Ăn xin trực tuyến kiểu Mỹ
Sự phổ biến của các nền tảng thanh toán trực tuyến, ảnh hưởng của Covid-19 khiến ngày càng nhiều người Mỹ lên mạng xã hội xin tiền cho mục đích cá nhân.
Một sinh viên đại học xin tiền để mua đồ tạp hóa, một tài xế cần tiền sửa xe, một công nhân thất nghiệp vì Covid-19, một bà mẹ đơn thân cần tiền để trang trải học phí của con… Tất cả đều lên Twitter để xin. Không phải hàng nghìn USD, họ chỉ xin vài USD. Đây là số tiền lẻ mà những người trên mạng xã hội có thể dễ dàng cho, nhờ sự phổ biến của các nền tảng thanh toán điện tử.
Jenna Drenten, nhà nghiên cứu Xã hội học tại Đại học Loyola, Chicago nói: “Ngày càng nhiều người xin tiền trên Twitter, TikTok và Instagram thông qua những nền tảng thanh toán trực tuyến, như PayPal, Venmo, Cash App và Zelle”. Điều này khác hoàn toàn với việc quyên góp từ cộng đồng. Đó không phải sự kiện gây quỹ trực tuyến, nhưng cũng không phải một hình thức đòi nợ. Đó là ăn xin trực tuyến.
Ăn xin trực tuyến ngày càng phổ biến trên mạng xã hội Mỹ, một phần nhờ sự phát triển của các nền tảng thanh toán điện tử như Venmo, Cash App.
Video đang HOT
Ở Mỹ, việc xin tiền người lạ vốn bị kỳ thị từ lâu. “Giấc mơ Mỹ” được xây dựng trên một niềm tin mãnh liệt rằng: “Bất kỳ ai có lòng can đảm, đều có thể làm việc chăm chỉ để tự tồn tại”. Chủ nghĩa cá nhân ngầm khẳng định rằng nếu bạn không làm được điều gì, đó là lỗi của chính bạn. Nếu cần đến sự trợ giúp, bạn phải tìm đến lòng hảo tâm của các tổ chức hoặc gia đình.
Thế nhưng giờ đây, bạn có thể lên Internet để xin tiền.
Các nền tảng thanh toán trực tuyến như PayPal, Venmo, Cash App và Zelle giúp việc xin và cho tiền nên dễ dàng hơn. Hơn 60% thanh thiếu niên ở Mỹ sở hữu ít nhất một trong những nền tảng thanh toán. Nghiên cứu mới nhất của Zellepay công bố vào tháng 3/2019 cho thấy: 50% người lần đầu dùng thanh toán trực tuyến là trên 45 tuổi. Không chỉ người trẻ, cả những người lớn tuổi ở Mỹ cũng quan tâm đến hình thức thanh toán không tiền mặt.
Bạn bè dùng ứng dụng di động có thể chia tiền ăn tối, tiền phòng với nhau. Doanh nghiệp có thể dùng các ứng dụng này để nhận thanh toán từ người tiêu dùng. Thói quen thanh toán trực tuyến nở rộ, kéo theo một xu hướng mới: Xin tiền từ những người lạ qua mạng xã hội.
Quá trình này diễn ra rất đơn giản. Ai đó đăng một bài viết trên mạng xã hội về nhu cầu tài chính của mình kèm thông tin chi tiết về nền tảng thanh toán ngang hàng thường sử dụng, gồm: Tên, số tài khoản hoặc đường dẫn liên kết. Sau đó nhờ bạn bè chia sẻ bài viết. Chỉ với vài cú nhấp chuột, một người lạ có thể tình cờ nhìn thấy bài đăng và hoàn tất việc cho tiền theo lời “kêu cứu”. Trong trường hợp này, tiền được chuyển thẳng từ người cho đến người xin – một kiểu “ăn xin” hiện đại, nhanh gọn, mới mẻ.
Để được nhiều người chú ý, những bài đăng tìm kiếm trợ giúp này được chia sẻ trên nhiều kênh khác nhau nhằm “tăng tín hiêu”. Những nút “chia sẻ”, “thích”, “đăng lại” và “xuất bản” đa nền tảng đã tạo ra nhiều tiềm năng hơn cho nhu cầu ăn xin trực tuyến. Các nhà hảo tâm cá nhân là thành trì của “xu hướng ăn xin” loại mới.
