Android Wear: hữu ích nhưng không ít phiền toái
Có thể nói, dù chỉ được hiển thị thông qua những thiết bị có kích thước chưa đầy 2 inch nhưng, những hình ảnh, thông báo, nhắc nhở mà Android Wear cung cấp cho người dùng thông qua giao diện của nền tảng mới này là khá đầy đủ.
Tóm tắt bài viết:
- Đúng với những lời quảng cáo từ các nhà phân phối tại Mỹ, Android Wear – đeo là thấy.
- Có thể nói, dù chỉ được hiển thị thông qua những thiết bị có kích thước chưa đầy 2 inch nhưng, những hình ảnh, thông báo, nhắc nhở mà Android cung cấp cho người dùng thông qua giao diện của nền tảng mới này là khá đầy đủ.
- Bên cạnh những trải nghiệm trên, việc nhận email liên tục, Twitter, tin nhắn, thông báo Facebook, lịch các cuộc hẹn và nhiều thứ khác có thể gây phiền toái cho nhiều người.
- Thêm vào đó, người dùng cũng có thể gặp rắc rối với tính năng nhận dạng giọng nói, bởi hiện Android Wear chưa được trang bị khả năng phân biệt giọng nói của chủ sở hữu và người khác hoặc cũng như khả năng phân tích giọng nói trong ngữ cảnh.
Trong sự kiện Google I/O 2014 vừa qua, Google đã thể hiện sự vượt trội của mình bằng cách ra mắt một loạt các sản phẩm mới như Android L, Android TV, Android One… và đặc biệt làAndroid Wear – hệ điều hành mới toanh dành cho các thiết bị mang mặc, cụ thể là các smartwatch LG G Watch, Samsung Gear Live và Moto 360.
Ngoài những tính năng và đặc điểm nổi trội mà hãng này đã giới thiệu tới người dùng cũng như các nhà phát triển tại hội nghị vừa qua, vẫn có rất ít thông tin hay cảm nhận về Android Wear. Do đó, điều này đã gây ra không ít sự tò mò cho người dùng, trong khi đó, sức mua đối với smartwatch hiện nay là rất cao. Sau đây sẽ là những cảm nhận đầu tiên về Android Wear, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về nền tảng mới này.
Giao diện
Đúng với những lời quảng cáo từ các nhà phân phối tại Mỹ, Android Wear – đeo là thấy. Có thể nói, dù chỉ được hiển thị thông qua những thiết bị có kích thước chưa đầy 2 inch nhưng, những hình ảnh, thông báo, nhắc nhở mà Android cung cấp cho người dùng thông qua giao diện của nền tảng mới này là khá đầy đủ. Từ một thiết bị gọn nhẹ, kín đáo bạn có thể yên tâm theo dõi tất cả các hoạt động của mình. Mọi chỉ số cơ thể, trạng thái vận động sẽ được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, có một điểm đáng chú ý đó là thiết kế hiển thị giờ giấc của Android Wear cũng vô cùng tuyệt vời, ngoài những mặt đồng hồ số mang phong cách hiện đại, nền tảng này còn cho phép chiếc smartwatch của bạn hiện ra theo dạng thông thường – có kim giờ, phút, giây. Điểm mấu chốt là khi người dùng nhìn vào những thiết bị đó, hiếm ai có thể phân biệt được, đâu là một chiếc đồng hồ thông minh, đâu là chiếc đồng hồ thông thường.
Video đang HOT
Ngoài ra, màu sắc trên Android Wear cũng sặc sỡ và mang dáng vẻ của ngôn ngữ thiết kế Material Design trên Android L. Đặc biệt, các thông báo, nhắc nhở, hình ảnh hiển thị trên giao diện mới đều được thiết kế khá giản dị, tập trung vào thông tin hiển thị và được “đóng gói” dưới dạng các hình khối vuông vắn. Do đó, nhiều người đang tỏ ra nghi ngại rằng Moto 360 với màn hình tròn sẽ không thích hợp với thiết kế mới này. Tuy nhiên, trong thời gian tới, có lẽ, Google sẽ còn tung ra các bản cập nhật và chỉnh sửa để Android Wear có thể thích nghi tốt hơn với nhiều hình dạng của smartwatch.
