Ăn uống đồ lạnh khi trời nóng dễ hại người
Uống nước lạnh, ăn đồ lạnh được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng bức vì mang lại cảm giác dễ chịu, thế nhưng nếu sử dụng quá nhiều đồ lạnh con người có thể phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật.
Theo các chuyên gia lạm dụng các thức uống, đồ ăn lạnh có thể gây đau đầu, viêm họng, nguy hiểm hơn là bị nhũn não hay nhồi máu cơ tim.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, nếu khi bạn đang đi ngoài trời nóng bức thì chỉ muốn uống luôn một cốc nước lạnh cho giảm nhiệt ngay, nhưng điều này chỉ là cảm giác còn sự điều nhiệt thay đổi trong cơ thể là chưa thích nghi. Vì vậy, nếu bạn uống luôn một cốc nước đá vào lúc này bạn sẽ dễ bị viêm họng, người nào có sẵn bệnh amiđan thì sẽ viêm amiđan, nếu không ít nhất bạn cũng bị cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết, nếu trên những bệnh nhân dị ứng, có V.A, trẻ em có amiđan hay viêm phế quản mạn, hen phế quản thì khi dùng đồ ăn, đồ uống lạnh đột ngột thì cơ thể lại phải chống lại cái lạnh đó, dẫn đến vừa mất năng lượng vừa tiềm ẩn gây ra những bệnh trên thực tế lâm sàng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng mùa nóng không nên sử dụng quá nhiều thức uống lạnh và mỗi lẫn không nên uống quá gấp, quá nhiều. Nên uống tuỳ theo thể trạng của từng người. Người có tuổi yếu, người hay bị lạnh bụng nên dùng ít, người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành nên cho thức ăn lạnh vào miệng khi nhiệt độ đến mức vừa phải mới nuốt. Quan trọng hơn chỉ nên sử dụng thực phẩm lạnh ở lượng vừa đủ.
Theo VNE
Video đang HOT
Những việc chị em nên và không nên làm ngay sau khi ngủ dậy
Ngay sau khi ngủ dậy, bạn thấy cơ thể mệt mỏi và có nhiều nhu cầu cá nhân muốn được "giải quyết" ngay. Thế nhưng, bạn nên làm gì và không nên làm gì ngay sau khi ngủ dậy?
Chị em hãy tham khảo những thông tin sau đây nhé.
Việc nên làm sau khi ngủ dậy
- Uống nước: Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bạn sẽ bị mất khá nhiều nước, vì vậy, sau khi ngủ dậy, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa thể "tỉnh táo" ngay được. Lúc này bạn nên uống một cốc nước. Theo Mara Z. Vitolins, một giáo sư dinh dưỡng và trợ lý của Trung tâm y tế, khoa Khoa học y tế cộng đồng tại Đại học Wake Forest Baptist (Hoa Kỳ) thì cơ thể bạn không phải lúc nào cũng phát ra tín hiệu rõ ràng rằng bạn đang đói và khát. Do đó, buổi sáng thức dậy, cho dù không khát bạn cũng cần phải uống nước.
Nước giúp bổ sung lượng chất lỏng bị mất vào buổi đêm và giúp bạn cảm thấy sảng khoái. Mọi chức năng hoạt động trong cơ thể con người đều cần nước, vì vậy, uống nước buổi sáng sẽ giúp các cơ quan này nhanh chóng đi vào quỹ đạo hoạt động của nó nhanh hơn. Hơn nữa, uống nước sau khi thức dậy còn giúp loại bỏ các độc tố bám ở đường ruột và thải ra ngoài.
Tuy nhiên, có một số loại nước mà bạn nên tránh uống khi thức dậy. Đó là: nước uống có ga, có chất kích thích, nước máy, nước để quá lâu... Nước uống có ga và nước coca cola có chứa axit citric làm tăng tốc độ bài tiết canxi làm canxi trong máu thấp hơn, có thể gây ra thiếu hụt canxi. Nước máy có thể bị ô nhiễm và dư lượng vi sinh vật. Buổi sáng, khi các chức năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể còn kém, nếu các vi sinh vật này vào trong cơ thể sẽ đe dọa sức khỏe con người, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cao hơn.
Ảnh minh họa
- Kéo căng cơ thể: Đây cũng là một hình thức thể dục nhưng ở mức độ nhẹ nhàng và giúp cơ thể thư giãn.
Khi ngủ, bạn có thể nằm với nhiều tư thế (nằm sấp, co chân, nằm nghiêng...). Tất cả các tư thế này đều có thể khiến bạn bị mỏi, không thoải mái, thậm chí bạn còn có cảm giác đau người khi thức dậy. Vì vậy, sau khi thức dậy, việc bạn cần làm là kéo căng cơ thể với một vài động tác thể dục đơn giản như vặn mình, vươn vai...
