Ăn vải cũng phải đúng cách
Nếu ăn quá nhiều có thể gây ra chứng “ say vải”, thậm chí bị ngộ độc do quả vải bị nhiễm nấm.
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn nhiều vải có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra chứng “say vải” rất khó chịu. Nguyên nhân là do trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ăn một lúc quá nhiều vải (500g trở lên) sẽ có một lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp tức thời với các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt… Khi gặp triệu chứng này, cần nhanh chóng uống một cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Nếu ăn một lúc quá nhiều vải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh (Ảnh: KT)
Các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3 – 4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh đái tháo đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
Video đang HOT
Ngoài chứng “say vải”, có người bị ngộ độc sau khi ăn vải, xuất hiện triệu chứng nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, có khi nôn mửa. Các triệu chứng này không phải do vải mà do loài nấm độc Candida trophicalis trú ngụ ở núm những quả vải bị giập nát, ủng thối gây ra. Hàm lượng đường cao và độ pH của vải là môi trường lý tưởng cho sự phát triển loại nấm này.
Khi bị ngộ độc vải do nấm candida người bệnh thấy nôn nao, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp cao. Một số người lại thấy ớn lạnh, rùng mình, sau đó sốt từ 38,5 đến 39 độ C, đau đầu, uể oải, đau nhức khớp vùng lưng và thắt lưng, đi cầu phân sệt, lỏng lẫn với nhầy máu, có khi đục như mủ. Máu không tươi mà sẫm như máu cá. Bệnh nhân thỉnh thoảng bị đau quặn vùng hố chậu trái, đau vùng thượng vị.
Khi bị ngộ độc vải, lấy 7 – 10 lát gừng và ít gạo rang cháy đem nấu với nước, pha thêm chút muối và đường rồi để nguội. Uống nước (càng nhiều càng tốt), còn bã thì ăn từng tí một. Có thể chống nhiễm trùng đường tiêu hóa bằng cách rửa sạch một nắm búp ổi non, nhai với ít muối.
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh có thể dùng sulfaguanidan, Smecta, uống thêm vitamin nhóm B, tuy nhiên không nên lạm dụng vitamin C.
Cần đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại cơ sở y tế, đồng thời cho uống bù oresol nếu bệnh nhân đi cầu quá nhiều và có các triệu chứng nhầy máu mũi, vã mồ hôi trán, người khó chịu, niêm mạc miệng khô.
Theo Trí thức trẻ
Thủ phạm gây mất ngủ
Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ, theo trang Msn.
Ảnh minh họa: Internet
Chất caffeine. Ngoài tác dụng giúp tỉnh táo, chất caffeine và soda chính là thủ phạm hàng đầu khiến giấc ngủ bị xáo trộn. Thủ phạm gây mất ngủ không chỉ có mặt trong những ly cà phê thuần túy mà còn hiện diện cả trong một số loại thuốc OTC (không cần bác sĩ kê toa) có chứa caffeine cũng như nhiều loại trà.
Nếu bạn thuộc dạng người nhạy cảm với caffeine, hãy chọn thức uống đã lọc hết caffeine và kiểm tra nhãn mác các loại thuốc đang sử dụng và lưu ý cần uống nó khoảng 8 giờ trước khi đi ngủ.
Rượu. Một ly rượu vang sẽ giúp bạn thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ hơn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rượu là tác nhân khiến bạn dễ thức dậy vào ban đêm. Rượu có thể làm giảm giấc ngủ REM (giai đoạn cơ thể có những thay đổi như nhịp tim đập nhanh, mắt nháy, não hoạt động tích cực). Vì vậy, chỉ nên uống một ly không quá 1-2 giờ trước khi đi ngủ để tránh một đêm thức trắng.
Nước. Uống nhiều nước giúp giảm cân và giữ gìn sức khỏe, nhưng tác dụng phụ của nó là đánh thức bạn dậy vào nửa đêm để đi vệ sinh. Khi liên tục đi vệ sinh, chu kỳ giấc ngủ sẽ bị gián đoạn. Cố gắng tránh uống nước từ 60-90 phút trước khi đi ngủ để có một đêm ngon giấc.
Thực phẩm để lâu và lên men. Tyramine, một acid amin được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men và thực phẩm để lâu kích thích não bộ và dễ làm thức giấc giữa đêm. Pho mát để lâu ngày, cá hun khói, thịt đã qua xử lý (ướp muối, phơi khô) đều chứa tyramine. Để không bị mất ngủ, hãy lựa chọn những thực phẩm còn tươi vào bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
Sản phẩm cà chua. Bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều a xít đều có thể gây ra chứng ợ nóng và khó chịu vào ban đêm; và cà chua cùng các món ăn nhiều gia vị được xem là thủ phạm gây ra sự khó chịu ấy. Để ngăn chặn hiện tượng trằn trọc, cần tránh xa các loại thực phẩm này ít nhất 3 giờ trước khi lên giường.
Theo Thanh Niên
Quý ông cảnh giác khi viêm niệu đạo Nếu thấy đường tiểu ra dịch, mủ, có khả năng bạn bị nhiễm trùng qua đường tình dục và có thể lây cho những người khác. Niệu đạo là đoạn ống nối giữa bàng quang đến lỗ tiểu. Niệu đạo là đường ra chung cho cả đường tiểu và đường tinh, do vậy sự nhiễm trùng tại niệu đạo có thể gây tác...