Ăn uống khi cơ thể giữ nước
Cơ thể giữ nước hay bị phù nề thường phổ biến hơn ở phụ nữ tuổi trung niên và ngày càng tồi tệ hơn theo tuổi tác. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hằng ngày để giảm tình trạng này.
Ảnh: Shutterstock
Cơ thể giữ nước hay bị phù nề thường phổ biến hơn ở phụ nữ tuổi trung niên và ngày càng tồi tệ hơn theo tuổi tác. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hằng ngày để giảm tình trạng này.
Thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa đông, bơ. Chúng giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa.
Bổ sung ka li. Ka li giúp giảm hàm lượng sodium trong cơ thể (chất có ở muối ăn, gây giữ nước). Hai trong số các nguồn giàu kali nhất là chuối và cà chua.
Ăn thực phẩm có hàm lượng sodium thấp. Những thực phẩm giàu sodium như thực phẩm đóng gói, thực phẩm chứa nhiều muối không tốt cho bệnh nhân bị giữ nước. Cần giảm ăn muối ở mức tối thiểu.
Hạt, quả khô. Những ai mà cơ thể giữ nước thường được khuyên nên nhâm nhi quả óc chó, nho khô và hạt lanh.
Video đang HOT
Trái cây. Một số loại trái cây được cho giúp chống giữ nước như dưa lưới, quả bơ, nam việt quất, bưởi và cam.
Thịt. Thịt nạc, thịt gà hoặc lòng trắng trứng là sự lựa chọn của bạn vào thời điểm này.
Uống nước. Uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước dừa và nước chanh.
Đồ uống chứa ít caffeine. Chất lỏng cần thiết cho cơ thể nhưng không phải dưới hình thức các loại đồ uống có chứa caffeine. Để giữ cho tình trạng này ở mức kiểm soát, hạn chế dùng đồ uống có ga như nước ngọt, trà, cà phê, nước tăng lực và rượu.
Theo Mai Duyên
Thanh Niên
Thực phẩm 'cấm' không ăn khi bị cảm cúm
Cà chua, đồ ăn nhiều muối, cam, quýt... là những thực phẩm không nên ăn khi bị cảm cúm để tránh gây hại cho sức khỏe.
Ăn ít thức ăn có nhiều muối
Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng.
Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.
Thực phẩm nhiều muối không nên ăn khi bị cảm cúm.
Cà chua
Cà chua có tính hàn, tính nhiệt thay đổi, vì vậy những người thể chất yêu hay mắc bệnh cảm cúm nên thận trọng khi sử dụng, có thể làm món canh trứng gà cà chua cũng rất tốt.
Cam, quýt
Cam, quýt có tính hàn, càng ăn càng ho nhiều hơn. Nếu khi bị cảm cúm muốn ăn cam, quýt, thì nên đun nóng cả quả rồi ăn.
Cam, quýt có tính hàn, càng ăn càng ho nhiều hơn.
Thực phẩm giàu protein
Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.
Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá... khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.
Không dùng chất caffeine
Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến bạn tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.
Theo Khoevadep
5 cách để có giấc ngủ trưa tốt nhất Một giấc ngủ trưa ngắn có thể tăng cường sức mạnh não bộ, giúp bạn tỉnh táo hơn và cải thiện trí nhớ. Giấc ngủ trưa rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện đại luôn bận rộn. Biết được điều đó nên các công ty như Google, Ben & Jerry's, Proctor và Gamble khuyến khích nhân viên nghỉ trưa. Trường ĐH...