Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc 4 bệnh này
Khi chế độ ăn thừa calo, kém lành mạnh có thể khiến bạn bị tích mỡ bụng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh. Vậy ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh có thể khiến bạn mắc những bệnh gì?
Khi chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống không khoa học, không đồng đều, thiếu lành mạnh sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Thịt đỏ là nguồn bổ sung dưỡng chất sắt cho cơ thể và đặc biệt tốt cho người thiếu máu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ thì cũng gây hại cho sức khỏe. Bất cứ loại thực phẩm nào bổ sung cho cơ thể cũng chỉ nên bổ sung vừa đủ, có chừng mực.
Để cơ thể có thể khỏe mạnh, mỗi người cần duy trì chế độ ăn đủ chất, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và nếu thấy những dấu hiệu dưới đây cần lập tức thay đổi thói quen ăn uống để có sức khỏe tốt hơn.
1. Bệnh táo bón mạn tính
Thực tế, nhiều người cho rằng táo bón không phải các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Tuy nhiên đối với vấn đề táo bón mạn tính lại là bệnh gây lại nhiều phiền toái, gây khó chịu cho người bị bệnh và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị táo bón mạn tính là do uống không đủ nước, ăn quá ít chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Để khắc phục tình trạng táo bón xảy ra, cần bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: các loại rau xanh, rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại thực ph ẩm thực vật này còn chứa nhiều vitamin, dưỡng chất thực vật và khoáng chất khác.
Ăn uống không khoa học gây ra bệnh táo bón mạn tính – Ảnh Internet
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần bổ sung từ 20 đến 30 gram chất xơ cho một ngày. Cần lưu ý khi nạp chất xơ, bạn không được ăn đột ngột một lượng lớn thực phẩm rau củ, trái cây để bổ sung đủ chất xơ. Khi bổ sung quá đà, nhanh quá điều này sẽ gây nên hiện tượng bị đầy hơi.
Video đang HOT
Bất cứ thực phẩm gì khi bổ sung vào cơ thể cũng cần có thời gian để thích nghi, bạn cần ăn vừa đủ sau đó tăng dần khẩu phần rau xanh, trái cây cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, cần uống đủ nước, nếu không thích uống nước lọc có thể thay thế bằng các loại nước thực vật vừa đảm bảo lượng nước lại vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như: dưa leo, dưa hấu, dưa gang, cà chua,…
2. Nước tiểu bị nặng mùi, sậm màu
Nguyên nhân chủ yếu khiến nước tiểu bị nặng mùi và sậm màu là do uống quá ít nước, uống không đủ nước để cung cấp cho cơ thể. Uống ít nước còn gây hiện tượng khô da, hơi thở bị hôi và ảnh hưởng đến khả năng thải độc của thận.
Mỗi người tùy vào chiều cao và trọng lượng cơ thể cần bổ sung cho mình một lượng nước vừa đủ mỗi ngày. Khi không muốn uống nhiều nước lọc bạn có thể bổ sung nước uống bằng cách uống thêm canh trong bữa cơm hoặc thay thế bằng các loại nước ép hoa quả tùy thích vừa bổ sung đủ nước, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Đàn ông cần uống nhiều nước hơn so với phụ nữ. Ngoài việc uống đủ nước cần hạn chế sử dụng các loại nước uống có ga, soda, cafe có đường hay nước tăng lực. Những loại nước uống này không có lợi cho sức khỏe.
3. Bị thiếu máu
Tình trạng ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh có thể khiến bạn bị thiếu máu.
Muốn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của cơ thể, mọi người cần phải bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: rau bina, các loại đậu, các món từ đậu và thịt đỏ.
Bổ sung thịt đỏ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra – Ảnh Internet
Ngoài ra, người bị thiếu máu có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, muốn bổ sung các loại thực phẩm này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng bổ sung an toàn.
Muốn bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần có trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân mình. Không nên chỉ ăn uống theo sở thích mà biến thói quen ăn uống không khoa học và thiếu lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm, ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt 4 căn bệnh ở trên.
4. Bệnh loãng xương
Nếu ăn uống không đủ chất, dinh dưỡng và nước không đủ sẽ gây ra bệnh loãng xương. Loãng xương là tình trạng xảy ra khiến xương giòn và dễ gãy hơn.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng sẽ gây nên bệnh loãng xương thì thói quen uống nhiều rượu bia, ăn uống không đủ canxi, vitamin D cũng sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương.
Để phòng ngừa tình trạng loãng xương xảy ra bạn có thể bổ sung cho cơ thể những nguồn canxi tốt từ trong sữa, các loại trái cây có múi như cam, quý, mít hoặc mận và kiwi. Tuy nhiên, đối với vitamin D thì việc lựa chọn bổ sung hay không cần phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt của cơ thể.
Nắng Mai
Dinh dưỡng hợp lý ngày Tết
Bổ sung rau xanh, salad bên cạnh thịt mỡ, dưa hành; ăn không quá no; tránh lạm dụng bia rượu; uống thêm sữa... giúp cơ thể khỏe mạnh tận hưởng ngày xuân.