Các động tác này giúp kích hoạt, thư giãn và cân bằng các cơ bắp. Nó cũng giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, giảm thiểu sự đau mỏi cơ, đồng thời thúc đẩy sự tuần hoàn trong cơ thể.
- Hít thở không khí ngoài trời: Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sẽ giúp bạn thêm phần tỉnh táo và thoải mái. Ánh mặt trời buổi sáng sẽ giúp đánh thức đồng hồ sinh học của cơ thể và làm tăng lượng serotonin, một chất hóa học có khả năng cải thiện tâm trạng.
Bạn có thể đứng trên các ban công, hiên nhà hoặc cửa sổ để đón nhận ánh mặt trời và thực hiện động tác từ từ hít vào, giữ hơi một lúc rồi thở ra, lặp lại như vậy khoảng 10 lần. Không khí buổi sáng trong lành sẽ làm tăng oxy của cơ thể, từ đó không những giúp bạn cảm thấy sáng khoái, tràn đầy năng lượng mà còn phấn chấn tinh thần hơn.
Ảnh minh họa
Việc không nên làm sau khi ngủ dậy
- Đi tiểu: Hầu hết chúng ta ngủ dậy đều có cảm giác muốn đi tiểu ngay do bàng quang đầy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe thì thói quen này lại không tốt. Sau khi ngủ dậy, nếu đi tiểu ngay sẽ làm bàng quang rơi vào trạng thái rỗng, dễ gây chóng mặt, thậm chí còn có trường hợp ngất khi đi tiểu.
Mặc dù việc đi tiểu sau khi ngủ dậy có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và thải các chất độc ra ngoài cơ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là sau khi dậy, bạn phải đi tiểu ngay. Tốt nhất, bạn nên ngồi trấn tĩnh một chút cho mình tỉnh táo, uống một cốc nước để lấy lại tinh thần, ổn định năng lượng cho cơ thể rồi mới đi tiểu. Việc này có tác dụng rất tốt trong việc tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng vào buổi sáng khi bạn đi tiểu ngay lúc vừa ngủ dậy.
- Vận động quá mạnh: Một vài động tác khởi động nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình sau khi ngủ dậy có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho bạn nhưng những động tác vận động mạnh lại có thể đem đến tác dụng ngược lại.
Sau khi ngủ dậy, bạn nên dành một chút thời gian để tỉnh táo, các cơ quan trong cơ thể dần dần hoạt động trơn tru trở lại, cơ thể cân bằng khí âm dương trước khi bạn một tập một vài động tác thể dục với cường độ cao như chạy bỏ, đu xà hay nâng tạ... Nếu bạn ngay lập tức thực hiện các bài tập sau khi thức dậy mà không thực hiện bất kỳ hoạt động chuẩn bị, nó sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ về bệnh tim mạch và mạch máu não.
Trước khi tập bạn cũng nên khởi động cơ thể thật kỹ, các động tác nên tập từ nhẹ nhàng đến mạnh hơn, chưa vận động mạnh ngay để tránh mắc bệnh tim mạch ngoài ý muốn.
Ảnh minh họa
- Gấp chăn gối: Bạn đừng nên nghĩ rằng gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy mới là gọn gàng, bởi thực tế, không nên gấp chăn ngay khi ngủ dậy mới là điều bạn cần làm. Khi chúng ta ngủ suốt đêm, cơ thể bạn bài tiết ra nhiều khí độc như CO2 và một số chất thải phát sinh qua hệ hô hấp và các lỗ chân lông... Và chăn bạn đắp chính là nơi lưu lại những khí thải độc này nhiều nhất.
Sau khi ngủ dậy (trời sáng), bạn nên mở cửa sổ cho thoáng phòng, mở tung chăn, gối ra để các khí thải độc này bay đi hết. Nếu gấp chăn lại ngay đồng nghĩa khí thải bị ủ kín và biến chăn trở thành nguồn ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Hậu quả, đến đêm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chăn ẩm ướt khó chịu, dẫn đến khó ngủ.
Theo VNE
Hạn sử dụng của 5 vật dụng bạn vẫn dùng hàng ngày Nếu bạn cố dùng những vật dụng đã hết thời hạn sử dụng, không những chúng không có hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Bạn là người sạch sẽ và bạn có ý thức giữ vệ sinh cho những đồ dùng, vật dụng trong nhà, nhất là những đồ bạn vẫn thường dùng hàng...