Ăn uống ở tuổi xế chiều
Vào tuổi xế chiều, người ta dễ dàng nhận thấy cơ thể thay đổi rất nhanh. Xương khớp sau thời gian dài “làm việc”, nay lên tiếng bằng những cơn đau khi nhặt khi khoan
Chính những cơn đau này làm cho đương sự cảm thấy “chán sống”, và họ phải bỏ một khoảng thời gian khá lớn để kiểm tra tìm bệnh, điều trị. Một bệnh nữa cũng thường xuất hiện vào tuổi này là bất thường về tim mạch, huyết áp đi kèm với cơn chóng mặt, cơ thể mệt, cáu gắt. Thêm vào đó là bệnh ở hệ tiêu hóa. Do “công tác” lâu năm nên dạ dày không khỏe, men tiêu hóa không dồi dào như thời thanh xuân. Thiếu men, thức ăn “nằm ì” trong dạ dày, gây cảm giác đầy bụng. Khâu thu thập dưỡng chất không hoàn thành nhiệm vụ làm cho cơ thể suy yếu, dẫn đến giảm đề kháng, dễ nhiễm bệnh.
Khi bước qua tuổi trung niên, mục tiêu sức khỏe cần đặt ra là:
- Duy trì tối đa chức năng các cơ quan, vốn đã phải làm việc từ bao nhiêu năm nay nên giờ “cũ” và “yếu” đi.
- Hạn chế tối đa biến chứng liên quan đến bệnh mạn tính, như viêm khớp, tiểu đường, huyết áp…
Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng khoa Dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hướng dẫn khẩu phần ăn của tuổi xế chiều như sau: “Giảm chất béo và ăn nhiều chất bột thô (cơm, bún, hủ tíu…). Về đạm, nên dùng thịt trắng như cá và đậu hủ nhiều hơn các loại thịt đỏ như thịt bò, hải sản. Có thể dùng thêm vi chất bổ sung”.
Video đang HOT
Dưới đây là khẩu phần tham khảo:
Để tuổi “chạng vạng” khỏe mạnh, không bị bệnh tật hành hạ, cần chú ý đến dinh dưỡng. Đặc biệt, đừng để cơ thể tăng khối mỡ, nhất là mỡ vùng nội tạng. Muốn vậy, trong dinh dưỡng cần giảm chất béo và đường đơn (loại đường này được pha chế nhiều trong các loại nước ép trái cây, nước có gaz, bánh, bánh kem và một số loại thức ăn có vị ngọt béo đậm đà). Dùng chất bột chứa nhiều xơ (bột phức tạp như: cơm gạo lứt, bánh mì đen, khoai củ…). Tăng thịt trắng, giảm thịt đỏ. Tăng chất xơ từ rau, củ, quả. Cố gắng duy trì BMI trong khoảng 18,5 – 23.
Theo PNO
Bí quyết để sức khỏe dồi dào nhất
Testosterone đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho chức năng chuyển hóa ở cả nam lẫn nữ.
Suy giảm testosterone sẽ ảnh hưởng đến một loạt chức năng cơ thể như giảm ham muốn tình dục, yếu cơ, tâm trạng bất ổn, giảm trí nhớ... Hàm lượng testosterone vừa "đủ xài" sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh thoái hóa như loãng xương, bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư; đồng thời giúp cơ thể duy trì trọng lượng thích hợp.
Tuổi 20 dồi dào testosterone nhất
Cơ thể phụ nữ cũng sản xuất ra testosterone nhưng với hàm lượng nhỏ hơn rất nhiều so với cơ thể nam giới. Với cơ thể nam giới, testosterone được "xuất xưởng" nhiều nhất ở tinh hoàn và tuyến thượng thận. Trong khi đó, với cơ thể phụ nữ, testosterone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng và tuyến thượng thận.
Hàm lượng testosterone cao nhất khi con người bước vào tuổi 20, sau đó cứ mỗi 10 năm thì lại sụt giảm 10%. Phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh thì chức năng buồng trứng suy giảm và lượng testosterone cũng bị hao hụt đáng kể. Đối với phụ nữ, nếu hàm lượng testosterone không thích hợp có thể sẽ dẫn đến những tác hại như mắc bệnh loãng xương, rối loạn về xương cũng như các bệnh mãn tính khác.
