Ăn uống giảm nguy cơ bị gút
Hàm lượng a xít uric tăng cao trong máu có thể dẫn đến vấn đề về viêm khớp được gọi là bệnh gút. Một khi cơ thể không thể bài tiết a xít uric một cách hợp lý, hàm lượng này sẽ tăng lên. Ăn uống có nguyên tắc sẽ giúp giải quyết bài toán này.
Lúa mạch chứa nhiều chất xơ, tốt cho những người có hàm lượng a xít uric cao – Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là chế độ ăn uống được cho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút, theo The Times of India.
Bánh mì, ngũ cốc. Có một chế độ ăn uống cân bằng giúp giảm a xít uric. Thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như bánh mì và ngũ cốc có lượng protein vừa phải và ít chất béo. Carbohydrate phức tạp còn có trong trái cây và rau củ giàu chất xơ.
Chất xơ giúp tiêu hóa các loại thực phẩm và đồng hóa các chất dinh dưỡng. Chất xơ còn có thể ngăn a xit uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể.
Video đang HOT
Rau củ quả. Các loại rau như bắp cải, cần tây, cải bó xôi, măng tây, đậu Hà Lan và súp lơ giúp giảm nồng độ a xít uric trong cơ thể. Hoa quả giàu vitamin C cũng giúp cải thiện a xít uric do kích thích cơ thể loại bớt lượng a xít này.
Nước. Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm nồng độ a xít uric. Nước giúp tống độc tố ra khỏi cơ thể, trong đó có a xít uric. Nạp nhiều chất lỏng hơn sẽ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ a xít uric dư thừa.
Theo TNO
Điều trị bệnh gút thế nào cho hiệu quả?
Gút (gout) là bệnh do rối loạn chuyển hóa a-xít (acid) uric trong cơ thể. Khi quá trình chuyển hóa a-xít uric bị rối loạn dẫn đến lượng a-xít uric trong máu tăng cao gây lắng đọng a-xít uric ở cơ, khớp gây viêm cấp tính và mạn tính.
Ở người bình thường, nồng độ a-xít uric trong máu được duy trì ở mức thấp hơn 420 µmol/l với nam và 360 µmol/l với nữ. Hầu hết a-xít uric trong máu được lọc ở cầu thận, 90% được tái hấp thu ở ống thận và 10% được đào thải qua đường tiểu. Tăng a-xít uric trong máu là do chức năng lọc của cầu thận giảm (thận yếu), hoặc do các nguyên nhân khác như béo phì, bia rượu, thuốc lá...
A-xít uric trong máu tăng cao gây lắng đọng tại các mô và đặc biệt là các khớp là nguyên nhân chính gây bệnh gút. Biểu hiện thông thường nhấtcủa người bị Gút là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Bệnh lâu ngày sẽ gây biến dạng các khớp làm mất mỹ quan, đau ngày càng trầm trọng, khớp bị cứng và hạn chế vận động. Trong nhiều năm qua, việc điều trị bệnh Gút dựa trên các cách sau: Chữa trị bằng tân dược của Tây y và điều trị bằng Đông y, hoặc kết hợp cả hai.
Chữa trị bệnh gút bằng tân dược chủ yếu là dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, các thuốc ngăn cản quá trình tổng hợp a-xít uric, các thuốc tăng thải trừ a-xít uric nhưng các thuốc này chỉ có tác dụng nhanh và tức thời với các cơn Gút cấp chứ không ngăn cản được quá trình bệnh lý tiếp tục diễn ra. Theo thời gian bệnh sẽ ngày càng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, làm giảm chất lượng sống, chi phí điều trị cao ảnh hưởng đến kinh tế, gia đình và xã hội. Việc dùng những thuốc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan và thận, bệnh lý dạ dày và một số các tác dụng không mong muốn khác.
Chữa trị bệnh gút theo Đông y là chữa từ gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo cách nhìn của y học cổ truyền, bệnh Gút còn gọi là bệnh thống phong thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết, tân dịch bị rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục ở quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận.
Việc ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh Gút đã được nhiều thầy thuốc quan tâm, nghiên cứu hướng tới mục tiêu:
- Kiểm soát a-xít uric trong máu bằng thuốc và phương pháp không dùng thuốc (chế độ ăn,chế độ tập luyện...)
- Giảm đau đớn cho người bệnh.
- Phục hồi chức năng can thận.
Hiện nay, Đông y đã có những thành quả nhất định trong việc nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm có hiệu quả cao với bệnh gút có thành phần hoàn toàn từ nguồn thảo dược thiên nhiên trong nước, trong đó Viên gút Tâm Bình là một ví dụ khá tiêu biểu.
Dược sỹ Lê Thị Bình từ bài thuốc gia truyền của gia đình. sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu đã sản xuất thành công Viên Gút Tâm Bình với thành phần là các vị thuốc đông dược truyền thống như: Độc hoạt, Đương quy, Ngưu tất, Thổ phục linh, Đỗ trọng... kết hợp nhuần nhuyễn với các vị thuốc nam dược như: Mã tiền chế, Sói rừng, Hy thiêm, Tỳ giải... Sử dụng Viên Gút Tâm Bình trong quá trình điều trị bệnh Gút có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu, giúp đào thải làm giảm a-xít uric trong máu, làm giảm sưng, đau nhức khớp ngón chân, bàn chân do Gút. Mặt khác tăng cường bồi bổ cơ thể, làm tăng chức năng hoạt động của gan thận để ngăn ngừa bệnh tái phát, cải thiện tình trạng sức khỏe. Sản phẩm này có thể sử dụng lâu dài do có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, giá thành phù hợp với mức thu nhập của người dân. Tư vấn điều trị bệnh Gút, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0935.688.488
BS. DS: Bùi Thị Thanh Hải
Theo Dân trí
Tầm soát miễn phí bệnh gút Bệnh nhân cần chú ý không ăn, uống để bác sĩ cho làm các xét nghiệm cần thiết, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị. Việc nghiên cứu các loại thuốc tây y điều trị gút từ hơn 100 năm nay vẫn chủ yếu tập trung vào kiểm soát nồng độ acid uric máu. Vi tinh thể muối urat natri đã...