Ăn trứng thế nào cho đúng?
Theo BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội đông y Việt Nam, trứng là một thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể khi ăn đúng cách, ăn vừa đủ. Còn ở một số trường hợp nhất định, việc ăn trứng nên hạn chế đến mức tối đa vì gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng từ trẻ em, người lớn, người già mỗi tuần không nên ăn quá 3 quả
Ăn nhiều trứng hại gan?
Trước thông tin cho rằng, ăn nhiều trứng vịt có thể gây hại cho gan, BS Hướng khẳng định, chưa có cơ sở khoa học cho thấy trứng hại cho gan. Ở những người sức khỏe hoàn toàn bình thường, ăn trứng không hề có hại, chỉ ở những người có một số bệnh lý thì mới nên hạn chế ăn trứng. Ông đã từng chứng kiến có những người ăn rất nhiều trứng, mê trứng, khi đói có thể ăn đến cả chục quả trứng vịt luộc, nhưng vài năm sau đó đi kiểm tra sức khỏe vẫn không phát hiện gan bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, BS Hướng cho rằng, cũng như tất cả các thực phẩm khác, mọi người chỉ nên ăn trứng vừa phải. Nếu chỉ ăn thiên về một loại thực phẩm gì đều không tốt, mà cần ăn phong phú, đa dạng.
Trứng gà, trứng vịt thành phần cơ bản đều giống nhau, bổ dưỡng như nhau. Với cả hai loại trứng gà, trứng vịt trẻ con hay người lớn chỉ nên ăn 2-3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ ăn một quả. Riêng với con trẻ thì nên cho ăn trứng gà thay trứng vịt, vì dù thành phần cơ bản giống nhau, nhưng trứng vịt được tiêu hóa chậm hơn khiến bé cảm giác no bụng lâu hơn.
Vậy với những trẻ quá yêu thích món trứng, ngày nào cũng ăn thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Theo BS Hướng, việc trẻ ăn quá nhiều trứng, có khi tới chục quả mỗi tuần, tuy chưa có bằng chứng hại cho sức khỏe nhưng cách ăn này là không khoa học và lãng phí. “Cơ thể sẽ không thể tiêu hóa hết năng lượng được nạp từ trứng mà sẽ đào thải ra ngoài. Có những trẻ ăn nhiều trứng đến mức đi đại tiện ra cả trứng. Vì thế, mỗi tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần, mỗi lần không quá một quả là vừa đủ”, BS Hướng nói.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả trứng trong 1 tuần
Chớ ăn lòng đỏ, bỏ lòng trắng
Theo BS Hướng, một số người nghĩ ăn trứng có hại vì trong lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol. Thực ra, cholesterol cũng là một chất có hiệu quả tích cực (khi dùng vừa đủ, hợp lý) nên không hẳn nó có hại với tất cả mọi người. Do cholesterol thường chỉ tích tụ trong máu khi hàm lượng quá nhiều và ở người tuổi trung niên trở đi, còn ở người trẻ, khả năng đào thải cholesterlo rất tốt. Có rất nhiều trẻ em dù béo nhưng khi kiểm tra thì không có tình trạng mỡ máu.
Riêng với những người mắc bệnh về gan, mỡ máu, suy thận, huyết áp cao thì nên ăn ít trứng, vì lượng cholesterol hấp thụ từ lòng đỏ trứng sẽ là nguy cơ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề.
Cùng quan điểm này, BS Vũ Trường Khanh, Phó khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, trong lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Mỗi quả trứng trung bình 17gr chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa. Cơ thể không nên hấp thụ quá 300 miligram cholesterol mỗi ngày. Nếu chỉ cần ăn hai lòng đỏ trứng mỗi sáng đã vượt xa lượng cholesterol được phép hấp thụ, chưa kể các nguồn thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày. Vì thế, tất cả đối tượng, từ trẻ em, phụ nữ mang thai và những người đang có nhu cầu bồi bổ sức khỏe không cần thiết là ngày nào cũng phải ăn trứng gà. Tốt nhất không nên ăn quá 3 lòng đỏ quả trứng gà mỗi tuần, còn lòng trắng trứng thì có thể không hạn chế vì rất tốt đối với sự rắn chắc, phát triển cơ bắp.
