Ăn uống sai cách, dễ bị sỏi mật
Sỏi mật là bệnh thường gặp rất nguy hiểm và thường tái phát sau điều trị. Người bệnh rất lo sợ mà không biết chính những thói quen ăn uống tưởng vô hại, thậm chí bồi bổ cho cơ thể lại là tác nhân gây bệnh sỏi mật.
Một ca mổ nội soi bệnh nhân bị sỏi mật.
Do thói quen ăn uống
PGS.TS Triệu Triều Dương – Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cảnh báo, sỏi mật là một bệnh lý đường tiêu hóa hàng đầu khiến người bệnh phải nhập viện. Thống kê cho thấy, có khoảng 10 – 15% số người trưởng thành mắc bệnh sỏi mật. Ngoài các triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, vàng da, sỏi mật có thể gây ra viêm đường mật, viêm gan mật, xơ gan mật, viêm ổ bụng… rất nguy hiểm và thường tái phát sau điều trị.
Điều đáng nói là nhiều khi người mắc không biết mình bị bệnh. Bệnh có thể không có triệu chứng trong vòng 10 – 20 năm nhưng lại rất nguy hiểm bởi các biến chứng cấp như viêm túi mật, viêm tụy cấp, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, tắc mật và ung thư túi mật… Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài mang thai, béo phì, tiểu đường… chính là thói quen ăn uống không đúng cách như ăn nhiều mỡ động vật, thực phẩm giàu cholesterol và các chất kích thích.
Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Triệu Triều Dương cho biết, một số thói quen ăn uống có thể gây hại cho cơ thể. Thứ nhất, ăn đồ sống và các món gỏi. Thói quen ăn uống này khiến cho cơ thể bị nhiễm giun, sán. Người bị nhiễm giun, giun có thể chui vào cuống mật, khi giun chết đi thì “thi hài” của nó sẽ là nơi bám dính mật, lâu dần hình thành sỏi mật. Đây cũng là nguyên nhân gây sỏi mật thường gặp ở nước ta. Vì vậy, để thoát khỏi lưỡi hái của bệnh sỏi mật, mỗi người đừng quên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Hạn chế tối đa các món ăn sống, các món gỏi… Rửa sạch hoa quả và gọt vỏ trước khi ăn để tránh lây nhiễm ký sinh trùng vào cơ thể.
Thứ hai là ăn ít rau. Khi ăn ít rau nhu động ruột sẽ giảm, kéo theo nhu động ruột đường mật bị giảm xuống. Mật hay bị ứ đọng và tạo thành sỏi bùn dễ gây tắc mật. Vì vậy, bác sĩ Dương khuyến cáo mọi người nên ăn nhiều rau củ quả. Nó không làm thay đổi thành phần dịch mật nhưng lại có tác dụng kích thích lưu thông mật, giúp giảm nguy cơ tạo sỏi và chống viêm đường mật. Với những người bị hẹp đường mật hay u đường mật, càng nên ăn nhiều rau củ quả, ít nhất 500g rau xanh/ngày.
Thư ba, ăn chế độ bổ sung. Bản chất của chế độ nuôi bổ sung là ăn những thức ăn tinh, giàu dinh dưỡng như cháo gà, nước thịt hầm, xương hầm, sữa đồ hộp… nhưng lại ít ăn thực phẩm thô như ngũ cốc toàn phần, rau củ quả. Điều này khiến cho nhu động ruột không được kích thích tạo ra hiệu ứng vận động mật đủ mạnh, tạo điều kiện cho sỏi mật hình thành. Vì vậy, nên tăng cường thực phẩm dạng thô để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể nhằm kích hoạt vận động của đường mật. Nên thêm rau, củ quả dạng thuốc Bắc như táo tàu, hạt sen vào cháo gà hoặc các loại rau củ. Thay vì uống nước hoa quả, bệnh nhân nên ăn nguyên quả để tăng cường chất xơ.
