Anh chàng hỏi xoáy từ Tiếng Việt: “Nhật là ngày, sao còn gọi ngày sinh nhật?”, bị bạn nói thẳng một câu liền “tắt điện”
Nói Tiếng Việt suốt 20 năm mà không hiểu rõ tiếng mẹ đẻ dùng thế nào luôn á.
Để ý nhé, dù tự tin Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ song chúng ta chưa chắc hiểu hết về thứ ngôn ngữ này đâu! Điển hình như mới đây, một anh chàng đã chia sẻ câu chuyện của mình khiến cho CĐM được phen tranh cãi.
Cụ thể anh chàng này đã liên tiếp hỏi những câu Tiếng Việt như sau:
- “ Sao Tiếng Việt không có vần oong mà có từ xoong?”.
- “Nhật là ngày sao còn ngày sinh nhật?”.
- “Ngủ với thức khác nghĩa. Sao ngủ dậy với thức dậy cùng nghĩa?”.
Đáp lại loạt câu hỏi kia, người bạn chỉ bình tĩnh nói 1 câu duy nhất: “ Người Việt hay nói thế, biết vậy đi!”.
Video đang HOT
Câu trả lời của anh bạn kia khiến chàng trai “cứng họng” không biết nói gì thêm. Đúng là dùng Tiếng Việt lâu năm, chúng ta đã mặc nhiên “vì người Việt dùng thế” nên có rất nhiều từ không sao lý giải nổi.
Để đáp lại thắc mắc của chàng trai kia, nhiều dân mạng cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.
Đính chính lại một chút là”oong” vẫn là một vần trong Tiếng Việt, đã được dạy trong chương trình lớp 1. Vần này được dùng khá hiếm, có ví dụ như: cái xoong, hang Sơn Đoòng, kính coong (chuông cửa kêu kính coong), cải xoong (một loại rau)…
Rau cải xoong (Ảnh minh họa)
Một số bình luận khác của cộng đồng mạng:
Bạn H.H chia sẻ ý kiến: “Từ ‘nhật’ nếu để riêng thì thường không có nghĩa, thường sẽ kết hợp tạo thành nhật thực, chủ nhật… Thức dậy là trạng thái vừa mới mở mắt khi ngủ hết, đứng lên và làm việc gì đó. Còn ngủ dậy nói chung chung về việc dậy rồi nên không ngủ nữa”.
Trong khi đó, bạn T.Đ cũng chia sẻ thêm bình luận: “Theo mình ’sinh’ là đẻ, ‘nhật’ là ngày => ghép lại tạo thành ngày sinh. Còn thức dậy và ngủ dậy giống nhau vì cùng có từ ‘dậy’ đi kèm bổ trợ nghĩa”.
Bạn V.H chia sẻ: ” Tiếng Việt có rất nhiều từ kiểu bất quy tắc. Nếu bạn hiểu nó dùng để làm gì thì dùng. Còn không hiểu mà vẫn dùng được thì đừng có hiểu, vì việc tìm hiểu rất đau đầu!”
Bạn đã thấy “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” chưa?
Câu hỏi: "Từ nào trong Tiếng Việt bỏ dấu huyền vẫn giữ nguyên nghĩa", trả lời trong 5 giây chứng tỏ IQ bạn rất cao!
Tự tin thạo Tiếng Việt nhưng bạn có trả lời được câu đố này?
Những người học ngoại ngữ thường luôn đau đầu sợ hãi trước các kỳ thi lấy chứng chỉ ngôn ngữ, điển hình như IELTS của Tiếng Anh, HSK của Tiếng Trung hay TOPIK của Hàn.., Nhưng bạn có nhận ra, chính Tiếng Việt của mình mà cho vào đề thi ngoại ngữ thì cũng khó nhằn phết đấy!
Chỉ cần thêm dấu chấm, dấu phẩy nhiều khi đã biến câu Tiếng Việt mang nghĩa khác hoàn toàn. Thông thạo tiếng mẹ đẻ bao năm nhưng chưa chắc chúng ta hiểu được hết nghĩa của từ đâu.
Nhiều bài tập Tiếng Việt gây khó cho cả người bản địa (Ảnh minh họa)
Mới đây, một câu hỏi Tiếng Việt đã gây xôn xao MXH vì quá khó: "Từ nào trong Tiếng Việt bỏ dấu HUYỀN vẫn giữ nguyên nghĩa?".
Nhiều người đã phải bó tay trước câu hỏi này. "Học Tiếng Việt bao năm tưởng thành thạo nhưng tôi không có nhớ ra từ nào đặc biệt như vậy. Đúng là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" - một dân mạng bình luận.
Có người còn cho rằng đáp án là: "Tiền" . Vì khi bỏ dấu huyền thì là "Tiên" , cũng là một từ diễn tả sự hạnh phúc, ấm no khác?!
Thực tế, đáp án câu hỏi này lại dễ hơn bạn tưởng đây. Và đây là một loạt cặp từ ngữ khi bỏ dấu huyền thì vẫn mang nghĩa của nó:
Lùi/lui: Để xảy ra chậm hơn so với thời điểm đã định
Lờ/lơ: Làm ra vẻ không để ý, không biết hay cố ý không nhớ
Mười/Mươi: Số (ghi bằng 10) liền sau số chín trong dãy số tự nhiên
Ngừng/Ngưng: Không tiếp tục hoạt động, phát triển.
Nỗi khổ của quý tử "ông trùm kim cương" Johnny Đặng: Suốt ngày bị ba đặt 1 câu hỏi và bắt trả lời bằng... tiếng Việt! Trông mặt thiếu gia nhà Johnny Đặng khổ sở thật sự! Nếu thuộc team hóng hớt, chắc hẳn bạn cũng biết đến "trùm kim cương" Johnny Đặng - đại gia đang chiếm spotlight cõi mạng thời gian gần đây. Bên cạnh cơ ngơi ngập kim cương, làm việc với toàn celeb hạng A nước ngoài của "ông vua kim hoàn", dân tình còn...