Khi ăn trứng thì nên ăn cả quả, không bỏ lòng trắng vì lòng trắng trứng không chứa chất béo, cũng không chứa cholestorol nhưng lại giúp cho cơ bắp phát triển. Vì thế, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên, khi chế biến trứng, nên cố gắng giảm lượng lòng đỏ trứng xuống và ăn nhiều lòng trắng sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
(Theo Dân trí)
Nhân trần và cam thảo: Dùng phối hợp lợi hay hại?
Rất nhiều gia đình hiện có thói quen uống nước nhân trần pha lẫn cam thảo để thay trà với mục đích vừa giải khát, vừa làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi... Mặc dù, theo y học cổ truyền cả hai vị thuốc nhân trần và cam thảo đều rất tốt chữa các chứng bệnh liên quan đến gan, giúp giải độc, tăng cường sức khỏe...Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu không có bệnh và lạm dụng uống nhiều nước nhân trần pha với cam thảo thì hại nhiều hơn lợi.
Có nên pha chung nhân trần với cam thảo?
Cây nhân trần.
Theo Y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, dùng chữa viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, tiểu tiện bí,... Cam thảo có vị ngọt, tính bình (chưa sao), vị ngọt, tính ôn (sau khi đã sao hoặc nướng chín) có tác dụng bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, chống suy nhược...
Mặc dù, cả hai vị thuốc trên đều có những công dụng tốt, tuy nhiên nếu kết hợp lại với nhau thì lại không tốt. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông Y Việt Nam, về nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh. Hơn nữa, việc có thói quen dùng nhân trần cùng cam thảo mà không biết cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc. Điều nguy hại nữa, việc lạm dụng phối hợp nhân trần với cam thảo không phải ai cũng dùng được nhất là với trường hợp bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định. Nguyên do là vì cam thảo có tác dụng giữ nước trong cơ thể, từ đó làm tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim.
Vị thuốc từ nhân trần.
Không lạm dụng nhân trần và cam thảo
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc lạm dụng hai vị thuốc trên đều không có lợi cho cơ thể bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do cam thảo có tác dụng giữ nước trong cơ thể nếu dùng dài ngày có thể gây phù mà lầm tưởng là tăng cân, béo ra. Một số công trình nghiên cứu cho thấy cam thảo còn làm giảm nội tiết tố sinh dục ở nam giới nếu dùng trong thời gian dài dẫn đến những rối loạn sinh dục, làm giảm sức khỏe giới tính của phái nam. Những người hay bị táo bón nếu dùng cam thảo dài ngày nguy cơ làm tăng khả năng táo bón nặng hơn và dẫn đến bị táo bón mạn tính bởi cam thảo có tính ôn (nóng) khi dùng cam thảo đã sao hoặc nướng chín. Các trường hợp viêm thận, viêm gan, phụ nữ bị rối loạn nội tiết hoặc các trường hợp sau khi sử dụng các chế phẩm dạng corticoid để trị các bệnh viêm nhiễm, dị ứng (hen suyễn), đau khớp... nếu dùng thường xuyên và kéo dài bệnh sẽ nặng hơn. Vì cam thảo làm tăng khả năng giữ nước trong cơ thể dẫn đến phù nề.
Vị thuốc từ cam thảo.
Với công dụng là lợi tiểu, mát gan... nhưng nếu dùng nhân trần dài ngày cũng không có lợi cho sức khỏe. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, với phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít. Ngoài ra, nhân trần giúp lợi tiểu, nghĩa là thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải quá nhiều, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến cho thai bị suy dinh dưỡng... Hơn nữa, trên thị trường hiện thuốc từ nhân trần chủ yếu là nhân trần khô, đây là loại rất dễ bị ẩm mốc nên các chủ kinh doanh thường phải dùng thuốc chống ẩm mốc. Hoặc cũng vì lợi nhuận nhiều người đã phun thuốc diệt cỏ vào cây tươi để cây nhanh héo và khô, dễ dàng chặt ra đem bán, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.
Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng, không nên dùng phối hợp nhân trần với cam thảo và không thường xuyên sử dụng làm nước giải khát dùng dài ngày. Đặc biệt, không dùng theo sự mách bảo mà tự chuốc họa vào thân. Khi sử dụng phải theo chỉ định của thầy thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Theo SKĐS
Những mẹo khi ăn lẩu nóng để không hại tới sức khỏe Việc ăn ngay thực phẩm vừa được đun sôi trong nồi lẩu rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản... Mùa đông, lẩu trở thành món khoái khẩu của mọi người. Món ăn nóng hổi với những tiếng xuýt xoa của đồ ăn nóng cũng như hương vị cay mang lại cảm giác thú vị cho người ăn. Tuy...