Tính năng
Về tính năng, như đã nói ở trên, Android Wear cung cấp cho người dùng hầu hết những tiện ích có trên điện thoại như hệ thống thông báo, nhắc nhở, đặt lịch, định vị, tin nhắn, tương tác với xe hơi, điều khiển bằng khẩu lệnh… Có thể nói, bất kì ứng dụng nào xuất hiện trên smartphone thì smartwatch đều được thừa hưởng thông qua tính năng đồng bộ hóa đặc biệt giữa hai thiết bị này. Tuy nhiên, điều kiện để smartwatch có thể hoạt động bình thường đó là chiếc điện thoại bạn đang sử dụng phải chạy nền tảng Android 4.3 trở lên. Xét về mặt công nghệ, việc tương tác phải xảy ra giữa các thiết bị cao cấp là điều đương nhiên, nhưng riêng với Android, điều này đang gây ra không ít rào cản cho người dùng muốn sử dụng đồng hồ thông minh. Bởi theo một báo cáo mới đây, chỉ hơn 24% các thiết bị Android là đang chạy phiên bản 4.3 trở lên.
Theo đó, mỗi khi bạn ở gần một địa điểm đã được đánh dấu trước đây, thiết bị đeo sẽ ngay lập tức hiển thị những thông báo nhắc việc. Giả sử, bạn đặt một nhắc nhở mua trứng khi đi qua siêu thị gần nhà, thì bất cứ khi nào bạn đi qua địa điểm này, smartwatch sẽ đưa ra thông bác nhắc nhở bạn. Không chỉ dừng lại ở việc được thông báo, mà bạn còn có thể điều khiển chiếc đồng hồ thông minh của mình thông qua các khẩu lệnh giống như việc sử dụng Google Now. Điểm cộng nữa đó là smartwatch còn cung cấp một loạt tính năng phục vụ công việc mua sắm, nấu ăn và thậm chí là hướng dẫn nấu ăn, khiến công việc thường ngày sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Android Wear còn giúp người dùng thanh toán thông qua đồng hồ thông bằng ứng dụng PayPal đã khá quen thuộc.
Nhìn chung, Android Wear cung cấp cho chúng ta vô số những tiện ích mà bất kì người dùng nào có thể tìm thấy trên một chiếc smartphone thông thường nhưng là trên một chiếc đồng hồ với các thao tác vuốt chạm chứ không phải là điện thoại. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm mạnh và lại là điểm yếu của Android Wear. Bởi theo ý kiến của nhiều chuyên gia, có thể Android Wear đang thu hút được sự quan tâm của người dùng vì đây là nền tảng mới trên dòng thiết bị mới, nhưng nếu không nhanh chóng bổ sung thêm những tính năng riêng biệt, độc đáo, thì nó sẽ trở nên bị “ngấy” trong thời gian tới.
Trải nghiệm
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc smartphone đời mới, chạy nền tảng Android Jelly Bean trở lên thì xin chúc mừng bạn đã gia nhập vào thế giới tiện ích của smartwatch. Hãy tưởng tượng, trước kia bạn thường xuyên bị nhỡ các cuộc gọi quan trọng, hay việc quên trả lời các email, tin nhắn của bạn bè và luôn bị than phiền là đã quá bận rộn, thì giờ đây, mọi việc sẽ không còn là trở ngại. Bởi với một thiết bị đeo trực tiếp trên tay, mỗi khi có bất kì thông báo nào, chúng đều được hiển thị trên màn hình, và phát ra tín hiệu nhắc nhở như rung, kêu, khiến người dùng phải chú ý. Chưa kể tới việc trả lời tin nhắn, check mail, theo dõi sức khỏe cá nhân thông qua smartwatch mà không cần dùng tới điện thoại.
Bên cạnh những trải nghiệm trên, việc nhận email liên tục, Twitter, tin nhắn, thông báo Facebook, lịch các cuộc hẹn và nhiều thứ khác có thể gây phiền toái cho nhiều người. Bởi tất cả những thông tin này đều có thể được lưu trữ trong smartphone và người dùng có thể điều chỉnh việc nhận những thông báo trên khi nào và ở đâu. Còn với những gì Google vừa làm với hệ điều hành dành cho smartwatch là nhét tất cả những thứ nói trên vào một chiếc đồng hồ. Nó sẽ liên tục rung lên mỗi khi có thông báo mới từ các ứng dụng lưu trữ trên điện thoại của bạn. Thêm vào đó, người dùng cũng có thể gặp rắc rối với tính năng nhận dạng giọng nói, bởi hiện Android Wear chưa được trang bị khả năng phân biệt giọng nói của chủ sở hữu và người khác cũng như khả năng phân tích giọng nói trong ngữ cảnh. Như vậy, tình huống xảy ra là thiết bị có thể nhận nhầm và tự động thực hiện lệnh của thiết bị khác.