Dùng lượng chất béo vừa đủ
Có một thực tế hiện nay là người dân thường rất sợ và kiêng ăn chất béo vì đó là nguy cơ dẫn tới thừa cân, béo phì gây tăng huyết áp, tim mạch. Đặc biệt, người bị sỏi mật cũng kiêng chất béo vì chất béo được coi là một trong tác nhân quan trọng gây bệnh sỏi mật. Theo chuyên gia dinh dưỡng, người thường xuyên ăn thức ăn nhiều mỡ sẽ khiến cho thành phần mỡ máu bị thay đổi, qua đó làm thay đổi thành phần dịch mật, cụ thể là tăng triglycerid và cholesterol. Khi nồng độ hai chất này trong dịch mật quá cao, chúng sẽ lắng đọng lại và tạo thành cặn bám của nhân sỏi, hình thành sỏi mật. Mọi người nên hạn chế ăn mỡ động vật, không ăn quá nhiều thức ăn rán, quay, đặc biệt với người đã từng bị sỏi mật. Với nhân viên văn phòng và những người làm việc nhẹ nhàng thì mỗi ngày không nên ăn quá 50g dầu mỡ.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Dương, không nên loại bỏ hoàn toàn các loại chất béo. Bởi một chế độ ăn quá ít chất béo hoặc không có chất béo đều có thể là nguyên nhân dẫn tới việc hình thành sỏi mật. Hơn nữa, cơ thể vẫn cần có chất béo để cung cấp năng lượng hoạt động. Một số loại dầu như dầu dừa, bơ… rất tốt cho người bệnh sỏi mật, không làm ảnh hưởng tới nguy cơ hình thành sỏi mật. Đặc biệt, người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, không có hoặc có rất ít chất béo, chế biến dưới dạng hấp và luộc. Nên chế biến thức ăn ở dạng dễ tiêu như cháo, súp, các loại rau, củ… Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E, K do những vitamin này thường bị giảm sau cắt túi mật. Ngoài ra, bổ sung vitamin C cũng là cần thiết để cơ thể tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy làm nhanh lành vết mổ. Khi khỏi bệnh cần quay lại chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và tốt cho gan mật.
Video đang HOT
Theo kinhtedothi
'Thần dược' tinh bột nghệ 'độc khủng khiếp' với những người này
Tinh bột nghệ được khá nhiều người tin dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hoá, làm đẹp da, bổ máu, thậm chí là chẳng mắc bệnh gì cũng uống nhằm bồi bổ cơ thể. Thế nhưng, uống tinh bột nghệ không đúng cách có thể gây tắc ruột và tử vong
Ảnh minh hoạ: Internet
BSCKI. Vũ Hồng Thái - Giám đốc Phòng khám Đa khoa Phú Thọ, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết: Đây không phải lần đầu tiên Phòng khám đa khoa Phú Thọ phát hiện và điều trị thành công những trường hợp dị vật và khối bã thức ăn trong dạ dày bằng kỹ thuật nội soi. Tuy nhiên, khối bã kích thước lớn và cứng chắc như của người bệnh L. là một trường hợp tương đối hiếm gặp.
Được biết, trong thời gian gần đây, do nghe nói bột nghệ có tác dụng tốt cho sức khỏe, người bệnh L. đã thường xuyên sử dụng bột nghệ để nấu canh ăn hàng ngày. Bột nghệ khi vào dạ dày quyện cùng chất xơ có trong thức ăn đã tạo nên một khối bã kết dính trong dạ dày người bệnh gây đau bụng và tổn thương trong dạ dày.
Một trường hợp khác là bệnh nhân N. V. H, nam, 74 tuổi đã được phẫu thuật cắt dạ dày với chẩn đoán ung thư dạ dày loại ung thư biểu mô tế bào nhẫn.
Sau khi ra viện bệnh nhân được các bác sĩ tư vấn đây là loại ung thư dạ dày đáp ứng kém với hóa chất, vì vậy bệnh nhân nên dùng các thuốc nâng cao sức khỏe.
Gia đình cho bệnh nhân dùng bột tam thất, tinh bột nghệ trộn với mật ong, linh chi để mong bệnh nhân sớm hồi phục. Bệnh nhân ăn cháo, súp ninh nhừ gần 3 tháng. Từ sau tháng thứ 3 trở đi bệnh nhân có ăn bổ sung xen kẽ cơm, bánh đa, miến. Sau đó bệnh nhân thấy có tình trạng ăn không tiêu, ậm ạch, ợ nóng và hơi thở có mùi hôi. Bệnh nhân đã đến kiểm tra soi dạ dày kiểm tra tình trạng liền vết thương sau phẫu thuật.
