Anh bác kiến nghị đòi trưng cầu lại Brexit
Chính phủ Anh cho biết sẽ không có cuộc trưng cầu lần hai về việc nước này rời khỏi EU, dù có hơn 4 triệu người muốn bỏ phiếu lại.
Hơn 4 triệu người Anh muốn có cuộc trưng cầu lần hai. Ảnh: Reuters
“Thủ tướng và Chính phủ đã nói rõ rằng chỉ có một cuộc trưng cầu chung và như thủ tướng đã nói, quyết định cần được tôn trọng”, Reuters hôm nay dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Anh (FO) cho biết.
FO, cơ quan giúp Đạo luật trưng cầu dân ý được thông qua, nhấn mạnh việc cần làm lúc này là “phải chuẩn bị cho quá trình rời khỏi EU và chính phủ cam kết bảo đảm kết quả tốt nhất có thể cho người dân trong các cuộc đàm phán”.
Trên internet, khoảng 4,1 triệu người Anh đã ký vào đơn kêu gọi thực hiện cuộc trưng cầu lần hai về việc Anh rời EU.
Video đang HOT
Trong cuộc trưng cầu hôm 23/6, tỷ lệ ủng hộ “Anh rời EU” lớn hơn tỷ lệ người ủng hộ Anh ở lại là 52% so với 48%, tương ứng 17,4 triệu người và 16,1 triệu người.
Cả hai ứng viên đang được xem xét thay thế chức thủ tướng của ông David Cameron đều cho rằng kết quả trưng cầu đầu tiên không nên bị nghi vấn và Brexit cần được thực hiện.
“Brexit có nghĩa là Brexit”, bà Theresa May, Bộ trưởng Nội vụ, nói.
Ứng viên này là người từng ủng hộ Anh ở lại EU nhưng không phải là người đứng đầu chiến dịch “Ở lại”.
Đối thủ của bà May là Andrea Leadsom, Bộ trưởng Năng lượng, một trong những người ủng hộ Brexit, cho rằng Anh sẽ phát triển thịnh vượng khi không còn là thành viên của EU.
Khánh Lynh
Theo VNE
Anh sắp có nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử
Hai nữ ứng viên Theresa May và Andrea Leadsom sẽ đối đầu nhau để trở thành nữ lãnh đạo tiếp theo của đảng Bảo thủ, sau khi ông Michael Gove bị loại khỏi cuộc đua.
Bộ trưởng Nội vụ Theresa May (trái) và Bộ trưởng Năng lượng Andrea Leadsom, hai ứng viên còn lại tranh chức thủ tướng Anh. Ảnh: BBC
Theo BBC, sau cuộc bỏ phiếu thứ hai của các nghị sĩ đảng Bảo thủ, Bộ trưởng Nội vụ May đạt 199 phiếu ủng hộ, Bộ trưởng Năng lượng Leadsom giành 84 phiếu còn ông Gove, Bộ trưởng Tư pháp, chỉ có 46 phiếu. Kết quả bỏ phiếu trên được nghị sĩ Graham Brady, chủ tịch Ủy ban 1922, công bố tại Westminster.
Thủ tướng David Cameron đã từ chức sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng trước cho thấy người dân Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Ban đầu, có 5 ứng viên tranh chức kế nhiệm ông. Sau hai vòng bỏ phiếu, số ứng viên giảm xuống còn hai người. Bà May là một nhà vận động Anh ở lại EU với kinh nghiệm phục vụ lâu năm cho chính phủ. Trong khi đó, bà Leadsom lại là quan chức đi đầu trong chiến dịch ủng hộ Anh rời khỏi EU, gọi là Brexit.
Phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, bà May tuyên bố bà có được sự ủng hộ từ mọi cánh của đảng Bảo thủ và cam kết thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong quá trình thương thuyết để đưa Anh rời khỏi EU, "khiến Anh trở thành một đất nước không chỉ phục vụ cho số ít người có đặc quyền mà cho tất cả mỗi người chúng ta".
Nghị sĩ Tim Loughton, quản lý chiến dịch tranh cử của bà Leadsom, thì cho rằng sự thiếu kinh nghiệm làm việc trong nội các của bà không phải là vấn đề bởi bà có nhiều kỹ năng nhờ hoạt động ngoài chính trường khá lâu và ở nhiều cấp độ.
Kết quả cuối cùng của cuộc đua dự kiến được công bố vào ngày 9/9 tới. Người chiến thắng sẽ trở thành nữ thủ tướng thứ hai của Anh, sau bà Margaret Thatcher.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nhiệm vụ chông gai chờ đợi tân thủ tướng Anh hậu Brexit Người kế nhiệm ông David Cameron sẽ phải đảm nhận những trọng trách như đàm phán với EU, bảo vệ nền kinh tế Anh và đoàn kết nội bộ đảng. Thủ tướng David Cameron nghẹn lời khi tuyên bố từ chức hôm 24/6, sau khi có kết quả trưng cầu dân ý. Ảnh: RT Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 với...