Android: Làm thế nào một “ý tưởng bất khả thi” có thể trở thành một hệ điều hành thống trị cả thế giới?
Hầu hết mọi người đều nghĩ Andy Rubin “điên” vì đã cố gắng phát triển Android. Nhưng cuối cùng, Rubin đã tìm thấy một người ủng hộ, đó là Larry Page.
Google đã mua lại Android với giá 50 triệu USD và thương vụ đó được ví như “ vụ cướp giữa ban ngày” vì quá rẻ, khi so sánh với giá trị 1,65 tỷ USD thương vụ Google mua lại YouTube.
Năm 2004, Andy Rubin đã thực hiện một cuộc gọi khẩn cấp tới người bạn của mình, Steve Perlman. Lúc đó, startup của Rubin, tên là Android, đang gặp khó khăn. Rubin không hề muốn “xin tiền” thêm nữa, nhưng tình hình quá tồi tệ.
Startup Android tạo ra phần mềm di động cho điện thoại, đã cạn kiệt tiền. Và Perlman đồng ý chuyển một số quỹ càng sớm càng tốt. “Càng sớm càng tốt nhé”, Rubin nói một cách lo lắng. Rubin vẫn chưa thanh toán tiền thuê văn phòng của Android và chủ nhà đang đe dọa đuổi.
Perlman đã đến ngân hàng và rút 10.000 USD cho Rubin. Ngày hôm sau, Perlman lại chuyển một khoản tiền nữa để tài trợ cho Android. “Tôi đã làm điều đó bởi vì tôi tin vào điều đó và tôi muốn giúp Andy”, Perlman nói.
Với khoản tiền mặt mới, Rubin đã đưa Android trở lại đúng hướng. Ông thu hút được thêm nhiều khoản đầu tư hơn và chuyển đến một văn phòng lớn hơn ở Palo Alto, California, một trung tâm công nghệ ở Bờ Tây.
Năm 2015, Android chạy trên khoảng 85% tổng số điện thoại thông minh trên toàn cầu, trong khi iPhone chỉ chiếm 11%. Android đang tiến vào vào lãnh địa đồng hồ đeo tay, xe hơi và TV. Không khó để hình dung một ngày Android sẽ có mặt trong mọi thiết bị từ bếp và đến bàn chải đánh răng.
Để chiếm được 85% thị trường điện thoại thông minh, Rubin đã phải đánh bại hai công ty công nghệ có giá trị và có lợi nhất trong thời đại của họ: Microsoft và Apple. Rubin đã không làm điều đó một mình. Ông nhận được sự giúp đỡ từ các nhà đầu tư như Perlman và sự hỗ trợ lớn từ Google.
Từ một ý tưởng “bất khả thi”
Trong suốt sự nghiệp 29 năm của mình tại Thung lũng Silicon, Andy Rubin đã được biết đến như một thiên tài kỹ thuật, một doanh nhân khéo léo và một nhà lãnh đạo năng động.
Trên hết, Rubin là một doanh nhân thích sáng tạo mọi thứ, cho dù đó là viết mã hay chế tạo robot.
Và một trong những điều điên rồ nhất của Rubin là xây dựng một hệ điều hành mở cho điện thoại vào đầu những năm 2000. Nó điên rồ bởi vì vào đầu những năm 2000, các nhà mạng kiểm soát mọi thứ, từ cách điện thoại được bán trên thị trường cho đến giá của nó. Các nhà mạng quyết tâm giữ mô hình kinh doanh này, họ không muốn bất kỳ công ty nào – dù lớn hay nhỏ – xâm phạm lợi nhuận của họ, đó là lý do tại sao hầu hết ngành công nghệ nghĩ rằng một ý tưởng như Rubin là không thể!
Android là một hệ thống nguồn mở. Thuật ngữ “mã nguồn mở” có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể lấy mã nguồn gốc tạo nên Android và sử dụng nó miễn phí trên các tiện ích của họ. Bất cứ ai cũng có thể xây dựng trên mã đó hoặc sửa đổi nó.
