại lệ.
Nhìn trước được tương lai gần sẽ không thể có những bữa tối hẹn hò lãng mạn ở các nhà hàng cùng người vợ thân yêu, anh Cheffrey quyết định sẽ… mang hẳn nhà hàng về nhà, hay nói một cách chính xác hơn là đích thân anh sẽ mang lại cảm giác “ăn nhà hàng 100%” cho vợ bằng cách chuẩn bị các món sang chảnh, trang trí cầu kỳ, từ món chính cho đến món tráng miệng, còn không quên kèm theo cả… menu và tấm biển nhỏ đúng chuẩnnhà hàng đặt trên bàn “Đã đặt trước”.
Vợ chồng anh Cheffrey cùng tờ thực đơn do anh Cheffrey thực hiện.
Nhìn thực đơn thôi, ối người đã phải ồ lên ghen tị với cô vợ may mắn của anh Cheffrey: Từ món khai vị là bánh cua sốt Remoulade cay, món chính bao gồm cá hồi nhồi Cajun, tôm nướng măng tây và pho mát, khoai tây nghiền thảo dược, đến món tráng miệng là bánh dâu pho mát.
Món cá hồi nhồi Cajun này.
Video đang HOT
Cuối tờ menu còn là dòng chữ không thể ngọt ngào hơn: Tất cả được chuẩn bị bởi chồng em.
Còn cả món tráng miệng trông ngon lành sang chảnh chẳng kém nhà hàng.
Bài đăng trên Twitter của anh Cheffrey nhanh chóng trở nên viral, với khoảng 300.000 lượt yêu thích, với hàng ngàn lượt bình luận, đa số là của các chị em phụ nữ nhào vô tung hô, khen ngợi, thậm chí tag chồng mình vào để ngầm nhắn nhủ hãy nấu cho em một bữa như thế. Nhưng hỡi ôi, có phải ai cũng vừa yêu chiều vợ lại vừa có tài năng bếp núc xuất sắc được như anh Cheffrey đâu.
Một người bình luận, “Siêu lãng mạn”, hay “Ngọt ngào quá đi, anh ấy làm được cả bánh cua sao?” người khác thì viết: “Đây là lý do tôi muốn yêu một đầu bếp”.
Một người khác thì khen ngợi: “Anh rõ ràng là một ông chồng quốc dân đấy. Trời ạ”.
Một phụ nữ khác thì hài hước và táo bạo hơn: “Anh là chồng em được không?”
Hiện bài đăng của anh Cheffrey vẫn liên tục nhận được các lượt thích và chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Thanh Hương
Không có nguồn thu suốt 2 tháng, nhiều trường mầm non tư thục trên cả nước phải đóng cửa, sang nhượng giữa dịch Covid
Sau 2 tháng cho học sinh nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, hàng loạt trường mầm non đã phải chấp nhận đóng cửa, sang nhượng vì không còn kinh phí duy trì tiếp được nữa.
Dịch Covid-19 đang khiến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế lao đao từ du lịch, khách sạn, nhà hàng, đến dịch vụ ăn uống... Tuy nhiên khi một số ngành có thể tìm cách xoay sở, chuyển từ kinh doanh offline sang online, chấp nhận cung cấp sản phẩm/dịch vụ tận nhà thì một ngành đặc thù như trường mầm non, nếu không có học sinh đến trường hoặc tạm thời chuyển hướng sang mảng khác, chỉ có thể cầm chắc đáp án đóng cửa.
Sau 2 tháng không có học sinh đến trường, đồng nghĩa các cơ sở mầm non sẽ không có nguồn thu từ học phí. Hiện đa phần các trường mầm non tư thục đều lâm vào cảnh lao đao. Thậm chí nhiều chủ trường đã phải thông báo sang nhượng hoặc thanh lý đồ dùng, thiết bị dạy học vì không còn vốn để duy trì tiếp.
Thông tin sang nhượng trường mầm non xuất hiện hàng loạt tại các hội, nhóm trên mạng xã hội.
Với các trường còn trụ lại, tương lai có thể duy trì tiếp hay không vẫn là một ẩn số.
Chia sẻ với VTV, cô Nguyễn Thị Lộc, Hiệu trưởng mầm non Vietkid Hà Nội nghẹn ngào: "Mỗi tháng tiền chi trả mặt bằng đã 300 triệu đồng, trả lương giáo viên gần 500 triệu đồng. Hiện tại chúng tôi vẫn phải duy trì đội ngũ giáo viên, nhân viên vì đó là những nhân vật nòng cốt của hệ thống, những người được đào tạo cao đẳng, đại học, trên đại học và họ rất yêu trẻ. Chúng tôi có thể tiếp tục cầm cự 1-2 tháng nữa, nhưng những tháng tiếp theo quá là khó khăn với chúng tôi".
Tương tự, Phó hiệu trưởng mầm non song ngữ Embassy Hà Nội, cô Phạm Thị Quý Thể chia sẻ: "Đây là một điều đau lòng với ngành giáo dục nói chung. Nếu dịch bệnh kéo dài, chúng tôi không biết có thể tiếp tục được nữa hay không".
Theo thống kê, toàn quốc có khoảng 15.700 nhóm lớp mầm non tư thục, có quy mô dưới 70 học sinh. Với các cơ sở này, chủ trường thường là nhà đầu tư nhỏ, năng lực tài chính không dồi dào, nhiều cơ sở vay từ ngân hàng để hoạt động, trong khi dòng tiền đến từ học phí là chính. Việc không có nguồn thu nhưng vẫn phải chi trả tiền mặt bằng, tiền lương giáo viên thậm chí trả nợ ngân hàng đẩy họ vào tình cảnh cạn kiệt tài chính.
Ảnh: VTC News
Hiện nay, số trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ gần 20% số trường mầm non trên cả nước với hơn 1,2 triệu học sinh đang theo học ở các hệ thống này. Sự việc hàng loạt trường đã và đang có nguy cơ giải thể sẽ dần đến tình trạng mất việc hàng loạt của giáo viên ở bậc học này, đặt áp lực lớn lên hệ thống mầm non khi học sinh đi học trở lại.
Trước đó, hồi đầu tháng 3, 150 trường tư thục nói chung trên cả nước đã đồng loạt "kêu cứu" vì có nguy cơ phá sản do Covid-19. Một khảo sát nhanh do các trường tự thực hiện cho thấy nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ bị sụt giảm doanh số trên 50%, và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi.
Các trường đã đề nghị một số biện pháp như giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay,... để có thể tiếp tục cầm cự qua giai đoạn khó khăn này.
Nhật Anh (tổng hợp)
Kinh doanh mùa dịch Covid-19: "Cái khó ló cái khôn", loạt shop thời trang chuyển qua bán hàng online, đưa ra ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng Hàng loạt các shop thời trang đẩy mạnh bán hàng trực tuyến trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Hà Nội, TP. HCM đã yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như quán cà phê, quán bar, nhà hàng, phòng tập gym... Bên cạnh đó, nhiều...