Đàn ông thì sau 30 tuổi, cứ mỗi năm lượng testosterone bị "hụt vốn" khoảng 1,5%. Nếu vì một lý do nào đó mà nam giới bị giảm testosterone quá mức thì được gọi là andropause với những triệu chứng như giảm ham muốn tình dục, giảm khoái cảm, giảm khối lượng cơ, tăng mỡ bụng, trầm cảm, chán nản. Sự thiếu hụt testosterone thường không được nhận ra dấu hiệu cho đến khi cơ thể thật sự "oải chè đậu".
Cái khó là ở chỗ chúng ta không thể tự tiện bổ sung testosterone vì sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho cơ thể, nhất là những quý ông có vấn đề về tiền liệt. Tuy nhiên, cũng thật may mắn, nhờ chế độ dinh dưỡng và lối sống thích hợp, cơ thể chúng ta có khả năng "thu hồi vốn" testosterone hoặc chí ít cũng không để "sập tiệm".
Rau cải và trái cây có tác dụng ổn định lượng testosterone. Ảnh: Hồng Thúy
Kẻ "thọc gậy bánh xe"
Chìa khóa chính để ổn định lượng testosterone là khẩu phần ăn giàu các thành phần kháng viêm. Chất kháng viêm nhiều nhất là các chất dinh dưỡng thực vật (phytonutient) có rất nhiều trong rau cải và trái cây. Cần lưu ý là thức ăn có chứa nhiều đường sẽ làm lượng insulin và cortisol tăng cao. Duy trì nồng độ đường huyết ở mức lý tưởng là một khâu quan trọng trong việc ổn định cortisol, nhờ đó testosterone không còn bị kiềm chế.
Cũng đừng nên quên những nguồn chất béo có lợi cho cơ thể từ thực phẩm. Bởi trong cơ thể, chất béo rất cần thiết cho hoạt động và chức năng của các loại hormone. Chất béo và cholesterol đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc và độ bền vững cho màng tế bào. Chế độ dinh dưỡng lý tưởng cần phải chứa những nguồn chất béo có lợi. Những chất béo này có nhiều ở trái bơ, dừa, dầu olive, omega-3 ...
Môi trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp testosterone. Một kẻ "giả danh" là xenoestrogens cũng gây "điêu đứng" cho testosterone. Đây là một hóa chất nhân tạo, chuyên "nhái" các hormone chính hiệu và được cho là thủ phạm làm cạn kiệt nguồn testosterone trong cơ thể.
Xenoestrogens được tìm thấy nhiều nhất ở nước sinh hoạt, ni-lông, các chất tẩy rửa, chất khử mùi, xà bông, mỹ phẩm... Thật trớ trêu, nhiều loại dược phẩm cũng chứa hàm lượng xenoestrogens cao. Nên tránh xa những nguồn chứa xenoestrogens và ăn nhiều rau cải là cách thức hiệu quả giúp cơ thể hạn chế sự hấp thu loại hóa chất tai hại này. Các bài tập về cơ bắp cũng có lợi cho việc giúp cơ thể tổng hợp testosterone. Không nên tập luyện quá sức, thời gian tập tốt nhất trong khoảng 10-30 phút và cần nghỉ ngơi giữa mỗi lần tập.
Những điều cần quan tâm
- Hạn chế rượu bia vì sử dụng chúng quá mức sẽ làm suy giảm quá trình tổng hợp testosterone.
- Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng thiếu ngủ cũng làm suy giảm hàm lượng testosterone. Thậm chí, hàm lượng testosterone giảm tới 60% ở những người chỉ ngủ khoảng 4 giờ mỗi đêm.
- Thực phẩm có nhiều cholesterol sẽ làm tích lũy cholesterol trong mạch máu và làm hạn chế tuần hoàn máu tới cơ quan sinh dục, có thể gây ra tình trạng rối loạn cương dương. Cần tránh thực phẩm nhiều cholesterol để cải thiện hàm lượng testosterone, hạn chế ăn nội tạng động vật, loại bỏ mỡ có ở thịt trước khi nấu nướng.
- Những loại thực phẩm có lợi cho việc tổng hợp testosterone bao gồm: Hào, đậu phộng, hạt bí rợ, trứng, chuối, dưa hấu, dầu olive (ô liu), trái bơ, cá béo...
Theo TTVN
Chữa táo bón cho trẻ bằng 5 giải pháp đơn giản Táo bón ở trẻ là một rối loạn tiêu hóa thường gặp, để chữa táo bón cho trẻ nhanh và an toàn đôi khi làm cho cha mẹ gặp nhiều bối rối. Sau đây là 5 giải pháp đơn giản và an toàn được các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo khi trẻ bị táo bón. Cho trẻ uống thêm nước Nước rất...