Kết quả cho thấy dạ dày đã cắt một phần và nối thông với hỗng tràng, miệng nối hẹp tương đối, bờ miệng nối xung huyết, phù nề mạnh. Có một khối bã thức ăn kết dính rất lớn choán gần như toàn bộ phần dạ dày còn lại. Bác sĩ đã tiến hành cắt nhỏ và gắp phần lớn khối bã thức ăn.
Đối với trường hợp bệnh nhân N. V. H các bác sĩ nghĩ nhiều đến quá trình tạo thành khối bã thức ăn nhiều khả năng là do bệnh nhân dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong nên dễ kết dính với xơ của thức ăn tạo thành khối bã.
Sử dụng nghệ với hàm lượng cao có thể làm giảm lượng đường trong máu hoặc huyết áp. Điều này có nghĩa là người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp nên thận trọng khi bổ sung bột nghệ hoặc nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Ảnh minh hoạ: Internet
Những nhóm đối tượng sau nên cẩn trọng và lưu ý khi sử dụng bột nghệ, tinh bột nghệ:
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Ăn nghệ kèm theo trong bữa ăn sẽ tốt hơn nhiều so với việc bổ sung nghệ bằng đường uống, đặc biệt với thai phụ. Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nghệ được cho là sử dụng an toàn khi được chế biến trong món ăn.
Còn nếu uống nghệ trong vai trò là thực phẩm chức năng hoặc thuốc, thai phụ và bà mẹ bỉm sữa sẽ gặp nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại nào cho em bé.
Người bị sỏi mật và tắc nghẽn đường mật
Theo nghiên cứu gần đây, nghệ có thể kích hoạt các cơn đau ở những người bị sỏi mật. Vì vậy, nếu bạn có các dấu hiệu của căn bệnh này, hãy tránh xa nghệ.
Tuy nhiên, chất curcumin trong nghệ lại cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật và ung thư túi mật.
Vì vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo những người có vấn đề liên quan đến sỏi mật và tắc nghẽn đường mật nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm chứa chất curcumin.
Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại nào cho em bé. Ảnh minh hoạ: Internet
Bệnh nhân trào ngược dạ dày
Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy tinh bột nghệ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, dạ dày nhưng tinh bột nghệ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng axit. Khi dùng chung với thuốc kháng axit như Tagamet, Pepcid, Zantac, Nexium, hoặc Prevacid thì củ nghệ có thể gây tăng axit dạ dày gây các cơn đau ngoài ý muốn. Vì vậy lưu ý không sử dụng chung tinh bột nghệ với thuốc kháng axit và đặc biệt không dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
Bệnh nhân thiếu máu
Nghệ có tác dụng phá máu ứ, máu bầm trong cơ thể, do vậy những người thiếu máu không nên dùng. Bởi dễ dẫn đến tình trạng xa xẩm mặt mày.
Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy tinh bột nghệ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, dạ dày nhưng tinh bột nghệ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng axit. Khi dùng chung với thuốc kháng axit như Tagamet, Pepcid, Zantac, Nexium, hoặc Prevacid thì củ nghệ có thể gây tăng axit dạ dày gây các cơn đau ngoài ý muốn. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp
Sử dụng nghệ với hàm lượng cao có thể làm giảm lượng đường trong máu hoặc huyết áp. Điều này có nghĩa là người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp nên thận trọng khi bổ sung bột nghệ hoặc nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
Người chuẩn bị phẫu thuật
Những người cần làm phẫu thuật nên ngưng tiêu thụ bột nghệ trong khoảng hai tuần trước khi phẫu thuật vì củ nghệ có khả năng ngăn ngừa đông máu. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến chảy máu nhiều, khó cầm trong và sau khi phẫu thuật.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Không ăn sáng nguy hiểm thế nào? Bạn sẽ có nguy cơ bị đau dạ dày, sỏi mật, táo bón và béo phì nếu không ăn sáng. Đẩy nhanh quá trình lão hóa Khi không ăn sáng, cơ thể bạn lúc này buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng,...