Rubin ban đầu đã cố gắng thiết kế Android cho máy ảnh nhưng không thể có được sức hút từ các nhà đầu tư.
Khi nhóm Android đưa ra ý tưởng của mình cho các nhà đầu tư mạo hiểm, kế hoạch kinh doanh ban đầu của họ là tặng phần mềm miễn phí cho các nhà sản xuất điện thoại. Các nhà mạng sau đó sẽ đặt hàng điện thoại với các nhà sản xuất, chạy phần mềm mở của Android và họ có thể tạo thương hiệu hoặc sửa đổi nó khi họ thấy phù hợp. Android sau đó sẽ bán “dịch vụ giá trị gia tăng” cho các nhà mạng.
Video đang HOT
Đó là một mô hình kinh doanh được thiết kế để thu hút các nhà mạng. Tuy nhiên, vấn đề là rất khó thành công vì các nhà mạng không muốn từ bỏ quyền kiểm soát ngành. Ví dụ, điện thoại đầu tiên của Rubin, T-Mobile Sidekick, chỉ thành công vì T-Mobile đồng ý bán nó và đặt lại thương hiệu cho nó. Hầu hết những người sở hữu Sidekick không biết đến công ty của Rubin. Họ chỉ biết rằng họ chỉ nhận được điện thoại thông qua T-Mobile. Đó là sản phẩm của T-Mobile!
Kế hoạch của Rubin sẽ cho phép các nhà mạng công khai quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của họ, nhưng cũng sẽ yêu cầu họ chia sẻ một số thứ trên thị trường di động với Android. Và họ không sẵn sàng đồng ý với một ý tưởng như thế.
Tính chất “bất khả thi” có thể khiến bất kỳ CEO nào cũng cảm thấy hoang mang – nhưng không phải với Rubin.
“Ngay cả khi mọi thứ trở nên tồi tệ, bạn cũng không bao giờ thực sự bỏ cuộc”, đó là phản ứng của Rubin đối với tình hình khó khăn lúc đó.
Hầu hết mọi người đều nghĩ Rubin “điên” vì đã cố gắng tiếp tục. Perlman, người đã gặp Rubin khi cả hai cùng làm việc cho Apple vào đầu những năm 1990, nhớ lại việc gặp một nhà đầu tư mạo hiểm tại Whole Food năm 2003 và hỏi anh nghĩ gì về dự án nguồn mở của Rubin.
“Anh ấy nói: ‘Steve, thôi nào. Anh ấy (Rubin) sẽ còn lâu mới có thể hòa vốn”, Perlman nhớ lại. “Anh ta đang làm một việc bất khả thi”.
Đến năm 2014, các nhà phân tích ước tính rằng đã có 1 tỷ điện thoại Android được xuất xưởng!
Andy Rubin, người đàn ông đứng sau Android, là ai?
Bức họa chân dung Andy Android
Rubin tốt nghiệp trường đại học Utica ở ngoại ô New York. Trước Android, ông đã có một sự nghiệp lâu dài trong lĩnh vực công nghệ, bắt đầu tại Carl Zeiss Microscopy, nơi ông làm kỹ sư phát triển trong khoảng một năm từ 1986 đến 1987.
Theo tờ New York Times Sau khi rời công việc tại Carl Zeiss, Rubin chuyển đến Thụy Sĩ để làm việc cho một công ty chế tạo robot. Trong kỳ nghỉ ở Quần đảo Cayman năm 1989, Rubin đã gặp một kỹ sư của Apple tên là Bill Caswell.
Rubin hầu như không biết Caswell, nhưng đã giúp đỡ Caswell – Rubin giới thiệu cho Caswell một nơi ở sau khi Caswell bị đuổi khỏi ngôi nhà bên bờ biển sau cuộc chiến với bạn gái.
Và chính sự giúp đỡ vô tư đó đã giúp Rubin có được công việc của mình tại Apple, nơi ông làm kỹ sư phần mềm từ năm 1989 đến năm 1992 sau khi Caswell mời ông một công việc. Theo The Verge, tình yêu robot của Rubin cũng xuất hiện ở Apple – ông thậm chí còn mang biệt danh Android khi làm việc tại công ty, theo The Verge.
