Ăn xì dầu sai cách, cả nhà 4 người mắc bệnh nghiêm trọng
Rốt cục ăn nhiều thứ gì mà khiến 4 người trong gia đình bị bệnh? Câu trả lời chính là xì dầu! Sản phẩm đối với cơ thể cũng có những lợi ích nhất định, nhưng dùng sai cách sẽ gây hại rất lớn.
Ăn nhiều nước xì dầu, một gia đình bốn người bị bệnh
Theo bác sĩ Trần Khiết Trân, phó giám đốc chuyên khoa Gan mật tại Bệnh viện trung tâm tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đặc biệt chỉ ra một trường hợp của gia đình cô Lý (29 tuổi), khi lần lượt từng người trong gia đình đều gặp vấn đề sức khỏe phải nhập viện.
Đầu tiên là ông Trần 60 tuổi – bố cô Lý liên tục bị cao huyết áp và đỉnh điểm là 3 tháng trước ông đột quỵ phải nhập viện. Tiếp theo đến 2 người anh trai của cô Lý đang ở tuổi trung niên cũng gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, đi kiểm tra kết quả cho thấy cả hai đều bị huyết áp cao, tăng acid uric máu, thậm chí một người có triệu chứng suy thận. Còn riêng cô Lý một năm trở lại đây, thể trọng đột ngột tăng hơn 20 kg, toàn thân luôn có cảm giác khó chịu.
Sau khi trò truyện và tìm hiểu thói quen ăn ăn uống trong gia đình bác sĩ phát hiện: Gia đình này có thói quen dùng xì dầu thay thế muối khi nấu nướng. Bác sĩ chỉ ra đây chính là nguyên nhân dẫn đến cả gia đình cô Lý bị bệnh.
Nhà cô Lý có thói quen dùng xì dầu thay muối
Bác sĩ Trần kiến nghị gia đình cô Lý nên có chế độ ăn uống thanh đạm, dùng thuốc Đông Y để điều dưỡng cơ thể, đồng thời kết hợp với tập thể dục thích hợp. Bốn tháng sau, khi đến bệnh viện tái khám, thể trọng của cô Lý đã trở lại bình thường, trạng thái tinh thần được cải thiện. Hai người anh của cô bị cao huyết áp, tăng acid uric máu, sức khỏe cũng tốt hơn nhiều.
Tại sao ăn nước xì dầu thay muối lại dẫn đến bệnh tật?
Ai cũng biết, ăn quá nhiều muối cũng gây hại cho sức khỏe nhưng nếu dùng xì dầu thay muối thì sự việc còn nghiêm trọng hơn thế bởi trong xì dầu cũng chứa hàm lượng muối rất cao lên đến 15g/100ml.
Bác sĩ Trần Khiết Trân cho biết, trong thực tế ông phát hiện không ít bệnh nhân sử dụng nước xì dầu thay vì muối. Khi sử dụng nước tương trong thời gian dài, dễ dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu, gây tổn thương chức năng của thận, gây tăng huyết áp, đột quỵ,…
Xì dầu dùng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe
Theo Hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc, khuyến cáo một người bình thường không nên dùng quá 6g muối mỗi ngày. Vậy 100ml nước xì dầu bằng với lượng muối chúng ta sử dụng trong 3 ngày. Do đó, dùng nước xì dầu thay muối có thực sự tốt không?
Video đang HOT
Ngoài ra, sử dụng quá nhiều xì dầu cũng gây bên các tác hại sau:
Nguy cơ ung thư: Trong quá trình lên men của xì dầu, protein mục nát phân giải sinh ra nhiều chất dạng amin, trong trường hợp sinh tồn của axit nitơ sẽ tổng hợp thành chất nitrosamine gây ung thư, những loại xì dầu được sản xuất từ các xưởng có công nghệ kém sẽ rất dễ bị nhiễm nấm.
