Ấn tượng bức ảnh mới nhất của Mặt Trời do NASA cung cấp
Mới đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố những bức ảnh Mặt Trời có độ phân giải cao nhất từ trước đến nay.
Bức ảnh cho thấy rõ những dải plasma nóng.
Trên những bức ảnh này, người xem có thể thấy rõ những điểm trên bề mặt Mặt Trời chứa đầy các dải plasma nóng. Các bức ảnh còn cho thấy khí quyển của Mặt Trời phức tạp hơn nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ.
Những bức ảnh này do kính viễn vọng không gian Hi-C của NASA chụp được.
Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Trung tâm Lancashire và Trung tâm Phi hành không gian Marshall (MFSC) của NASA đã nghiên cứu những bức ảnh này. Họ nhận thấy những phần của khí quyển Mặt Trời trước đây chúng ta cho rằng tối hoặc trống rỗng thì thật ra lại chứa đựng những dải khí nhiễm điện rất nóng. Nhiệt độ của mỗi dải có thể lên đến 999.982C. Nhưng cái gì đã tạo nên những dải khí này thì vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu được rất nhiều về khí quyển Mặt Trời từ những bức ảnh này.
Kính viễn vọng chụp những bức ảnh này đã được đưa lên không gian bằng một tên lửa tầm dưới quỹ đạo. Nó đã chụp mỗi giây một tấm ảnh của Mặt Trời, sau đó quay trở về Trái Đất.
Tiến sĩ Amy Winebarger ở MFSC của NASA cho biết những hình ảnh này cho chúng ta hiểu rõ hơn rất nhiều về khí quyển của Mặt Trời. Cùng với những dự án khác đang triển khai, trong tương lai những công cụ được phóng vào không gian như kính viễn vọng chụp ảnh này sẽ cung cấp vô vàn thông tin về lớp ngoài cùng giàu năng lượng của Mặt Trời.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu sự hình thành và tác động của các dải khí này, và cũng có thể chúng ta sẽ hiểu thêm về mối liên hệ giữa Mặt Trời và Trái Đất. Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ ở Trường đại học Trung tâm Lancashire, ông Tom Williams, chuyên gia về dữ liệu Hi-C nói rằng những bức ảnh này là khám phá vô cùng thú vị mang đến rất nhiều thông tin bổ ích về dòng năng lượng đi qua các lớp của Mặt Trời và đến được Trái Đất. Điều này sẽ vô cùng quan trọng khi chúng ta lập mô hình và dự báo hoạt động của Mặt Trời – ngôi sao mang lại sự sống cho Trái Đất.
Giáo sư vật lý mặt trời ở Trường đại học Trung tâm Lancashire, ông Robert Walsh cũng nói rằng cho đến nay, các nhà thiên văn học mặt trời vẫn đang quan sát ngôi sao ở gần chúng ta nhất này bằng những cách tiêu chuẩn. Nhờ có chất lượng tuyệt vời của dữ liệu mà kính viễn vọng Hi-C vừa cung cấp, lần đầu tiên chúng ta có thể khảo sát Mặt Trời kỹ lưỡng và chính xác hơn nhiều.
Phạm Hường
Vì sao khí quyển sao Thổ lại nóng đến 80 độ C?
Mặc dù càng ngày chúng ta càng biết thêm rất nhiều về các hành tinh khác trong hệ mặt trời nhưng vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải mã.
Một trong số những câu hỏi mở từ lâu nay là vì sao khí quyển của sao Thổ, một hành tinh khổng lồ đầy khí, lại nóng đến vậy ngay cả khi nó ở vào vị trí xa mặt trời nhất.
Khí quyển sao Thổ chủ yếu là khí hydrogen, ngoài ra còn có helium và một chút dấu vết của methane và nước đóng băng. Nhiệt độ ở đây có độ dao động rất lớn, một số khu vực nóng đến 800C, nhưng một số khu vực khác lại lạnh đến -2500C. Sao Thổ cũng là "nhà" của những cơn gió mạnh nhất trong hệ mặt trời, có những cơn gió có tốc độ hơn 1.170 km/ giờ.
Nhưng nhiệt độ khí quyển của hành tinh này lại là một điều bí ẩn. Do nó ở rất xa mặt trời nên không thể nhận được nhiều nhiệt từ mặt trời. Vậy cái gì khiến cho khí quyển của nó nóng đến vậy?
Một kết quả phân tích dữ liệu của tàu thám hiểm Cassini của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy nguyên nhân rất có thể do hiện tượng cực quang. Giống như cực quang trên Trái Đất, các hành tinh khác cũng có cực quang, là khi gió mặt trời phản ứng với các hạt tích điện từ các hành tinh vệ tinh và tạo ra các dòng điện. Những dòng điện này không chỉ tạo ra cực quang mà còn sinh nhiệt.
Hình ảnh lớp biến màu cho thấy cực quang bên trên các đám mây ở cực Nam của sao Thổ, do phổ kế của tàu thám hiểm Cassini ghi lại vào ngày 1/11/2008.
Những đợt gió mạnh trên sao Thổ cũng đóng một vai trò trong vấn đề này, vì gió phân tán năng lượng mà các dòng điện sinh ra từ hai vùng cực đi đến khắp những nơi còn lại trên hành tinh. Ở hai cực, các dòng điện sinh ra đủ nhiệt làm cho khí quyển nóng gấp đôi so với nếu chỉ có nhiệt từ mặt trời chiếu vào.
Nhóm chuyên gia phổ ký hình ảnh cực tím (UVIS) của Mỹ cho biết các kết quả nghiên cứu này vô cùng quan trọng để chúng ta hiểu được tầng khí quyển trên cao của sao Thổ, nhờ đó chúng ta trả lời được câu hỏi vì sao tầng cao nhất của khí quyển ở đây lại nóng đến vậy trong khi các tầng còn lại thì lại lạnh.
Các kết quả nghiên cứu này của tàu thám hiểm Cassini đã được đăng trên tạp chí Thiên văn học Tự nhiên.
Phạm Hường
Tiểu hành tinh gần Mặt trời vừa được phát hiện Một tiểu hành tinh mới được phát hiện quanh Mặt trời bên trong quỹ đạo của sao Kim đang phá vỡ mọi loại kỷ lục. Tiểu hành tinh gần Mặt trời vừa được phát hiện có tên là 2020 AV2. Hơn nữa, bằng cách di chuyển quanh Mặt trời chỉ trong 151 ngày, 2020 AV2 có chu kỳ quỹ đạo ngắn nhất trong...