Dưới đây là một số cách cân bằng dinh dưỡng, để người già lẫn trẻ nhỏ có thể ăn uống thoải mái mà vẫn có lợi cho sức khỏe.
Cân bằng chất dinh dưỡng
Bên cạnh những món truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho, các loạt mứt... bạn nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống ngày Tết. Việc này giúp bữa ăn gia đình thêm phong phú, đỡ nhàm chán, lại bổ sung đủ dưỡng chất cho các thành viên từ ông bà, ba mẹ đến con cháu.
Thay vì chỉ ăn các loại thịt, cá nhiều dầu mỡ, có thể bổ sung vào thực đơn các món salad, rau xanh để tăng cường chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra nên chú trọng các loại trái cây, rau củ có nhiều vitamin. Uống nhiều nước ép trái cây cũng giúp ích cho việc giữ gìn vóc dáng. Hạn chế những món ăn dầu mỡ, chiên, rán vì dễ tăng cân, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Thời điểm ăn uống cũng ảnh hưởng đến cân nặng ngày Tết. Bánh chưng, bánh tét có thành phần chính làm từ nếp, đậu xanh và thịt mỡ. Đây đều là những thực phẩm nhiều calo. Trung bình mỗi cái bánh chưng, bánh tét có đủ các nhóm chất dinh dưỡng đạm, béo, tinh bột. Mỗi 100 g bánh chưng cấp cho cơ thể khoảng 250 kcal.
Tuy nhiên loại bánh này lại thiếu chất xơ. Với chị em muốn giữ dáng, có thể chọn ăn bánh chưng, bánh tét vào buổi sáng, hạn chế ăn vào chiều tối. Thay vào đó, hãy ăn những món nhẹ, nhiều chất xơ như salad, rau, trái cây, nước ép vào buổi chiều tối để bù lại chất xơ thiếu trong bữa ăn sáng.
Nên bổ sung rau xanh vào thực đơn ngày Tết để cung cấp đủ chất xơ, vitamin, hỗ trợ hệ tiêu hóa và cân bằng chất dinh dưỡng.
Không ăn quá no
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết ăn quá nhiều, quá no dễ gây áp lực lên dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày do niêm mạc không thể tiết dịch vị, phá hủy các hàng rào. Ngoài ra ăn nhiều còn gây nên triệu chứng khó tiêu, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần dịp Tết. Kiểm soát tốt lượng thức ăn đưa vào cơ thể ngoài việc hạn chế triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, bệnh dạ dày còn hỗ trợ cho quá trình giữ gìn vóc dáng. Kiểm soát cân nặng ngày Tết là việc làm cần tốn nhiều công sức và sự kiên định. Ngoài các bữa ăn chính, ngày xuân thường không tránh khỏi những cuộc hẹn, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng... Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm bạn tăng cân dù đã cố cân bằng dinh dưỡng.
Chọn thức uống phù hợp
Những loại thức uống được ưa chuộng ngày Tết ngoài rượu, bia còn có các loại nước uống có ga, nước tăng lực... Uống rượu thường xuyên gây tổn hại dạ dày, gan, đặc biệt trên hệ thần kinh. Một số loại nước ngọt có ga thường chứa nhiều đường, dễ gây tăng cân khó kiểm soát.
Ngày Tết không thể thiếu những buổi tiệc tùng với rượu, bia, nước ngọt... Để tránh các tình trạng sức khỏe kể trên, bạn nên tích cực bổ sung lượng nước cho cơ thể, góp phần thúc đẩy quá trình đào thải chất có hại và tốt cho tiêu hóa.
Chú ý chăm sóc sức khỏe ngày Tết để cả gia đình thoải mái tận hưởng ngày xuân, không lo lắng việc thiếu cân bằng dinh dưỡng.
Đề phòng loãng xương
Bên cạnh việc ăn uống sao cho đủ các chất dinh dưỡng, đề phòng tăng cân, béo phì dịp Tết thì việc bổ sung canxi, ngăn ngừa loãng xương cũng quan trọng không kém. Những thực phẩm nạp vào cơ thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chức năng. Một số người có xu hướng sợ béo phì, tăng cân ngày Tết nên bỏ bữa, dẫn đến tình trạng chán ăn. Ăn uống thiếu khoa học, không bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi. Bác sĩ khuyên để xương chắc khỏe, dù ở độ tuổi nào cũng cần chú ý ăn uống đầy đủ và bổ sung canxi.
Một trong những cách giúp tăng cường mật độ xương, tăng canxi là uống sữa. Thêm vào thực đơn hàng ngày hai ly sữa để bổ sung canxi, những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng là cách bù lại những bữa ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng trước đó.
Bảo Trân
Theo VNE
Thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Bắt đầu cho trẻ ăn dặm giúp trẻ làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn dặm cần được bắt đầu vào thời điểm thích hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. 1. Vì sao cần...