Nhưng quãng thời gian đó cũng xảy ra nhiều chuyện. Rubin từng gặp rắc rối khi lập trình hệ thống điện thoại nội bộ của Apple theo ý của CEO Apple lúc đó là John Sculley.
Rubin và Perlman, hiện là Giám đốc điều hành của một công ty có tên là Artemis Networks đang làm về các mạng không dây truyền thống, cuối cùng đã rời Apple để làm việc cho General Magic – một công ty tách ra khỏi Apple vào đầu những năm 1990. Công ty đã được ghi nhận với việc tạo ra một chiếc máy tính cầm tay cá nhân mà một số người đã gọi là tiền thân của điện thoại thông minh hiện đại.
Rubin làm việc tại General Magic từ năm 1995 đến 1997, cho đến khi rời khỏi và tham gia WebTV, cuối cùng được Microsoft mua lại và trở thành MSN TV. Perlman thành lập WebTV và cũng đã đồng hành cùng Rubin với Microsoft. Sau khi rời Microsoft năm 1999, Rubin đã thành lập công ty riêng của mình với tên Danger, công ty khởi nghiệp đã phát minh ra chiếc điện thoại T-Mobile Sidekick.
Vào thời điểm đó, có lẽ Rubin không hề biết, nhưng đó là bước ngoặt lớn đầu tiên của ông và cuối cùng nó dẫn đến việc startup tiếp theo của ông được Google mua lại. Đó cũng chính là nguồn cơn của hệ điều hành nguồn mở Android ngày nay.
Trong khi nhiều người thấy ý tưởng của Rubin dành cho Android là điên rồ, Rubin đã tìm thấy một người ủng hộ: Larry Page.
Năm 2005, Google đã chính thức mua lại Android với giá 50 triệu USD. Nhiều người từng ví thương vụ thâu tóm hệ điều hành Android của Google như một “vụ cướp giữa ban ngày”, khi so sánh giá trị 50 triệu USD với giá trị thương vụ Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD.
Đến năm 2007, Google công khai giới thiệu hệ điều hành Android, một hệ điều hành nguồn mở. Quyết định này thực sự làm nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp điện thoại di động. Theo số liệu mới nhất, tính đến tháng 7/2019, Android chiếm 76,08% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu, iOS chiếm 22,01%, còn lại là các hệ điều hành nhỏ lẻ khác.
Theo GenK
CEO Huawei: Không khó để thay thế Android bằng HarmonyOS (trước đó là HongmengOS)
Như vậy, sau một thời gian thuộc diện tin đồn, hệ điều hành riêng của Huawei đã chính thức được họ ra mắt với tên gọi HarmonyOS (trước đó là HongmengOS).
Phát biểu trước báo chí, CEO Richard Yu cho biết HarmonyOS có thể được sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau, từ smartphone đến loa thông minh và thậm chí là cảm biến. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển IoT (Internet of Things - Vạn vật kết nối internet) của hãng.
Trước tiên, HarmonyOS, hay HarmonyOS sẽ được sử dụng cho các "sản phẩm màn hình thông minh", chẳng hạn như TV vào cuối năm nay. Trong 3 năm kế tiếp, hệ điều hành sẽ được mang lên các thiết bị khác, bao gồm thiết bị đeo và bộ phận xe hơi.
Bên cạnh đó, hệ điều hành ban đầu sẽ cập bến Trung Quốc và sẽ sớm phát hành ra thị trường toàn cầu.
HarmonyOS hoạt động như thế nào?
HarmonyOS dựa trên mã nguồn mở, đồng nghĩa về mặt lý thuyết, các nhà sản xuất khác có thể sử dụng để phát triển giao diện riêng. Điều này sẽ giúp tăng quy mô và thu hút nhiều nhà phát triển tạo ứng dụng cho hệ điều hành. Nên nhớ, có một số lượng lớn các ứng dụng hữu ích là điều quan trọng để bất kỳ hệ điều hành nào gặt hái được thành công.