Tạm kết
Dù nền tảng Android Wear được phát triển tốt đến mấy, các yếu tố như tuổi thọ pin và giá của thiết bị cũng quan trọng không kém, góp phần quyết định đón nhận sự hưởng ứng từ người tiêu dùng. Sự phát triển của công nghệ hiện nay sẽ giải quyết tốt một vài yếu tố “hậu cần” như tuổi thọ pin, giá thành, chế độ bảo hành… Tuy nhiên, Android Wear muốn gặt hái thành công thì cần đạt được tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ chiến lược truyền thông, khả năng kết nối khôn ngoan tới các nhà phát triển, nhà cung cấp thiết bị. Và, quan trọng hơn cả là hình thành một “hệ sinh thái” thiết bị đeo với khả năng tương tác cao trên một nền tảng hệ điều hành thống nhất.
Theo Trí thức trẻ
Vì sao smartwatch vẫn chưa được người dùng chú ý?
Sau sự phát triển đột phá của điện thoại thông minh và các thiết bị di động, giới công nghệ đang dự đoán rằng có thể sắp tới đây sẽ là thời điểm bùng nổ mạnh mẽ của thiết bị đeo và đồng hồ thông minh là cái tên đi tiên phong trong số đó.
Gear Live là smartwatch đầu tiên sử dụng Android Wear của Samsung
Kể từ khi thị trường chứng kiến sự ra mắt của một số smartwatch ban đầu đến từ Samsung như Galaxy Gear, Gear 2; Sony với SmartWatch, SmartWatch 2 hay Pebble với Pebble Watch... mới đây tại Google I/O như Moto 360, LG G Watch, Gear Live và sắp tới sẽ có thêm các sản phẩm từ phía Apple như iWatch hay các sản phẩm từ Microsoft... hứa hẹn sẽ giúp thị trường smartwatch cuối năm sôi động hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng, ở thời điểm hiện tại, các sản phẩm đã ra mắt nêu trên vẫn chưa chứng tỏ được sự hấp dẫn của mình đối với người dùng và bằng chứng là doanh số bán hàng vừa qua đã cho thấy điều đó. Vậy vì sao lại có tình trạng này?
Thiết kế đơn điệu
Cũng giống như một chiếc đồng hồ đeo tay thông thường, bên cạnh việc thể hiện là một sản phẩm công nghệ, smartwatch cũng phải thể hiện mình là một sản phẩm thời trang, là một trang sức đeo tay, tuy nhiên không nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay đáp ứng đầy đủ điều kiện này.
Có thể nhận ra hầu hết các nhà thiết kế đã đưa vào chúng một "khuôn" hình chữ nhật thiếu tự nhiên, mặc dù họ đã cố "nhồi nhét" màu sắc, khung kim loại tạo sang trọng... nhưng việc không có đột phá về tính thẩm mĩ đã là "chùn bước nhiều người". Đó là chưa kể việc "phối" đồ làm sao cho phù hợp: một bộ vest sang trọng, đôi giày hàng hiệu... không thể đi kèm với một chiếc đồng hồ lòe loẹt và dây nhựa rẻ tiền được.
Moto 360 là chiếc smartwatch đầu tiên chạy Android Wear với màn hình tròn truyền thống
Cũng đã có một số smartwatch đi theo phong cách tròn truyền thống, ví dụ như Moto 360. Nhưng cái gì cũng có sự đánh đổi của nó, nếu như sản phẩm của Motorola có ngoại hình trang nhã, bắt mắt như đồng hồ truyền thống thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng hiển thị đầy đủ thông số bị giảm đi khá nhiều, và khả năng thao tác cũng bị giảm đi rất nhiều so với màn chữ nhật.
Chưa thể hoạt động độc lập, chưa "thông minh" đúng nghĩa
Chúng ta có thể nhận ra rằng để có thể hoạt động được ngoài việc hiển thị giờ giấc, hẹn giờ... (điều mà các đồng hồ điện tử thông thường vẫn làm được), smartwatch vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào smartphone để có thể phát huy đầy đủ tính năng của nó.