Trong khi quyên góp từ cộng đồng có thể lên đến hàng trăm nghìn USD thông qua các sự kiện chính thức, lý do chi tiết và cách sử dụng tiền, những người ăn xin trực tuyến lại hành động ngược lại. Họ không xin nhiều tiền và lý do được đưa ra rất đơn giản, như thanh toán tiền điện nước, mua thực phẩm…
Việc xin tiền trực tuyến ngày càng nở rộ có thể là do sự thiếu hụt về nguồn tài chính công cho những cá nhân đang phải vật lộn để có thể chi trả tiền nhà, học phí hoặc y tế. Trong đại dịch Covid-19, người dùng Internet đã đổ xô đến các trang web hỗ trợ tài chính như GoFundMe để cố gắng cứu vãn hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán chi phí y tế, tuy nhiên, không mấy hiệu quả.
Ăn xin trực tuyến khiến nhiều người sống bằng tiền lương chuyển sang sống bằng tiền đi xin. Một mặt nào đó, sự gia tăng của mô hình ăn xin trên mạng xã hội có thể làm thay đổi tư duy “người nghèo ăn xin”. Nó cũng làm thay đổi ít nhiều những lầm tưởng về đạo đức, sự kỳ xoay quanh vấn đề nghèo đói.
Sự bùng phát của Covid-19 cũng đã phơi bày những lỗ hổng trong mạng lưới an toàn xã hội. Càng nhiều người phụ thuộc vào ăn xin trực tuyến sẽ kéo theo sự bất ổn tài chính mà người Mỹ đang phải đối mặt. Cho tiền người lạ và xin tiền trực tuyến không xấu, nhưng nó không nên trở thành một giải pháp thay thế cho việc hỗ trợ tài chính lâu dài.
Shopee hợp tác VPBank và Visa ra mắt thanh toán trực tuyến mới
Shopee vừa hợp tác với VPBank và Visa ra mắt thẻ tín dụng VPBank - Shopee với ý tưởng giúp người dùng "Tận hưởng niềm vui mua sắm".
Đại diện ba bên VPBank, Shopee và Visa (từ trái sang) trong buổi ký kết hợp tác
Người dùng Shopee cũng sẽ nhận được nhiều quyền lợi độc quyền từ thẻ tín dụng VPBank - Shopee như chương trình miễn phí vận chuyển cả năm và hoàn tiền lên đến 10% trong 365 ngày cùng nhiều quà tặng trực tuyến, trải nghiệm kỹ thuật số tiên tiến. Sự hợp tác này được thực hiện với mục đích nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, chia sẻ: "Cùng chung mục tiêu mang đến người dùng những trải nghiệm tiện ích và an toàn nhất, hợp tác lần này giữa 3 bên Shopee với VPBank và Visa sẽ giúp nâng cao hệ sinh thái mua bán và thanh toán trên thương mại điện tử, đồng thời cũng giúp chúng tôi phục vụ khách hàng tốt hơn, nhất là khi tệp khách hàng này đang ngày một đa dạng và ngày một gia tăng".
Việc ra mắt thẻ tín dụng VPBank - Shopee chính là một trong những nỗ lực của Shopee, VPBank và Visa nhằm giới thiệu đến người dùng những sáng kiến mới, giúp họ có được trải nghiệm liền mạch, an toàn và tiết kiệm chi phí khi mua sắm trực tuyến; đồng thời khuyến khích hơn nữa việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam.
Các sản phẩm thẻ tín dụng VPBank - Shopee bao gồm: thẻ VPBank - Shopee Platinum và thẻ VPBank - Shopee Super Platinum sẽ mang đến những trải nghiệm tiêu dùng cùng các tiện ích tốt nhất khi người dùng mua sắm trên Shopee.
Vietcombank tiên phong cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên cổng DVCQG Buổi lễ do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa được tổ chức tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ đặt tại Văn phòng Chính phủ và trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Trong buổi Lễ khai trương và công bố dịch vụ công thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ Công quốc gia,...