Theo tiết lộ từ CEO Yu được CNBC ghi nhận, nhiều nhà sản xuất có mối quan tâm đặc biệt đến HarmonyOS. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ danh tính cụ thể.
Theo ông Yu, các hệ điều hành hiện nay - bao gồm cả Android và iOS, không phục vụ cho số lượng lớn các thiết bị khác nhau được kết nối với internet.
Mục đích của HarmonyOS là tạo ra một phần mềm duy nhất hoạt động trên tất cả các thiết bị, từ điện thoại thông minh và máy tính xách tay có bộ nhớ và năng lượng lớn cho đến phần cứng nhỏ hơn, yêu cầu băng thông thấp hơn như cảm biến.
Khả năng kiểm soát trải nghiệm trên phần cứng và phần mềm có thể giúp Huawei tạo ra các sản phẩm khác biệt. Đó là công thức đã giúp Apple tìm thấy thành công với hệ điều hành iOS cùng chip A-series và Huawei hoàn toàn có thể noi theo với HarmonyOS và những con chip Kirin.
Huawei có thể nhanh chóng chuyển sang HarmonyOS nếu muốn
Hồi tháng 5, CEO Yu tuyên bố hệ điều hành riêng của Huawei sẽ sẵn sàng tích hợp cho điện thoại thông minh và máy tính xách tay vào cuối năm nay tại Trung Quốc và giữa năm 2020 cho các thị trường quốc tế.
Ông cũng nhấn mạnh việc hệ điều hành sẽ chỉ được sử dụng cho smartphone và laptop nếu Huawei không thể sử dụng hệ điều hành Android của Google hoặc Windows của Microsoft.
Hiện nay, các dịch vụ của Google vẫn bị chặn ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Huawei sử dụng một phiên bản Android đã được sửa đổi tại đây, việc không có quyền truy cập vào Google ở Trung Quốc không phải là vấn đề lớn đối với người dùng ở quốc gia này.
Tuy nhiên, nếu Huawei bị cấm sử dụng Android trên phạm vi quốc tế, giới phân tích cho biết điều đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh smartphone của hãng ở nước ngoài. Do vậy, việc sẵn sàng chuyển sang HarmonyOS là rất cần thiết.
Về vấn đề trên, CEO Yu nhấn mạnh việc công ty thích sử dụng Android trên điện thoại thông minh hơn, nhưng nếu phải chuyển sang HarmonyOS, họ sẽ không gặp khó khăn - chỉ mất 1 hoặc 2 ngày để thực hiện.
"Nếu chúng tôi không thể sử dụng Android trong tương lai, chúng tôi có thể chuyển ngay sang HarmonyOS" - Yu khẳng định.
Neil Shah, nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho biết hệ điều hành HarmonyOS là cơ hội lớn của Huawei để tạo ra một nền tảng thống nhất trên các thiết bị khác nhau.
Tuy nhiên, thành công của họ trong lĩnh vực smartphone sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc HarmonyOS có thể nhận được sự hỗ trợ của giới phát triển hay không, bởi hiện nay, dịch vụ của Google vẫn có chất lượng và gắn bó với người dùng hơn, điều mà Huawei đang thiếu.
Bạn nhận định như thế nào về triển vọng phát triển của HarmonyOS? Liệu hệ điều hành của Huawei có đủ sức cạnh tranh cùng Android và iOS?
Theo FPT Shop
Huawei ra mắt Harmony OS, hệ điều hành tiềm năng để thay thế Android trong tương lai Sau nhiều năm phát triển, hôm nay Huawei đã tiết lộ một hệ điều hành tùy chỉnh của riêng mình, có tên "Harmony OS" tại hội nghị nhà phát triển thường niên tại Trung Quốc. Theo công bố từ Huawei, Harmony OS có thể được sử dụng trên một loạt các thiết bị bao gồm loa thông minh, ô tô, máy tính, smartwatch,...