Ấn tượng mứt sắn dây
Những ngày giáp tết, người quê tôi lại nôn nao, quây quần bên bếp lửa hồng, chuẩn bị cho ra lò những mẻ mứt đón chào năm mới.
Ảnh: Lê An
Trong các loại mứt được làm thủ công, thì món mứt để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tuổi thơ của tôi có lẽ là mứt sắn dây.
Sắn dây để làm mứt phải qua khá nhiều công đoạn – từ chỗ mua củ sắn dây về cắt khúc, cạo vỏ, tỉa sạch vết đen, ngâm nước vo gạo cho trắng, rồi cắt lát mỏng.
Sau khi cắt lát, sắn dây được luộc sơ, đổ ra một chiếc rổ cho ráo nước, rồi bắc lên bếp, đảo đều tay cùng đường cát tinh luyện, đảo cho nước đường sôi sục sục đến khi đường cô đặc lại, quết vào từng lát sắn tạo thành lớp phấn mỏng, trắng sữa, đều, lúc đó mứt đã đạt độ chín.
Cái ngon của mứt sắn nằm ở chỗ, bắt đầu đưa lát mứt vào miệng nhai thì hơi cứng, nhưng nhai kỹ thì có vị ngọt nhẹ, và vị thanh mát nằm ngay cổ họng rồi sau đó tan dần…
Theo TNO
[Chế biến] - Mứt me
Món mứt me vừa có vị chua chua lại ngọt ngào sẽ đem lại cảm giác thú vị khi thưởng thức.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- Me chua xanh: 1 kg
- Đường: 800 gr
- Muối
Thực hiện:
Bước 1: Me ngâm nước nóng già (khoảng 80 độ C), sau đó dùng dao gọt bỏ lớp vỏ ngoài.
Bước 2: Ngâm me đã lột bỏ lớp vỏ vào nước muối đậm đặc khoảng 3 ngày để me ra bớt chất chua.
Bước 3: Sau 3 ngày thì vớt me ra dùng dao rạch một đường thẳng chạy dọc theo cạnh của quả me, cạy bỏ hạt me.
Bước 4: Ngâm me vào nước lạnh khoảng 1 ngày, thi thoảng lại thay nước cho me bớt mặn. Sau đó vớt me ra để ráo, rồi dùng dĩa châm quanh quả me.
Bước 5: Cho đường và nước vào chảo đun sôi, vừa đun vừa quấy đều cho đường tan (lượng nước ngập ngang bằng 2/3 lượng me).
Bước 6: Cho me vào chảo đường, đun lửa trung bình, vừa đun vừa quấy đều nhưng nhẹ nhàng trong khoảng 5- 6 phút cho me ngấm đường.
Bước 7: Vớt me ra, rải me lên vỉ rồi đem phơi nắng (nếu trời không nắng hoặc mưa, chị em có thể me lên vỉ rồi để trong nhà cũng được). Ngày đem me phơi nắng, tối lại cho me vào ngâm với nước đường sên me ở bước 6. Cứ lặp lại động tác này trong vài ngày cho đến khi thấy me ngậm đủ đường và trở lên trong hơn thì phơi nắng cho me được ráo lớp đường (hoặc có thể hong ráo lớp đường trong tủ lạnh).
Bước 8: Dùng giấy bóng kính để gói từng quả me lại. Cất me vào lọ kín để bảo quản.
Vì mứt me làm mất khá nhiều thời gian và cũng khá là công phu (từ 10-12 ngày).
Nên các bạn hãy làm sớm 1 chút để Tết này nhà bạn có được món mứt me chua chua, ngọt ngọt, dẻo dai đãi khách nhé.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món mứt me chua ngọt!
Theo Eva
[Chế biến] - Mứt khoai lang Rất dễ làm lại thơm, bùi, tốt cho tiêu hóa - mứt khoai lang là món bạn rất nên thử trong dịp Tết này. Nguyên liệu: 1kg khoai lang vàng 500g đường (gia giảm tùy vào độ ngọt của khoai) Nước vôi trong (mua vôi trắng ăn trầu về pha với nước loãng theo tỷ lệ 1 muỗng canh vôi với 3 lít...