Việc phải kết nối (tức là phải mang theo cùng lúc 2 thiết bị) cồng kềnh đã đành, đằng này việc kết nối cũng không làm được điều gì nhiều ngoài hiển thị thông báo email, MXH, tin nhắn... Hoặc nếu có tính năng nghe gọi, người dùng cũng phải bằng cách "đưa tay lên miệng" để nói và điều này rất khó chấp nhận được ở nơi đông người.
Galaxy Gear Fit.
Có thể với những smartwatch gần đây, các nhà sản xuất cũng đã tích hợp vào đó những bộ cảm biến sức khỏe như Gear 2, Gear 2 Neo, Gear Fit của Samsung tích hợp cảm biến nhịp tim, đo bước chạy bộ... nhưng nếu muốn hiển thị các thông số này, người dùng cũng phải cần đến một chiếc smartphone.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ rất ít ứng dụng cho đồng hồ thông minh cũng là rào cản khiến người dùng e ngại. Ngay cả các ứng dụng đã tải về, việc hoạt động cũng không được trơn tru 100% công suất của nó bởi cấu hình phần cứng quá thấp (do không thể tích hợp cấu hình mạnh vào cơ thể nhỏ gọn này) và cuối cùng, smartwatch cũng phải "cầu cứu" tới smartphone.
Trong tương lai, smartwatch đang kì vọng sẽ trở thành thông minh thực sự khi có thể "ra lệnh" thông qua trợ lí áo như Siri hay Google Now nhưng tính tương tác cao hơn. Tuy nhiên, một rào cản lớn là việc các nhà sản xuất phần cứng có vẻ như vẫn chưa tin tưởng sự thành công của thiết bị đeo này.
Thời lượng pin
Không chỉ trên laptop, smartphone, MTB... thời lượng pin là vấn đề tối quan trọng của bất kì một thiết bị di động nào và smartwatch không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Và nếu như việc sạc pin xảy ra thường xuyên trong thời gian ngắn, bạn biết sẽ phải làm gì với chiếc đồng hồ của mình.
Đặc thù của đồng hồ là có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài, nhưng với một số cái tên mới đây được giới thiệu như Galaxy Gear hoạt động 25 giờ liên tục, 2 ngày nếu ở chế độ chờ, SmartWatch của Sony sử dụng tầm 3 - 4 ngày là chưa đủ. Đây có thể là thời lượng sử dụng lí tưởng đối với smartphone hay MTB nhưng trên đồng hồ, không ai muốn tính thời gian sử dụng bằng giờ cả. Có thể sạc dự phòng sẽ là giải pháp nhưng không phải ai cũng muốn mang chúng.
Giá cả chưa phù hợp
Từ khi ra mắt, Gear 2 của Samsung được bán với giá lên tới 295 USD (hơn 6,3 triệu đồng) hay Gear đời đầu là 300 USD (gần 6,5 triệu đồng), hoặc như SmartWatch 2 của Sony được bán với giá hơn 4 triệu đồng. Sắp tới nhiều khả năng các thiết bị ra mắt tại Google I/O 2014 vừa qua cũng sẽ bán với giá từ 150 USD trở lên và đây có thể nói là mức giá khá cao, "không đáng" để người dùng bỏ ra khi những tính năng mà nó mang lại khá ít và có thể thay thế bằng smartphone hay đồng hồ thông thường.
Khi bắt đầu mua hàng, người dùng luôn muốn quan tâm đầu tiên đến lợi ích sử dụng nhưng với giá cả trên khó có ai có thể bỏ ra một lượng lớn tiền để tiết kiệm khoảng 3 giây kể từ khi rút điện thoại ra khỏi túi quần cả.
Có thể smartwatch sẽ là xu thế tiếp theo giống như smartphone đã làm ở thập kỉ trước, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó vẫn chưa đủ hấp dẫn để người dùng có thể lựa chọn nó.
Theo Dân Trí.
Google hạn chế tùy chỉnh giao diện Android Wear, TV và Auto Khi Android đang bành trướng sang những mảng khác ngoài smartphone, Google cũng muốn tăng cường sự kiểm soát của mình đối với nền tảng này theo một cách chặt chẽ và độc đoán hơn. Tuần trước tại hội nghị các nhà phát triển I/O, Google đã cho ra mắt 3 phiên bản mới của Android, được thiết kế dành cho các lĩnh...