Ảnh hưởng đến tuyến giáp: Trong xì dầu có chứa goitrogens, hóa chất này làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormon thyroidal, nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm tuyến giáp.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng muối cao được thêm vào khi bắt đầu lên men trong quá trình sản xuất xì dầu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, gây bệnh tim mạch, huyết áp,…
Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Do các chất hóa học độc hại có trong xì dầu nên nó không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Việc ăn nhiều xì dầu có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
Cách lựa chọn xì dầu tốt cho sức khỏe
- Đầu tiên phải xác định mục đích của việc sử dụng xì dầu làm nước chấm hay để nấu ăn. Nếu là xì dầu dùng để chấm thì cần phải chọn đúng loại cực kỳ chất lượng, nguồn gốc đảm bảo để có thể ăn trực tiếp mà không gây hại cho cơ thể.
- Còn đối với loại xì dầu dùng để nấu ăn thì khi chế biến phải chú ý nấu nóng lên rồi mới được ăn, tức là phải khử trùng trước khi ăn.
- Khi chọn xì dầu, điều quan trọng nhất là phải xem chỉ số ‘nitơ acid amin’ trong bảng thành phần dán trên chai xì dầu. Xì dầu tốt hay không tốt (dinh dưỡng và chất lượng) chủ yếu nằm ở tiêu chuẩn này.
- Thông thường, hàm lượng ‘nitơ acid amin’ càng cao chất lượng xì dầu càng cao, hương vị cũng sẽ càng đậm đặc. Dựa theo tiêu chí này, có thể phân xì dầu thành các loại khác nhau.
- Xì dầu đạt chất lượng: hàm lượng ‘nitơ acid amin’ không thấp hơn 0,4g/100ml.
- Xì dầu đặc biệt: hàm lượng ‘nitơ acid amin’có thể đạt đến 0,8g/100ml.
- Trong quá trình chế biến, xì dầu cần được đậy kín nắp và cất giữ ở nơi có nhiệt độ thấp.
Hà Vũ (dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Gia đình 4 người bị đột quỵ, tăng huyết áp, suy thận chỉ vì lạm dụng gia vị quen thuộc mà nhà nào cũng có
Rốt cục ăn nhiều thứ gì mà khiến 4 người trong gia đình bị bệnh? Câu trả lời chính là nước tương/xì dầu!
Xì dầu đối với cơ thể cùng có những lợi ích nhất định, nhưng dùng sai cách sẽ gây hại rất lớn đối với sức khỏe.
Ăn quá nhiều nước tương/xì dầu, cả gia đình mắc bệnh
Theo bác sĩ Trần Khiết Trân (Phó giám đốc chuyên khoa Gan mật tại Bệnh viện trung tâm tỉnh Quảng Đông), trên thực tế lâm sàng phát hiện không ít bệnh nhân sử dụng nước xì dầu thay vì muối, sử dụng xì dầu trong thời gian dài, dẫn đến tăng tăng axit uric máu, gây tổn thương chức năng của thận, tăng huyết áp...
Không ít người sử dụng nước xì dầu thay vì muối, sử dụng xì dầu trong trong thời gian dài.
Bác sĩ Trần đặc biệt chỉ ra một trường hợp: Cô Lý (sống tại Trung Quốc cùng gia đình) bị gan nhiễm mỡ tìm đến bác sĩ Trần để khám bệnh. Cô rất uể oải, một năm gần đây, người trong gia đình cô đều rất xui xẻo về sức khỏe. Bố cô Trần 60 tuổi, liên tục bị tăng huyết áp, 3 tháng trước đột nhiên bị đột quỵ phải nhập viện. Tiếp theo là 2 người anh đang ở tuổi trung niên đột nhiên bị đau đầu, chóng mặt, đi kiểm tra cũng bị huyết áo cao, tăng axit uric máu, thậm chí một người anh còn bị suy thận. Còn cô Lý một năm trở lại đây, thể trọng của cô đột ngột tăng hơn 20kg, cảm thấy toàn cơ thể rất khó chịu.
