Anh bắt đầu bước vào cuộc chiến “cân não” với EU
Thủ tướng Anh Cameron hôm qua (25/5) bắt đầu chiến dịch ngoại giao nhằm xác định tương lai của nước Anh trong EU bằng cuộc gặp với Chủ tịch EC.
Cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean- Claude Juncker được cho có ý nghĩa rất quan trọng có thể dẫn tới những cải cách, cũng như quyết định sự toàn vẹn của Liên minh châu Âu sau hơn 50 năm tồn tại.
Thủ tướng Anh Cameron gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean- Claude Juncker (ảnh: BBC)
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua đã có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean- Claude Juncker tại tư dinh ở ngoại ô thủ đô London để thúc đẩy các chương trình cải cách Liên minh châu Âu, được nước này công bố tại Hội nghị cấp cao Đối tác phương Đông diễn ra hồi tuần trước tại Latvia.
Cuộc gặp diễn ra chỉ 2 ngày trước khi chính phủ Anh chính thức trình Quốc hội dự luật trưng cầu ý dân về sự đi hay ở trong Liên minh châu Âu vào ngày 28/5 tới. Có thể nói cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean- Claude Juncker là sự mở đầu cho chiến dịch ngoại giao chưa từng có của nước Anh nhằm gia tăng vị thế của đất nước tại một liên minh mà hai động lực chính vẫn là Pháp và Đức.
Video đang HOT
Dự kiến, tối 27/5, ông Cameron sẽ tới Đan Mạch và ngày 28/5 tới Hà Lan, đây đều được xem là những đồng minh chính của Anh trong Liên minh châu Âu. Song các cuộc gặp được mong đợi nhất và mang tính quyết định lại là cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande vào tối 29/5 tại điện Elysee và ngày 30/5 với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thủ đô Berlin.
Một số nguồn tin cho biết, cả Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel ngay từ đầu đã bác bỏ một trong những yêu cầu của Thủ tướng Anh Cameron, song không nêu cụ thể.
Tuy nhiên, điều này lại không phải là bất ngờ. Bởi ngay từ đầu, cũng giống như các nhà quan sát quốc tế, Thủ tướng Anh David Cameron đã thừa nhận, dù chắc chắn cuối cùng nước Anh cũng đạt được một thỏa thuận về những cải cách đối với Liên minh châu Âu, song các cuộc đàm phán sẽ không phải là dễ dàng.
“Không phải chỉ riêng nước Anh hay tôi có mong muốn về một châu Âu cải cách và hội nhập hơn. Thực tế là thị trường chung không được bảo vệ đầy đủ và vì thế các nước khu vực đồng euro muốn hội nhập hơn. Các nước không hài lòng với tỷ lệ người nhập cư và các chính sách xã hội đang được thực hiện. Tôi tin đây đều là những vấn đề mà chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được”. Ông Cameron nói.
Tới nay, Thủ tướng Cameron vẫn kiên quyết với lập trường nước Anh muốn tiếp tục ở lại Liên minh châu Âu, nhưng với điều kiện nhận được sự bảo đảm về những cải cách liên quan đến vấn đề nhập cư và phúc lợi xã hội, ngoài ra Liên minh châu Âu cũng phải trả lại cho Anh một số đặc quyền riêng.
Song các nhà lãnh đạo châu Âu chủ chốt dù khẳng định sẵn sàng lắng nghe và thương thuyết với Anh, nhưng cảnh báo sẽ có “giới hạn đỏ” trong việc đàm phán với Anh, khối muốn giữ Anh ở lại trong Liên minh châu Âu nhưng không phải bằng mọi giá. Hơn nữa, nước Anh cũng đã được hưởng rất nhiều ưu đãi ngoại lệ, trong đó có việc cho phép Anh được giảm một số khoản đóng góp.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là một cuộc chiến “ cân não” thực sự giữa nước Anh và toàn bộ Liên minh châu Âu. Nếu thất bại, thì cả hai bên đều sẽ phải hứng chịu những cơn địa chấn không hề nhẹ. Việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả to lớn về kinh tế cho khối, đồng thời ảnh hưởng tới tâm lý của các nước thành viên còn lại khác.
Còn đối với nước Anh, nước này sẽ mất đi vị thế trên trường quốc tế và phải đàm phán lại với Liên minh châu Âu một loạt các hiệp định thuế và thương mại. Chính vì thế, chắc chắn Anh và Liên minh châu Âu cuối cùng cũng sẽ đi tới một thỏa thuận, song vấn đề là các bên sẽ nhượng bộ đến đâu./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Đúng hướng, chưa đủ mức
Đánh giá năm cầm quyền đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cả người ở trong lẫn ngoài Ấn Độ đều công nhận ông rất quyết tâm mở ra thời kỳ mới cho đất nước và thật sự đã đặt được nền móng để thời kỳ mới ấy có thể bắt đầu.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được đánh giá cao sau một năm cầm quyền với quyết tâm mở ra thời kỳ mới cho đất nước - Ảnh: Reuters
Cải cách kinh tế và điều chỉnh chính sách đối ngoại là những biểu hiện rõ nét nhất về đổi thay mà vị thủ tướng này đưa lại. Những quyết sách của ông Modi khác biệt với chính phủ trước ở mức độ thân thiện với giới kinh tế ở trong nước và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Cùng với cuộc cải cách thuế, chúng giúp Ấn Độ đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng với triển vọng có thể vượt cả Trung Quốc trong thời gian tới. Với việc tới thăm 19 nước trong năm đầu tiên, ông Modi không chỉ tự chứng tỏ thuộc diện những lãnh đạo hoạt động ngoại giao năng nổ nhất mà còn xác định lại ưu tiên đối ngoại cho Ấn Độ. Thúc đẩy và cân bằng quan hệ với các nước lớn ở trong cũng như ngoài khu vực, tranh thủ và tập hợp các nước ở Nam Á và tăng cường gắn kết Ấn Độ với khu vực Đông Á là những đặc thù quan hệ đối ngoại của Ấn Độ trong năm cầm quyền đầu tiên của ông Modi.
Cho dù công nhận ông Modi đi đúng hướng thì vẫn không thể không thấy rằng so với mức độ cam kết tranh cử thì ông vẫn chưa đủ và cũng sẽ khó đạt được đủ. Những cam kết ấy được ông Modi dựa trên thành tựu cầm quyền 12 năm ở bang Gujarat. Nhưng Ấn Độ không phải là bang Gujarat với diện tích lãnh thổ lớn hơn. Ông Modi không thể sao chép những gì đã làm thành công ở đó để áp dụng cho cả đất nước Ấn Độ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tích cực thúc đẩy Đối tác chiến lược Việt -Nhật Chiều qua 21-5, trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã gặp ông Hayashi, Chủ tịch Ủy ban điều hành Hạ viện-Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật-Việt. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản được Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt tích cực...