Giám đốc Trần sau khi thăm dò thì biết rằng, gia đình này trong nấu ăn trực tiếp dùng xì dầu thay thế cho muối. Bác sĩ Trần kiến nghị gia đình cô Lý nên có chế độ ăn uống thanh đạm, dùng thuốc Đông y để điều dưỡng cơ thể, giảm mỡ, giảm trọng lượng, đồng thời kết hợp với tập thể dục thích hợp. 4 tháng sau, thể trọng của cô Lý đã trở lại bình thường, trạng thái tinh thần được cải thiện. Hai người anh của cô bị cao huyết áp, tăng axit uric máu, cũng dần dần hồi phục về trạng thái bình thường.
Lạm dụng xì dầu có thể khiến bạn gặp họa sức khỏe.
Chuyên gia cảnh báo 3 điều không nên dùng xì dầu
Xì dầu là loại gia vị phổ biến trong cuộc sống, thêm một lượng xì dầu trong khi nấu ăn có thể làm tăng mùi thơm của thức ăn và làm cho nó ngon hơn. Nhưng cô Lý cũng sử dụng xì dầu như vậy, tại sao lại gây nên "thảm kịch"?
Các chuyên gia tổng kết 3 điều không được sử dụng nước tương/xì dầu, chúng ta phải chú ý:
1. Không được dùng nước tương/xì dầu thay thế muối
Ăn quá nhiều muối cũng gây hại cho sức khỏe con người, vấn đề này hầu như ai cũng biết, nhưng nếu bạn không cẩn thận sẽ gây ra một hiểu lầm khác. Bởi nhiều người nghĩ rằng dùng nước tương/xì dầu thay muối có thể làm giảm lượng muối, tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, bởi trong 100ml nước tương/xì dầu chứa 15g muối.
Xì dầu là loại gia vị phổ biến trong cuộc sống, thêm một lượng xì dầu trong khi nấu ăn có thể làm tăng mùi thơm của thức ăn và làm cho nó ngon hơn.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, khuyến cáo chúng ta 1 ngày không nên dùng quá 6g muối. Vậy 100ml nước tương/xì dầu bằng với lượng muối chúng ta sử dụng trong 3 ngày. Vậy dùng nước tương/xì dầu thay muối có thực sự tốt không? Gia đình nhà cô Lý chính là bài học kinh nghiệm cho chúng ta.
2. Không nên mua nước tương/xì dầu không uy tín, quá rẻ so với thị trường
Ngày nay, để thu hút khách hàng, có rất nhiều nhãn hàng sản xuất xì dầu pha chế, đặc biệt nếu mọi người sử dụng loại xì dầu này, sẽ có rủi ro về an toàn thực phẩm: Thứ nhất loại xì dầu pha chế này nếu trong quá trình sản xuất lạm dụng quá nhiều chất phụ gia sẽ không tốt cho sức khỏe. Thứ 2 sử dụng chất phụ gia phi pháp, hoặc nguồn nguyên liệu chất lượng kém, đối với cơ thể cũng rất nguy hại.
Xì dầu có chứa rất nhiều muối, việc sử dụng tùy tiện sẽ khiến bạn gặp họa.
3. Cơ thể bị thương không nên ăn nước xì dầu
Xì dầu có chứa rất nhiều muối. Nếu mỗi ngày ăn vượt quá số lượng muối cho phép, thì sẽ rất dễ dẫn đến độ dính nhớt trong máu tăng, không có lợi cho việc chữa lành vết thương, vì vậy bất luận là vết thương ở trên cơ thể hay là mụn trứng cá đều nên tránh sử dụng quá nhiều xì dầu.
(Nguồn: QQ)
Theo Helino
Cắt bỏ thành công khối u "khổng lồ" cho nam bệnh nhân Ngày 12/9, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng cho biết, vừa cắt bỏ thành công khối buớu giáp "khổng lồ" cho bệnh nhân Nguyễn Văn L. (29 tuổi, quê Quảng Nam). Theo đó, anh L. đã mang khối bướu này hơn 25 năm, khối bướu ngày càng lớn khiến bệnh nhân ăn uống khó, ngủ khó. Khám lúc vào viện, các bác sĩ...